Sách
Theo truyền thống Phật giáo, nếu Tăng Ni không An cư thì không được tính tuổi hạ, dù tu bao nhiêu lâu. Tuy nhiên, mỗi năm đều An cư, về hình thức, tuổi hạ được đầy đủ, nhưng không đạt được tiến bộ tâm linh thì cũng như không thực hiện đúng nghĩa An cư. Trên bước đường tu, An cư đúng nghĩa, tâm linh phải thăng hoa. Đức Phật chỉ dạy nhiều cách phát huy tâm linh và thực tế chúng ta thấy mỗi thời kỳ có một vị Tổ sư đưa ra phương pháp mới thích hợp với hoàn cảnh của thời kỳ đó.
Phật giáo Việt Nam có truyền thống gần hai ngàn năm đóng góp cho dân tộc; nhưng từ khoảng thập niên 50 về trước, trong một thời gian dài, phần lớn Tăng Ni không An cư và không chọn pháp môn tu và người thăng tiến đường đạo cũng rất hiếm. Ngài Minh Đăng Quang hiện hữu trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, nhận thấy con đường tâm linh của tu sĩ Phật giáo bị bế tắc, các Thầy chỉ đi cúng đám ma; nhưng phục vụ quần chúng như vậy có được kết quả tốt hay không lại là việc khác, vì thực tế người dân chỉ cần Thầy cúng cho đám ma đỡ buồn tẻ, bớt lạnh lẽo mà thôi. Phật giáo thời ấy chỉ đáp ứng yêu cầu này, còn thực chất của việc cầu siêu không được quan tâm, thậm chí Thầy tụng kinh cũng không hiểu ý nghĩa kinh, thì làm sao tụng cho người chết hiểu. Vì vậy, chúng ta chỉ còn tôn giáo hình thức, khó tồn tại lâu dài.
Tổ sư Minh Đăng Quang đã tìm lại nếp sống người tu theo truyền thống Phật giáo. Khi Đức Phật tại thế, Ngài xuất gia, Thành đạo và truyền đạo như thế nào, đó là truyền thống mà tôi muốn nhắc đến. Xuất gia đúng nghĩa phải đạt kết quả là Thành đạo và Thành đạo để truyền đạo. Ngài Minh Đăng Quang nhận chân tinh thần này và đưa ra pháp tu mới. Có thể nói Tổ sư Minh Đăng Quang là người đắc đạo, vì ngài có sở đắc, sở chứng thực sự mới làm được việc lớn. Còn người tu hình thức không thể nào làm được việc gì. Sở đắc là thành quả đạt được từ việc thực hành pháp Phật, được tâm thanh tịnh, giải thoát, hoặc trí sáng suốt thấy đúng diễn biến của mọi việc. Theo tôi, người có sở đắc và lấy đó làm lẽ sống mới dấn thân vượt qua mọi chướng ngại hiểm nguy trên đường hành đạo. Thử nghĩ các Thầy phải làm những việc mình không thích thì việc ấy không đủ sức hấp dẫn mình nhiệt tình làm và làm không kết quả cũng dễ nản lòng. Ngày nào cũng tụng kinh, lễ bái, nhưng không được gì, dễ thoái chuyển và dẫn đến làm điều sai quấy.
Người có sở đắc tự nhiên ham thích sống với pháp Phật, không tiếc thân mạng vì đã thấy đạo Vô thượng quá quý báu cần phải đi đến cho được. Điển hình như Đức Phật mới xuất gia, rời hoàng cung đã phát nguyện không tìm được chân lý thì sẽ không trở lại nơi này. Con đường dấn thân tìm đạo của Ngài vô cùng chông gai. Ai đã một lần hành hương viếng Phật tích ở Ấn Độ sẽ thấy rõ những gian khó mà Đức Phật đã trải qua. Từ chân núi Hy Mã Lạp sơn, Ngài đã đi không dừng cho đến nước Ma Kiệt Đà, khoảng đường này xa hơn từ đây đến Hà Nội, vậy mà Phật đã một thân một mình đi bộ, không một chút tiện nghi nào và quyết tâm đi mãi trên con đường tìm chân lý, thà tan thân mất mạng, chứ không lùi gót trở về.
Ngài Minh Đăng Quang nhận chân được tinh thần này mới đưa ra pháp Khất sĩ. Tu sĩ hệ phái này chấp nhận con đường Tổ đã dấn thân và cũng đi như Tổ. Một số vị Khất sĩ thuộc lớp bậc Thầy mà tôi tiếp xúc đã kể rằng họ đi hành đạo từ nơi này sang nơi khác và không giữ tiền, không ăn chiều, không ăn đồ huyết nhục. Những vị này là người chân tu thực sự và cũng đạt được sở đắc nào đó mới có thể dấn thân tu hành như vậy. Chúng ta không có sở đắc, là người phàm thực sự thì bị nghiệp ập xuống không thể chịu nổi. Thử nghĩ đi mãi không trở lại, không ngủ dưới một gốc cây hai lần, không ăn cơm của một thí chủ hai lần. Con đường tiến đến chân lý cứ đi mãi, nếu còn ăn cơm của một nhà hai lần, còn dừng chân nghỉ ở một nơi mình ưa thích là đã đi lùi. Lớp Thầy của quý vị đã làm được như vậy, vì có lý tưởng và theo đuổi lý tưởng không chán nản, không mệt mỏi, nên đã đạt được kết quả tốt. Bình thường chúng ta quen sống trong nệm ấm, chăn êm, được tiện nghi phục vụ đầy đủ. Nhưng khi xuất gia, từ bỏ tất cả tiện nghi vật chất, nếu là người có thể thấy đạo và tiến xa được thì phải có tâm hồn hướng thượng, từ bỏ tiện nghi vật chất và dấn thân hành đạo. Trên con đường thiên lý đi mãi đến ngộ đạo cũng là con đường tâm linh dẫn chúng ta đi. Thuở nhỏ, tôi cũng mang ý chí này, 12 tuổi mà không biết sợ gì, đi học đạo từ chùa này sang chùa khác, nên tôi cảm thông được những vị có chí nguyện thuộc phái Khất sĩ.
