Sách
Tôi rất vui mừng khi thấy chùa Long An đang được xây dựng sửa chữa mà Thượng tọa trụ trì cũng cố gắng sắp xếp cho chư Tăng quận nhà An cư kiết hạ, thực xứng đáng được tán dương công đức. Tôi có một số kinh nghiệm muốn truyền trao cho quý vị trên bước đường tu hành. Đức Phật ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị ngộ nhập Phật tri kiến cho tất cả chúng sanh. Muốn như vậy, Phật phải dùng vô số phương tiện. Từ đó có thể hiểu tất cả pháp Phật là phương tiện để mở mắt huệ cho chúng sanh thấy được chân lý và ngộ nhập chân lý. Phật đã nói mười hai bộ kinh và tám mươi bốn ngàn pháp môn. Căn cứ vào đó, chư vị Tổ sư triển khai và sáng lập mười tông phái của Trung Hoa và hai mươi mốt tông phái ở Nhật Bản. Riêng Việt Nam chỉ có một tông phái duy nhất là Thiền tông, sau đó có sự kết hợp với pháp môn Tịnh độ thành Thiền Tịnh song tu. Vì vậy, chùa nào ở Việt Nam phía sau chánh điện cũng thờ Tổ Đạt Ma tiêu biểu pháp tu Thiền và ở chánh điện thờ Phật Di Đà tiêu biểu pháp môn Tịnh độ. Đó là hai pháp môn mà người Việt Nam áp dụng tiêu biểu cho tất cả pháp Phật. Nhưng đến thời cận đại, nhiều người không hiểu tôn ý Như Lai, nghĩ rằng chỉ nên tu Thiền và chê pháp tu
Tịnh độ, hay ngược lại, có người lại đề cao pháp Tịnh độ và chê pháp tu Thiền. Nghĩ như vậy là cố chấp và thiên kiến.
Tôi chuyên tu Pháp Hoa, nhận thấy Tổ Thiên Thai dạy rằng kinh Pháp Hoa là Viên giáo, hay Viên thừa, nghĩa là tu theo Phật thì tất cả pháp của Ngài dạy đều là phương tiện để cứu độ chúng sanh. Theo tinh thần pháp Phật đều là phương tiện, thì tất cả pháp đều đúng, chỉ có chúng ta áp dụng sai, chứ pháp không sai. Tôi tu Pháp Hoa, nhưng Hòa thượng Minh Châu nhờ tôi giảng kinh Hoa Nghiêm và Duy Ma, tôi cũng giảng hai bộ kinh này tiêu biểu cho lý chơn thừa. Và Hòa thượng Từ Thông mời tôi giảng kinh Bảo Tích, tôi cũng nhận lời. Thực sự tất cả mười hai bộ kinh, chúng ta phải học, suy nghĩ và ứng dụng trong cuộc sống, nhận thấy pháp nào thích hợp thì phát huy pháp đó cho chính mình. Pháp thích hợp nghĩa là pháp giải quyết được nghiệp của chúng ta, vì Phật dạy tùy theo bệnh mà sử dụng thuốc tương ưng để hết bệnh và bệnh không còn, thì cũng không cần thuốc nữa. Pháp tu cũng vậy, nghiệp nào thì tu pháp đó để sạch nghiệp, lên bờ giác. Kinh thường ví pháp như thuyền dùng để qua sông mê bể khổ và lên bờ giác thì không dùng thuyền nữa. Ở chỗ khác thì ví giáo pháp như ngón tay chỉ mặt trăng, thấy mặt trăng rồi, không cần theo hướng ngón tay chỉ nữa; cũng vậy, giáo pháp chỉ chân lý, nhưng chứng được chân lý thì giáo pháp cũng không cần thiết. Chính vì vậy mà Bồ tát Văn Thù dạy rằng pháp còn bỏ, huống chi là phi pháp. Trên bước đường tu, trước tiên, chúng ta bỏ phi pháp, tức pháp ngoài mười hai bộ kinh của Phật và sau đó dùng pháp Phật, cuối cùng chứng chân lý thì cũng bỏ luôn pháp.