Một số Thầy Bắc tông cho rằng các Thầy Khất sĩ không học, chỉ đi, nhưng tại sao quần chúng lại theo họ. Theo tôi, vì những người này có sở đắc. Người đi đường tâm linh tìm đạo, tạo thành sức thuyết phục người khác một cách lạ lùng. Thật vậy, tôi gặp những vị Khất sĩ không học, nhưng có sức thuyết phục quần chúng, họ chỉ có tâm hồn hướng thượng và dấn thân hành đạo. Theo kinh nghiệm bản thân tôi thì người tu phải thích thú mặc áo Phật, sống đời phạm hạnh và an trú trong lý tưởng đạo mới dẫn chúng ta đến kết quả vượt hơn những gì bình thường của con người.
Bước đầu tôi tu như vậy, nhưng tiến sang giai đoạn hai, tôi chuyển hướng để mở ra con đường mới cho mình bằng cách quay lại học pháp Phật ở Phật học đường. Vì thấy tự ta không tìm thấy chân lý, nên phải nghiên tầm giáo pháp. Thật vậy, nếu cứ đi mãi như thế, thấy chơi vơi trong bể khổ, nghĩa là bị bế tắc, nên tôi trở lại tu học, bắt đầu lấy việc nghiên cứu kinh điển làm chính.
Dấn thân trên con đường thiên lý, Đức Phật một thân một mình bất chấp sương gió hiểm nguy và Ngài tìm được chân lý dễ dàng, vì Ngài là bậc đã vượt khỏi Nhà lửa tam giới, còn chúng ta không làm nổi như Phật. Từ đây bắt đầu tự xác định lại vị trí của chúng ta. Chúng ta thuộc hàng trung căn và hạ căn, tự ta không phát minh được; vì vậy, phải nương kinh nghiệm, kết quả của người đi trước để ứng dụng cho mình thì cũng được lợi lạc. Từ sự chuyển hướng đi mãi sang ở một chỗ, tôi có thì giờ đọc tụng kinh điển. Tuy cùng học một lớp, nhưng huynh đệ tôi chỉ ngồi cho có mặt, đầu nghĩ chuyện khác, thực uổng phí công Thầy truyền trao sở đắc và cũng uổng phí cả cuộc đời tu hành của họ. Thiết nghĩ không học thì thôi, nhưng học thì phải học đàng hoàng, lóng nghe và để tâm suy nghĩ. Dù người dạy có nói sai cũng nghe để chúng ta tránh sai lầm như vậy. Học cho có mặt thì tự thua từ ban đầu, không đáng kể. Hoặc học quyết tâm lấy bằng cấp để thấy mình hơn thiên hạ, hay dễ kiếm ăn hơn, thì cuộc đời họ cũng chỉ dùng để kiếm ăn, cũng coi như bỏ đi.
Còn chúng ta học để tu, lấy học làm kinh nghiệm đốt giai đoạn. Vì chúng ta không biết như Phật, như Tổ sư, phải học thành quả của các Ngài, chúng ta sẽ có được kinh nghiệm đúng đắn để ứng dụng cho riêng mình thì sẽ đạt kết quả nhanh hơn. Theo kinh nghiệm tôi, chúng ta tự tu thì làm đúng năm lần, chỉ làm sai một lần, coi như mất tất cả. Nhưng nương theo Phật, theo kinh điển tu hành giống như sử dụng bản đồ để vượt đường hiểm sanh tử, dùng công đức có sẵn của Phật, của Tổ để lại để phát triển tâm linh mình. Nếu giong ruổi mãi con đường thiên lý thì tôi không có được sự hiểu biết như ngày nay. Nhờ trải qua hơn năm mươi năm đọc kinh Phật, lời dạy của Tổ sư, lấy tất cả kinh nghiệm của các bậc tiền bối ứng dụng vào cuộc sống, cái được trước mắt cho tôi là không bị lạc hướng. Bản thân tôi đã thành công nhờ biết chuyển hướng đúng, từ việc tự đi tìm chân lý đổi sang việc nương Thầy bạn để phát triển tri thức và đạo đức cho mình. Thiết nghĩ các anh em cũng phải như thế. Tổ Minh Đăng Quang tự tìm chân lý, nhưng thực sự ngài cũng đã đọc tụng kinh điển, nếu không thì làm sao ngài viết được bộ Chân Lý man mác lời Phật dạy trong toàn bộ luận này.
Nếu thấy mình là hàng thượng căn, thượng trí tự vượt được đường hiểm sanh tử thì đi con đường của Phật. Còn hàng trung hạ thì nương kinh điển, tức theo con đường của Tổ sư, căn cứ vào thành quả của Tổ mà phát huy bản thân mình. Tôi nhận ra vị trí của mình, nên không tự đi mà đi theo con đường thứ hai, ép mình vào khuôn giáo pháp để phát huy khả năng đạo hạnh, đạt được những thành công nhất định. Không tu hình thức, nhưng phải tu cho đạt kết quả bằng cách làm theo Phật, theo Tổ.
Và nương theo Phật, theo Tổ, chúng ta thấy gì? Rõ ràng là Phật, Tổ và Thầy đều hành đạo trên căn bản tùy duyên. Tùy duyên là tùy hoàn cảnh. Nếu là bậc Toàn giác như Phật thì Ngài làm những việc của Phật làm, hoàn cảnh của các vị Tổ sư khác nên các ngài lập giáo khai tông cũng khác để việc tu hành đạt kết quả tốt. Vì hoàn cảnh từng người khác nhau, nên pháp tu và việc làm phải khác nhau. Tôi thuyết pháp được không phải vì giỏi, nhưng vì nhân duyên của tôi làm việc ấy, nên làm thành công. Còn Sư này giáo hóa được người dân tộc thiểu số, vì Sư thích hợp với việc này, người dân tộc thấy Sư là phát tâm. Hoặc có vị chỉ thích hợp với việc ngồi yên tĩnh, không đi hoằng hóa độ sanh được. Tuy nhiên, tất cả đều là pháp Phật dẫn đến cứu cánh giác ngộ, giải thoát sanh tử.
Đức Phật của chúng ta cũng theo nhân duyên mà hành đạo, nhưng nhân duyên của Phật và nhân duyên của ta khác. Quý Thầy cần cân nhắc ý này. Đương nhiên thấy nhân duyên là thấy pháp. Và Phật thấy rõ nhân duyên, còn chúng ta chưa thấy nhân duyên, nhưng nương theo Phật, chúng ta cũng thấy được nhân duyên qua cảm tính. Khi tâm chúng ta lắng yên sẽ thấy rõ lý nhân duyên Phật dạy. Kinh nghiệm bản thân tôi quán nhân duyên, ban đầu đến chùa quan sát xem cảnh chùa và nếp sống của chúng ở đó có thích hợp với ta hay không. Nếu thích hợp là có duyên thì ở, hết duyên thì đi, không tranh chấp, không nói phải trái; cho đến thế giới này, còn duyên thì ta sống, hết duyên cũng bỏ đi, vì đây chỉ là quán trọ. Quán sát như vậy, chúng ta đến đâu cảm thấy mến cảnh, thích pháp môn tu và bạn đồng tu cũng mến ta là thuận duyên, ở đó tu được. Nghịch duyên là những điều trên không có đủ, chúng ta rời bỏ nơi đó để phiền não đừng phát sanh.
Áp dụng tinh thần tùy duyên, có lúc tôi giảng kinh, có lúc trì kinh; vì giảng được mà bỏ qua cơ hội hướng dẫn người tu học tinh ba Phật pháp thì trái với hạnh Phật, nhưng giảng kinh mà bị làm khó dễ thì đừng giảng. Tôi thuyết pháp trên ba mươi năm bình yên nhờ biết theo nhân duyên hành đạo, xin nhắc nhở quý Thầy. Phật và Tổ cũng vậy, tùy chỗ mà đến. Ta đến Ta bà hay sanh trên cuộc đời này, hoặc ta đến Tây phương Cực Lạc, hay nước Chúng Hương; mỗi thế giới đều có cách sống khác nhau. Ở Ta bà thì tất yếu phải nghe Phật Thích Ca dạy để vượt được khó khăn của ngũ trược mà tu cho đắc đạo. Ở Tây phương Tịnh độ thì phải theo hoàn cảnh sống của nơi đó và theo lời dạy của Phật Di Đà. Không thể qua Tây phương mà nói tôi ở Ta bà đâu dám sống cao sang, vì Phật Thích Ca dạy tôi không ăn cơm một nhà hai lần, không ngủ một gốc cây hai đêm và phải đi mãi không dừng.
Theo Phật Thích Ca mô tả thì nước Cực Lạc của Phật Di Đà sang trọng quá, hoàn toàn khác hẳn thế giới chúng ta đang sống thực xấu xí, dơ bẩn, đầy hầm hố gai chông. Vì vậy, có Hòa thượng, Thượng tọa hỏi tôi rằng nếu vãng sanh về Cực Lạc sang trọng như vậy thì chắc là chúng ta cảm thấy kỳ lạ và sợ lắm nhỉ. Tôi có cảm giác như ta đang quen với nếp sống khổ hạnh mà vào khách sạn năm sao đã thấy không phải là chỗ của mình. Tôi trả lời rằng ở cõi Cực Lạc có tiện nghi gấp trăm ngàn lần khách sạn năm sao. Nghe vậy, Hòa thượng khác hỏi như vậy làm sao tu được! Một câu hỏi thực dễ thương. Tôi quả quyết với các ngài rằng tiện nghi nhiều thì càng dễ tu, vì thời gian dành cho việc tu của chúng ta được nhiều hơn. Tiện nghi thiếu thốn thì việc tu của ta khó khăn hơn, đơn giản như phải mất cả buổi sáng để đi khất thực mới có một bát cơm. Nhưng chúng ta có tịnh xá, đàn việt đến cúng dường, quý Thầy còn nhiều thì giờ để tụng kinh, hay tham Thiền, đọc sách mà vẫn có được cuộc sống vật chất theo tinh thần tri túc của người tu.
Vì vậy, theo kinh diễn tả tất cả thế giới của chư Phật đều khác hẳn, trừ thế giới Ta bà của Phật Thích Ca. Thế giới Phật mười phương đều đầy đủ tiện nghi giúp chúng ta tu hành dễ dàng thăng tiến tâm linh, đắc đạo, không phải để làm chúng ta hưởng thụ sa đọa. Với người tầm thường, tiện nghi làm họ sanh ra lười biếng. Xưa kia, người ta đi bộ từ làng này sang làm khác thực xa là việc bình thường, nhưng ngày nay, ở gần một bên mà cũng phải đi xe. Tuy nhiên, chúng ta chê trách tiện nghi là sai lầm lớn, vì nhờ nó, chúng ta đốt giai đoạn, làm được nhiều việc lợi lạc cho người. Thí dụ nhờ tiện nghi xe cộ, 6 giờ sáng tôi đến đây giảng và giảng xong, 8 giờ tôi lên xe đi giảng tiếp ở Ngọc Phương. Sáng sớm ngày mai, tôi ra chứng minh Đại hội Phật giáo ở Huế, đi máy bay chỉ mất một tiếng và dự lễ xong, chiều trở về thành phố để sáng mốt lại tiếp tục đi giảng ở tỉnh khác. Tiện nghi vật chất giúp chúng ta làm đạo được nhiều hơn.