Đầu tiên, chúng ta tìm thuốc chữa bệnh cho mình. Muốn vậy, phải tìm Thầy. Thuốc hay nhưng Thầy định bệnh sai, cho thuốc sai, bệnh nhẹ cũng thành nặng. Người tự ý tu, không có Thầy chỉ dạy, thực hành sai pháp, bị đọa. Trên cuộc hành trình tâm linh, rõ ràng chỉ duy nhất có Đức Phật Thích Ca tìm được thuốc diệt trừ được nghiệp cho Ngài và cho muôn loài. Còn các vị Tổ sư lập giáo khai tông cũng phải nương vào pháp Phật, tức thành quả tu chứng của Phật, thì các ngài cũng được giải thoát trong chánh pháp của Phật, không bị chi phối bởi sanh tử luân hồi và thấy được thật tướng các pháp. Nhờ vậy, các vị Tổ sư biết rõ nghiệp chúng sanh và tùy theo nghiệp chúng sanh mà cho thuốc chữa lành bệnh nghiệp của họ. Đối với người sáng suốt ngộ được bản tâm, thì các ngài dạy họ chứng Đà la ni và Tam muội. Thấy người có tâm Từ và có khả năng giúp người, thì dạy họ Bồ tát đạo. Thấy người căn tánh hạ liệt, không cứu được bản thân thì sao cứu người khác, nên Tổ khai phương tiện dạy họ pháp tu vãng sanh. Tựu trung, giáo pháp Phật chia ra Tam thừa giáo: Bồ tát thừa là pháp cứu chúng sanh, Duyên giác thừa là pháp chứng chân lý và Thanh văn thừa là pháp để tự cứu mình. Hiểu như vậy, chúng ta chọn pháp để giải trừ bệnh nghiệp của mình, hết sạch được phiền não nào thì mang thành quả đó dạy người.
Trên bước đường giáo hóa độ sanh, Đức Phật cũng nói đời trước Ngài từng làm việc này, việc nọ để ứng với nghiệp lực của người nghe pháp. Nhận thấy người có năng lực cứu nhân độ thế, nhưng họ cũng e ngại dấn thân, vì giúp người tốt cũng làm mất lòng người xấu. Phật nói với họ rằng đời trước, tiền thân Ngài cũng từng làm dũng sĩ đi chung thương thuyền có một tên cướp muốn giết tất cả người trên thuyền để chiếm tài sản. Đức Phật suy nghĩ nếu khoanh tay để nó giết tất cả là vô tình cho nó cơ hội phạm tội lớn nhất là tội giết người cướp của, trong khi Ngài lại có khả năng ngăn chặn hành động ác của hắn, thì tại sao Ngài lại không làm. Nghĩ như vậy, Ngài rút gươm chém chết tên cướp biển, cứu được năm trăm thương buôn. Năm trăm người này được Bồ tát cứu mạng, nên đời đời họ nhớ ơn Bồ tát. Vị Bồ tát này tái sanh ở đâu thì họ cũng nguyện ở cùng Bồ tát để làm quyến thuộc được an ổn tu hành; đó là tinh thần hành Bồ tát đạo đúng nghĩa. Và đến khi vị Bồ tát thành Phật Thích Ca thì năm trăm thương buôn này là quyến thuộc của Phú Lâu Na, mà Phú Lâu Na từng làm chủ của họ, nên Phú Lâu Na phát nguyện theo Phật thì họ cũng xin cùng với Phú Lâu Na theo Phật. Nhờ được Phật cứu mạng mà nay họ sống chết với Phật. Như vậy, loại trừ một người ác để cứu năm trăm người, làm lợi cho số đông thì Bồ tát có khả năng nên làm. Nhưng nếu chấp vào lời dạy này của Phật, hiểu sai ý Phật thì gặp ai cũng giết, trở thành kẻ sát nhân, phạm trọng tội.