Tôi nghĩ rằng ở Tây phương Cực Lạc tu dễ hơn. Ở đó tu bằng cách sáng lấy túi đựng hoa trời và đi cúng dường chư Phật mười phương mà trở về Cực Lạc vẫn còn kịp dùng cơm trưa và kinh hành. Còn ở Ta bà, chúng ta đi đâu xa cũng sợ về trễ giờ ngọ. Ở Tây phương, việc nhẹ nhàng quá, vì tiện nghi do công đức của Phật Di Đà trang nghiêm đầy đủ, nên không có việc cho người làm. Vì vậy, Phật Di Đà chọn việc đi cúng dường nơi khác để tác động cho người phát tâm. Đây là việc vô cùng quan trọng mà tôi muốn nhắc nhở quý Thầy. Làm việc từ thiện xã hội đến nơi cần chúng ta giúp cũng nhằm mục tiêu làm cho người phát tâm.
Tại sao Phật Di Đà đặt ra việc đó. Tôi suy nghĩ nhận ra ý này. Những người ở Cực Lạc hứng lấy hoa trời và đem cúng dường chư Phật mười phương thể hiện ý nghĩa cúng dường rất quan trọng. Thật vậy, tất cả Phật hóa sanh ở các thế giới khổ đau để giáo hóa chúng sanh như Phật Thích Ca sanh vào Ta bà là thế giới đầy khổ đau nghiệp chướng thì rất cần sự trợ lực của chư Phật ở thế giới khác. Đơn giản cho dễ hiểu như có Thầy làm đạo ở vùng dân chúng nghèo đói, tham lam, hung dữ thì nhất định cần phải có sự hỗ trợ của những Thầy khác nhiều phước đức mới có thể vững vàng hành đạo ở đó và làm cho người dân tin tưởng vào khả năng và lòng Từ của Sư trụ trì mà họ phát tâm theo Phật, theo Thầy. Nhưng hiện nay cũng có một số Thầy không làm cho người phát tâm, mà lại làm họ bất mãn, vì đến tranh chấp những việc không hợp tình hợp lý. Thậm chí còn đưa ra chính quyền giải quyết, thực xấu hổ. Ta là tu sĩ nhưng thưa dân hay bị dân kiện thì còn gì là đệ tử Phật.
Những người ở Tây phương đến giúp người tu chân chánh, tạo thắng duyên cho họ phát tâm, nghĩa là họ nhờ người tu, nhờ pháp Phật mà cuộc sống vật chất phát triển và tâm linh thăng hoa. Phật Di Đà chỉ đạo cho người Tây phương nên làm như vậy. Thực tế cho thấy nếu ta tự kiếm tiền thực khó, tự tạo công đức cũng khó, nhưng có vị chân tu nhiều tài trí, nhiều phước đức giúp đỡ thì cuộc sống ta theo đó phát triển dễ dàng, làm sao không phát tâm thương quý vị ân sư như vậy.
Ở thế giới này tu, chúng ta có vô vàn khó khăn chướng ngại; nhưng ở Cực Lạc có quá nhiều tiện nghi dư thừa được diễn tả bằng hình ảnh hoa trời rơi xuống, gió thổi qua lại có hoa trời khác rơi xuống, cứ như vậy liên tục. Nhưng đối với người ở Ta bà thiếu thốn vô cùng thì chúng ta tận dụng những phần dư thừa diễn tả bằng hình ảnh hoa trời rơi của Cực Lạc cũng trở thành sung túc. Điều này cũng nhắc chúng ta tận dụng những thứ mình không cần để giúp người khác được dễ dàng trong việc tu hành; hành đạo như vậy, chắc chắn đạt được phước đức nhanh chóng.
Điểm thứ hai tôi tâm đắc là ở Tây phương được ở chung với các bậc thượng thiện nhân là những người tốt, giỏi, ta sẽ học được với họ nhiều điều hay và chắc chắn họ không gây phiền hà cho ta. Thử nghĩ ở chung với người dữ, dốt thì phiền vô cùng. Gần thiện tri thức như vậy, chúng thăng tiến dễ dàng, nhanh chóng, nên Phật Thích Ca nói rằng ai về Cực Lạc cũng được như các vị thượng thiện nhân.
Năm nay có đủ duyên lành khiến tôi dịch kinh Di Đà. Đến Mỹ thăm các nhà lãnh đạo tôn giáo, tôi đã đến New York, nơi có tòa nhà thương mại sụp đổ làm chết nhiều người, khiến tôi nghĩ niệm Phật Di Đà cầu nguyện cho họ vãng sanh. Và ở Việt Nam, đến các chùa đều thờ vong, tôi nghĩ tụng kinh khác thì chủ yếu Phật dạy pháp tu cho người sống, không phải dành cho người chết. Hướng tâm đến việc nhắc nhở người chết cũng là lý do tôi soạn kinh Di Đà. Từ trước đến nay, các chùa Bắc tông đều tụng kinh Di Đà, nhưng tụng âm chữ Hán. Nhưng thử nghĩ ta tụng kinh này cho ai nghe. Chắc chắn không phải tụng cho Phật, vì Phật đã nói kinh này cho chúng ta. Rất ít người hiểu chữ Hán và cũng có nhiều Thầy nhờ tôi dịch kinh Di Đà và soạn nghi thức tụng kinh cầu siêu, gửi cho mỗi vị trong trường hạ một bản để cùng nhau thực hành pháp môn Tịnh độ, hoặc phổ biến cho hàng Phật tử tại gia, nếu có duyên với Phật Di Đà và muốn sanh về cảnh giới Cực Lạc.