Ngược lại, có trường hợp khác Phật lại nói rằng khi hành Bồ tát đạo, Ngài có sức nhẫn nhịn lớn, việc nào cũng nhịn được. Ở một kiếp xa xưa, tiền thân Phật làm một vị Tiên nhân tu trên núi. Một hôm, vua Ca Lợi dắt năm trăm cung nữ đi săn bắn. Sau khi vui chơi, vua đã ngủ quên và những cung nữ mới đi lang thang vô núi, tình cờ gặp vị Tiên này thuyết pháp cho họ nghe. Đến khi vua tỉnh dậy, đi kiếm họ và gặp những cô này đang say mê nghe pháp. Vua nghĩ bậy, nên nổi giận rút gươm cắt tai, móc mắt vị Tiên nhân. Nhưng kỳ lạ thay, vị Tiên này không tức giận, không khổ đau và phát nguyện nếu ông có tà ý thì cho vết thương ra máu và chết; nhưng nếu không có tà tâm thì cho vết thương lành như cũ. Và quả đúng như lời phát nguyện của Tiên nhân, chẳng có vết thương nào trên thân ông cả. Vua cảm thấy hối hận mới phát tâm, nguyện làm đệ tử của vị Tiên nhân này. Cả hai trường hợp nói trên, giết người hay nhẫn nhục của Bồ tát đều làm cho người phát tâm. Vì vậy, không cứ chấp chặt là phải nhẫn nhục hay phải giết người. Rút kinh nghiệm này, chúng ta hành đạo, làm gì cũng đặt mục tiêu giúp người phát tâm, làm cho người thối tâm là có tội.
Đọc lịch sử, chúng ta đã thấy các nhà Sư nổi tiếng thời Lý Trần tham chính, giúp vua điều hành chính sự một cách tốt đẹp, mới để lại dấu son cho Phật giáo Việt Nam. Tôi nhắc nhở chư Tăng nên cân nhắc trong trường hợp nào nên làm việc gì để lợi ích cho cuộc đời, tốt cho đạo. Hòa thượng Trí Tịnh dạy tôi phương châm tu hành, ra làm đạo cần nhớ một điều là khi nói phải nghĩ nói đúng chỗ, đúng lúc, đúng người để làm cho người phát tâm. Nói không đúng chỗ thì tự chuốc họa vào thân, nói không đúng người làm họ thoái chuyển. Pháp Phật tuy nhiều, nhưng phải tùy hoàn cảnh mà nói cho người chấp nhận và thực hành được. Nếu họ sa cơ thất thế, ta an ủi, chỉ cho họ thấy rõ cuộc đời cuối cùng là như vậy, để họ thức tỉnh, phát tâm tu. Điển hình như Tổ Huệ Đăng không phải Thầy tu, ngài làm cách mạng thất bại mới từ miền Trung trốn vào Nam và gặp Hòa thượng Hải Hội là bậc chân tu đắc đạo. Tổ Hải Hội thấy vị này sa cơ thất thế bị dồn vào đường cùng, mới an ủi, chỉ bảo rằng đi con đường đó chỉ dẫn đến bế tắc và truyền dạy pháp ngũ hối. Nhận lãnh pháp này, ngài Huệ Đăng vào hang đá hành trì, nghiệp hết, phước huệ sanh và đắc đạo, mọi người khắp nơi tìm đến học đạo với ngài. Với huệ nhãn, Tổ Hải Hội biết được ngài Huệ Đăng thông minh tài trí có thể tiến xa trên con đường giải thoát giác ngộ, thì khuyên tu và đạt kết quả nhanh chóng. Còn người có hướng đi xa nữa vì công danh sự nghiệp còn nhiều ở trước mặt họ mà chúng ta khuyên cạo đầu xuất gia là không đúng lúc. Nói đúng lúc, họ mới nghe. Đức Phật thuyết pháp cũng vậy và chúng ta tất yếu cũng không ra ngoài quy luật này. Người có tư cách và khả năng như thế nào, ta khuyên tu mới được và phải biết khuyên tu pháp nào cho thích hợp với họ.