(Bài giảng tại trường hạ tịnh xá Trung Tâm, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, ngày 16-6-2002)
Phật giáo Việt Nam có truyền thống gần hai ngàn năm đóng góp cho dân tộc; nhưng từ khoảng thập niên 50 về trước, trong một thời gian dài, phần lớn Tăng Ni không An cư và không chọn pháp môn tu và người thăng tiến đường đạo cũng rất hiếm. Ngài Minh Đăng Quang hiện hữu trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, nhận thấy con đường tâm linh của tu sĩ Phật giáo bị bế tắc, các Thầy chỉ đi cúng đám ma; nhưng phục vụ quần chúng như vậy có được kết quả tốt hay không lại là việc khác, vì thực tế người dân chỉ cần Thầy cúng cho đám ma đỡ buồn tẻ, bớt lạnh lẽo mà thôi. Phật giáo thời ấy chỉ đáp ứng yêu cầu này, còn thực chất của việc cầu siêu không được quan tâm, thậm chí Thầy tụng kinh cũng không hiểu ý nghĩa kinh, thì làm sao tụng cho người chết hiểu. Vì vậy, chúng ta chỉ còn tôn giáo hình thức, khó tồn tại lâu dài.
Tổ sư Minh Đăng Quang đã tìm lại nếp sống người tu theo truyền thống Phật giáo. Khi Đức Phật tại thế, Ngài xuất gia, Thành đạo và truyền đạo như thế nào, đó là truyền thống mà tôi muốn nhắc đến. Xuất gia đúng nghĩa phải đạt kết quả là Thành đạo và Thành đạo để truyền đạo. Ngài Minh Đăng Quang nhận chân tinh thần này và đưa ra pháp tu mới. Có thể nói Tổ sư Minh Đăng Quang là người đắc đạo, vì ngài có sở đắc, sở chứng thực sự mới làm được việc lớn. Còn người tu hình thức không thể nào làm được việc gì. Sở đắc là thành quả đạt được từ việc thực hành pháp Phật, được tâm thanh tịnh, giải thoát, hoặc trí sáng suốt thấy đúng diễn biến của mọi việc. Theo tôi, người có sở đắc và lấy đó làm lẽ sống mới dấn thân vượt qua mọi chướng ngại hiểm nguy trên đường hành đạo. Thử nghĩ các Thầy phải làm những việc mình không thích thì việc ấy không đủ sức hấp dẫn mình nhiệt tình làm và làm không kết quả cũng dễ nản lòng. Ngày nào cũng tụng kinh, lễ bái, nhưng không được gì, dễ thoái chuyển và dẫn đến làm điều sai quấy.
Người có sở đắc tự nhiên ham thích sống với pháp Phật, không tiếc thân mạng vì đã thấy đạo Vô thượng quá quý báu cần phải đi đến cho được. Điển hình như Đức Phật mới xuất gia, rời hoàng cung đã phát nguyện không tìm được chân lý thì sẽ không trở lại nơi này. Con đường dấn thân tìm đạo của Ngài vô cùng chông gai. Ai đã một lần hành hương viếng Phật tích ở Ấn Độ sẽ thấy rõ những gian khó mà Đức Phật đã trải qua. Từ chân núi Hy Mã Lạp sơn, Ngài đã đi không dừng cho đến nước Ma Kiệt Đà, khoảng đường này xa hơn từ đây đến Hà Nội, vậy mà Phật đã một thân một mình đi bộ, không một chút tiện nghi nào và quyết tâm đi mãi trên con đường tìm chân lý, thà tan thân mất mạng, chứ không lùi gót trở về.
Ngài Minh Đăng Quang nhận chân được tinh thần này mới đưa ra pháp Khất sĩ. Tu sĩ hệ phái này chấp nhận con đường Tổ đã dấn thân và cũng đi như Tổ. Một số vị Khất sĩ thuộc lớp bậc Thầy mà tôi tiếp xúc đã kể rằng họ đi hành đạo từ nơi này sang nơi khác và không giữ tiền, không ăn chiều, không ăn đồ huyết nhục. Những vị này là người chân tu thực sự và cũng đạt được sở đắc nào đó mới có thể dấn thân tu hành như vậy. Chúng ta không có sở đắc, là người phàm thực sự thì bị nghiệp ập xuống không thể chịu nổi. Thử nghĩ đi mãi không trở lại, không ngủ dưới một gốc cây hai lần, không ăn cơm của một thí chủ hai lần. Con đường tiến đến chân lý cứ đi mãi, nếu còn ăn cơm của một nhà hai lần, còn dừng chân nghỉ ở một nơi mình ưa thích là đã đi lùi. Lớp Thầy của quý vị đã làm được như vậy, vì có lý tưởng và theo đuổi lý tưởng không chán nản, không mệt mỏi, nên đã đạt được kết quả tốt. Bình thường chúng ta quen sống trong nệm ấm, chăn êm, được tiện nghi phục vụ đầy đủ. Nhưng khi xuất gia, từ bỏ tất cả tiện nghi vật chất, nếu là người có thể thấy đạo và tiến xa được thì phải có tâm hồn hướng thượng, từ bỏ tiện nghi vật chất và dấn thân hành đạo. Trên con đường thiên lý đi mãi đến ngộ đạo cũng là con đường tâm linh dẫn chúng ta đi. Thuở nhỏ, tôi cũng mang ý chí này, 12 tuổi mà không biết sợ gì, đi học đạo từ chùa này sang chùa khác, nên tôi cảm thông được những vị có chí nguyện thuộc phái Khất sĩ.
Một số Thầy Bắc tông cho rằng các Thầy Khất sĩ không học, chỉ đi, nhưng tại sao quần chúng lại theo họ. Theo tôi, vì những người này có sở đắc. Người đi đường tâm linh tìm đạo, tạo thành sức thuyết phục người khác một cách lạ lùng. Thật vậy, tôi gặp những vị Khất sĩ không học, nhưng có sức thuyết phục quần chúng, họ chỉ có tâm hồn hướng thượng và dấn thân hành đạo. Theo kinh nghiệm bản thân tôi thì người tu phải thích thú mặc áo Phật, sống đời phạm hạnh và an trú trong lý tưởng đạo mới dẫn chúng ta đến kết quả vượt hơn những gì bình thường của con người.
Bước đầu tôi tu như vậy, nhưng tiến sang giai đoạn hai, tôi chuyển hướng để mở ra con đường mới cho mình bằng cách quay lại học pháp Phật ở Phật học đường. Vì thấy tự ta không tìm thấy chân lý, nên phải nghiên tầm giáo pháp. Thật vậy, nếu cứ đi mãi như thế, thấy chơi vơi trong bể khổ, nghĩa là bị bế tắc, nên tôi trở lại tu học, bắt đầu lấy việc nghiên cứu kinh điển làm chính.
Dấn thân trên con đường thiên lý, Đức Phật một thân một mình bất chấp sương gió hiểm nguy và Ngài tìm được chân lý dễ dàng, vì Ngài là bậc đã vượt khỏi Nhà lửa tam giới, còn chúng ta không làm nổi như Phật. Từ đây bắt đầu tự xác định lại vị trí của chúng ta. Chúng ta thuộc hàng trung căn và hạ căn, tự ta không phát minh được; vì vậy, phải nương kinh nghiệm, kết quả của người đi trước để ứng dụng cho mình thì cũng được lợi lạc. Từ sự chuyển hướng đi mãi sang ở một chỗ, tôi có thì giờ đọc tụng kinh điển. Tuy cùng học một lớp, nhưng huynh đệ tôi chỉ ngồi cho có mặt, đầu nghĩ chuyện khác, thực uổng phí công Thầy truyền trao sở đắc và cũng uổng phí cả cuộc đời tu hành của họ. Thiết nghĩ không học thì thôi, nhưng học thì phải học đàng hoàng, lóng nghe và để tâm suy nghĩ. Dù người dạy có nói sai cũng nghe để chúng ta tránh sai lầm như vậy. Học cho có mặt thì tự thua từ ban đầu, không đáng kể. Hoặc học quyết tâm lấy bằng cấp để thấy mình hơn thiên hạ, hay dễ kiếm ăn hơn, thì cuộc đời họ cũng chỉ dùng để kiếm ăn, cũng coi như bỏ đi.
Còn chúng ta học để tu, lấy học làm kinh nghiệm đốt giai đoạn. Vì chúng ta không biết như Phật, như Tổ sư, phải học thành quả của các Ngài, chúng ta sẽ có được kinh nghiệm đúng đắn để ứng dụng cho riêng mình thì sẽ đạt kết quả nhanh hơn. Theo kinh nghiệm tôi, chúng ta tự tu thì làm đúng năm lần, chỉ làm sai một lần, coi như mất tất cả. Nhưng nương theo Phật, theo kinh điển tu hành giống như sử dụng bản đồ để vượt đường hiểm sanh tử, dùng công đức có sẵn của Phật, của Tổ để lại để phát triển tâm linh mình. Nếu giong ruổi mãi con đường thiên lý thì tôi không có được sự hiểu biết như ngày nay. Nhờ trải qua hơn năm mươi năm đọc kinh Phật, lời dạy của Tổ sư, lấy tất cả kinh nghiệm của các bậc tiền bối ứng dụng vào cuộc sống, cái được trước mắt cho tôi là không bị lạc hướng. Bản thân tôi đã thành công nhờ biết chuyển hướng đúng, từ việc tự đi tìm chân lý đổi sang việc nương Thầy bạn để phát triển tri thức và đạo đức cho mình. Thiết nghĩ các anh em cũng phải như thế. Tổ Minh Đăng Quang tự tìm chân lý, nhưng thực sự ngài cũng đã đọc tụng kinh điển, nếu không thì làm sao ngài viết được bộ Chân Lý man mác lời Phật dạy trong toàn bộ luận này.
Nếu thấy mình là hàng thượng căn, thượng trí tự vượt được đường hiểm sanh tử thì đi con đường của Phật. Còn hàng trung hạ thì nương kinh điển, tức theo con đường của Tổ sư, căn cứ vào thành quả của Tổ mà phát huy bản thân mình. Tôi nhận ra vị trí của mình, nên không tự đi mà đi theo con đường thứ hai, ép mình vào khuôn giáo pháp để phát huy khả năng đạo hạnh, đạt được những thành công nhất định. Không tu hình thức, nhưng phải tu cho đạt kết quả bằng cách làm theo Phật, theo Tổ.
Và nương theo Phật, theo Tổ, chúng ta thấy gì? Rõ ràng là Phật, Tổ và Thầy đều hành đạo trên căn bản tùy duyên. Tùy duyên là tùy hoàn cảnh. Nếu là bậc Toàn giác như Phật thì Ngài làm những việc của Phật làm, hoàn cảnh của các vị Tổ sư khác nên các ngài lập giáo khai tông cũng khác để việc tu hành đạt kết quả tốt. Vì hoàn cảnh từng người khác nhau, nên pháp tu và việc làm phải khác nhau. Tôi thuyết pháp được không phải vì giỏi, nhưng vì nhân duyên của tôi làm việc ấy, nên làm thành công. Còn Sư này giáo hóa được người dân tộc thiểu số, vì Sư thích hợp với việc này, người dân tộc thấy Sư là phát tâm. Hoặc có vị chỉ thích hợp với việc ngồi yên tĩnh, không đi hoằng hóa độ sanh được. Tuy nhiên, tất cả đều là pháp Phật dẫn đến cứu cánh giác ngộ, giải thoát sanh tử.
Đức Phật của chúng ta cũng theo nhân duyên mà hành đạo, nhưng nhân duyên của Phật và nhân duyên của ta khác. Quý Thầy cần cân nhắc ý này. Đương nhiên thấy nhân duyên là thấy pháp. Và Phật thấy rõ nhân duyên, còn chúng ta chưa thấy nhân duyên, nhưng nương theo Phật, chúng ta cũng thấy được nhân duyên qua cảm tính. Khi tâm chúng ta lắng yên sẽ thấy rõ lý nhân duyên Phật dạy. Kinh nghiệm bản thân tôi quán nhân duyên, ban đầu đến chùa quan sát xem cảnh chùa và nếp sống của chúng ở đó có thích hợp với ta hay không. Nếu thích hợp là có duyên thì ở, hết duyên thì đi, không tranh chấp, không nói phải trái; cho đến thế giới này, còn duyên thì ta sống, hết duyên cũng bỏ đi, vì đây chỉ là quán trọ. Quán sát như vậy, chúng ta đến đâu cảm thấy mến cảnh, thích pháp môn tu và bạn đồng tu cũng mến ta là thuận duyên, ở đó tu được. Nghịch duyên là những điều trên không có đủ, chúng ta rời bỏ nơi đó để phiền não đừng phát sanh.
Áp dụng tinh thần tùy duyên, có lúc tôi giảng kinh, có lúc trì kinh; vì giảng được mà bỏ qua cơ hội hướng dẫn người tu học tinh ba Phật pháp thì trái với hạnh Phật, nhưng giảng kinh mà bị làm khó dễ thì đừng giảng. Tôi thuyết pháp trên ba mươi năm bình yên nhờ biết theo nhân duyên hành đạo, xin nhắc nhở quý Thầy. Phật và Tổ cũng vậy, tùy chỗ mà đến. Ta đến Ta bà hay sanh trên cuộc đời này, hoặc ta đến Tây phương Cực Lạc, hay nước Chúng Hương; mỗi thế giới đều có cách sống khác nhau. Ở Ta bà thì tất yếu phải nghe Phật Thích Ca dạy để vượt được khó khăn của ngũ trược mà tu cho đắc đạo. Ở Tây phương Tịnh độ thì phải theo hoàn cảnh sống của nơi đó và theo lời dạy của Phật Di Đà. Không thể qua Tây phương mà nói tôi ở Ta bà đâu dám sống cao sang, vì Phật Thích Ca dạy tôi không ăn cơm một nhà hai lần, không ngủ một gốc cây hai đêm và phải đi mãi không dừng.
Theo Phật Thích Ca mô tả thì nước Cực Lạc của Phật Di Đà sang trọng quá, hoàn toàn khác hẳn thế giới chúng ta đang sống thực xấu xí, dơ bẩn, đầy hầm hố gai chông. Vì vậy, có Hòa thượng, Thượng tọa hỏi tôi rằng nếu vãng sanh về Cực Lạc sang trọng như vậy thì chắc là chúng ta cảm thấy kỳ lạ và sợ lắm nhỉ. Tôi có cảm giác như ta đang quen với nếp sống khổ hạnh mà vào khách sạn năm sao đã thấy không phải là chỗ của mình. Tôi trả lời rằng ở cõi Cực Lạc có tiện nghi gấp trăm ngàn lần khách sạn năm sao. Nghe vậy, Hòa thượng khác hỏi như vậy làm sao tu được! Một câu hỏi thực dễ thương. Tôi quả quyết với các ngài rằng tiện nghi nhiều thì càng dễ tu, vì thời gian dành cho việc tu của chúng ta được nhiều hơn. Tiện nghi thiếu thốn thì việc tu của ta khó khăn hơn, đơn giản như phải mất cả buổi sáng để đi khất thực mới có một bát cơm. Nhưng chúng ta có tịnh xá, đàn việt đến cúng dường, quý Thầy còn nhiều thì giờ để tụng kinh, hay tham Thiền, đọc sách mà vẫn có được cuộc sống vật chất theo tinh thần tri túc của người tu.
Vì vậy, theo kinh diễn tả tất cả thế giới của chư Phật đều khác hẳn, trừ thế giới Ta bà của Phật Thích Ca. Thế giới Phật mười phương đều đầy đủ tiện nghi giúp chúng ta tu hành dễ dàng thăng tiến tâm linh, đắc đạo, không phải để làm chúng ta hưởng thụ sa đọa. Với người tầm thường, tiện nghi làm họ sanh ra lười biếng. Xưa kia, người ta đi bộ từ làng này sang làm khác thực xa là việc bình thường, nhưng ngày nay, ở gần một bên mà cũng phải đi xe. Tuy nhiên, chúng ta chê trách tiện nghi là sai lầm lớn, vì nhờ nó, chúng ta đốt giai đoạn, làm được nhiều việc lợi lạc cho người. Thí dụ nhờ tiện nghi xe cộ, 6 giờ sáng tôi đến đây giảng và giảng xong, 8 giờ tôi lên xe đi giảng tiếp ở Ngọc Phương. Sáng sớm ngày mai, tôi ra chứng minh Đại hội Phật giáo ở Huế, đi máy bay chỉ mất một tiếng và dự lễ xong, chiều trở về thành phố để sáng mốt lại tiếp tục đi giảng ở tỉnh khác. Tiện nghi vật chất giúp chúng ta làm đạo được nhiều hơn.
Tôi nghĩ rằng ở Tây phương Cực Lạc tu dễ hơn. Ở đó tu bằng cách sáng lấy túi đựng hoa trời và đi cúng dường chư Phật mười phương mà trở về Cực Lạc vẫn còn kịp dùng cơm trưa và kinh hành. Còn ở Ta bà, chúng ta đi đâu xa cũng sợ về trễ giờ ngọ. Ở Tây phương, việc nhẹ nhàng quá, vì tiện nghi do công đức của Phật Di Đà trang nghiêm đầy đủ, nên không có việc cho người làm. Vì vậy, Phật Di Đà chọn việc đi cúng dường nơi khác để tác động cho người phát tâm. Đây là việc vô cùng quan trọng mà tôi muốn nhắc nhở quý Thầy. Làm việc từ thiện xã hội đến nơi cần chúng ta giúp cũng nhằm mục tiêu làm cho người phát tâm.
Tại sao Phật Di Đà đặt ra việc đó. Tôi suy nghĩ nhận ra ý này. Những người ở Cực Lạc hứng lấy hoa trời và đem cúng dường chư Phật mười phương thể hiện ý nghĩa cúng dường rất quan trọng. Thật vậy, tất cả Phật hóa sanh ở các thế giới khổ đau để giáo hóa chúng sanh như Phật Thích Ca sanh vào Ta bà là thế giới đầy khổ đau nghiệp chướng thì rất cần sự trợ lực của chư Phật ở thế giới khác. Đơn giản cho dễ hiểu như có Thầy làm đạo ở vùng dân chúng nghèo đói, tham lam, hung dữ thì nhất định cần phải có sự hỗ trợ của những Thầy khác nhiều phước đức mới có thể vững vàng hành đạo ở đó và làm cho người dân tin tưởng vào khả năng và lòng Từ của Sư trụ trì mà họ phát tâm theo Phật, theo Thầy. Nhưng hiện nay cũng có một số Thầy không làm cho người phát tâm, mà lại làm họ bất mãn, vì đến tranh chấp những việc không hợp tình hợp lý. Thậm chí còn đưa ra chính quyền giải quyết, thực xấu hổ. Ta là tu sĩ nhưng thưa dân hay bị dân kiện thì còn gì là đệ tử Phật.
Những người ở Tây phương đến giúp người tu chân chánh, tạo thắng duyên cho họ phát tâm, nghĩa là họ nhờ người tu, nhờ pháp Phật mà cuộc sống vật chất phát triển và tâm linh thăng hoa. Phật Di Đà chỉ đạo cho người Tây phương nên làm như vậy. Thực tế cho thấy nếu ta tự kiếm tiền thực khó, tự tạo công đức cũng khó, nhưng có vị chân tu nhiều tài trí, nhiều phước đức giúp đỡ thì cuộc sống ta theo đó phát triển dễ dàng, làm sao không phát tâm thương quý vị ân sư như vậy.
Ở thế giới này tu, chúng ta có vô vàn khó khăn chướng ngại; nhưng ở Cực Lạc có quá nhiều tiện nghi dư thừa được diễn tả bằng hình ảnh hoa trời rơi xuống, gió thổi qua lại có hoa trời khác rơi xuống, cứ như vậy liên tục. Nhưng đối với người ở Ta bà thiếu thốn vô cùng thì chúng ta tận dụng những phần dư thừa diễn tả bằng hình ảnh hoa trời rơi của Cực Lạc cũng trở thành sung túc. Điều này cũng nhắc chúng ta tận dụng những thứ mình không cần để giúp người khác được dễ dàng trong việc tu hành; hành đạo như vậy, chắc chắn đạt được phước đức nhanh chóng.
Điểm thứ hai tôi tâm đắc là ở Tây phương được ở chung với các bậc thượng thiện nhân là những người tốt, giỏi, ta sẽ học được với họ nhiều điều hay và chắc chắn họ không gây phiền hà cho ta. Thử nghĩ ở chung với người dữ, dốt thì phiền vô cùng. Gần thiện tri thức như vậy, chúng thăng tiến dễ dàng, nhanh chóng, nên Phật Thích Ca nói rằng ai về Cực Lạc cũng được như các vị thượng thiện nhân.
Năm nay có đủ duyên lành khiến tôi dịch kinh Di Đà. Đến Mỹ thăm các nhà lãnh đạo tôn giáo, tôi đã đến New York, nơi có tòa nhà thương mại sụp đổ làm chết nhiều người, khiến tôi nghĩ niệm Phật Di Đà cầu nguyện cho họ vãng sanh. Và ở Việt Nam, đến các chùa đều thờ vong, tôi nghĩ tụng kinh khác thì chủ yếu Phật dạy pháp tu cho người sống, không phải dành cho người chết. Hướng tâm đến việc nhắc nhở người chết cũng là lý do tôi soạn kinh Di Đà. Từ trước đến nay, các chùa Bắc tông đều tụng kinh Di Đà, nhưng tụng âm chữ Hán. Nhưng thử nghĩ ta tụng kinh này cho ai nghe. Chắc chắn không phải tụng cho Phật, vì Phật đã nói kinh này cho chúng ta. Rất ít người hiểu chữ Hán và cũng có nhiều Thầy nhờ tôi dịch kinh Di Đà và soạn nghi thức tụng kinh cầu siêu, gửi cho mỗi vị trong trường hạ một bản để cùng nhau thực hành pháp môn Tịnh độ, hoặc phổ biến cho hàng Phật tử tại gia, nếu có duyên với Phật Di Đà và muốn sanh về cảnh giới Cực Lạc.
(Bài giảng tại trường hạ tịnh xá Trung Tâm, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, ngày 16-6-2002)