Trên tinh thần tùy duyên thuyết pháp, Phật nói những bộ kinh đôi khi chúng ta thấy mâu thuẫn nhau. Vì vậy, kinh Di Đà khác kinh Duy Ma và kinh Duy Ma khác kinh Nguyên thủy. Thật vậy, kinh Nguyên thủy đề cao mười đại đệ tử của Phật, trong khi kinh Duy Ma lại hạ thấp những đại đệ tử này. Điều này gợi chúng ta suy nghĩ khi nào nên đề cao mười đại đệ tử và khi nào nên đề cao Bồ tát đạo. Lúc nên nói hạnh viễn ly mà lại nói hạnh Bồ tát thì họ không nghe. Lúc ta khuyên người từ bỏ mà họ lại có khả năng làm việc là sai. Đương nhiên hạnh xuất gia hay Bồ tát hạnh đều cao quý nếu áp dụng đúng chỗ.
Ứng dụng pháp để tu hành phải nhắm vô việc của chúng ta, ứng dụng pháp dạy người phải ứng với hoàn cảnh, khả năng của họ. Tôi làm công việc hoằng pháp trải qua hai mươi mốt năm ít bị trở ngại vì biết tùy hoàn cảnh. Lúc nước nhà mới thống nhất, sinh hoạt phải khác với lúc có chính sách đổi mới và ngày nay, Việt Nam chúng ta muốn làm bạn với các nước trên thế giới và các nước cũng muốn kết thân với chúng ta, thì cách hành đạo ở thế kỷ XXI tất yếu phải khác nữa. Nếu không nhận thấy sự đổi thay của đất nước, của vũ trụ, của muôn pháp mà lúc nào cũng nói y hệt và làm giống nhau thì hỏng. Lúc đất nước mới giải phóng mà phát biểu như bây giờ thì không được chấp nhận, hoặc khoác áo tu đi lại, hay sửa chữa chùa chiền vào hai mươi năm trước cũng không đơn giản. Lúc bấy giờ tôi mặc áo ngắn, đi làm ruộng thì yên ổn; nhưng ngày nay, sinh hoạt Phật sự của chúng ta được phát triển rộng rãi và mạnh mẽ. Thiết nghĩ làm việc đạo thích nghi với từng lúc, từng nơi, từng hoàn cảnh, đều được an lạc và có ích lợi.
Chính vì tinh thần ứng thời, ứng cơ mà Tổ Huệ Năng phải ẩn cư mười ba năm. Thật vậy, tuy ngài ngộ đạo, nhưng nếu xuất đầu lộ diện thì sẽ bị hàng tăng thượng mạn sát hại. Phải đợi mãn mười ba năm mai danh ẩn tích, ngài mới cạo tóc và làm Tổ liền. Lịch sử ghi rằng khi đến chùa Phật Tánh, ngài gặp Ấn Tông là vị Pháp sư nổi tiếng đang giảng kinh Pháp Hoa. Thấy lá phướng trước chùa phất phới bay thì có học Tăng nói phướng động, người khác lại cãi là gió động, không phải phướng động. Tổ Huệ Năng nghe được liền nói chính là tâm các Thầy động, chứ không phải phướng hay gió động gì cả. Ngài Ấn Tông đang giảng kinh nghe vậy, liền bước xuống lạy Tổ Huệ Năng ba lạy và Tổ Huệ Năng cũng sụp lạy ngài Ấn Tông ba lạy để xin cạo tóc xuất gia với ngài Ấn Tông. Hai vị này thể hiện sự tương kính lẫn nhau. Ngài Ấn Tông lạy Phật tánh của Huệ Năng đã lưu lộ qua câu nói "Tâm các Thầy động, không phải gió và phướng động”. Ngài hiểu đạo mới lạy con người đắc đạo, không phải lạy tư cách cư sĩ của Huệ Năng, vì người xuất gia không lạy cha mẹ, vua chúa, huống chi lạy người vô danh tiểu tốt. Còn chấp pháp thì Tỳ kheo không thể lạy cư sĩ. Về phần Huệ Năng, dĩ nhiên ngài hiểu đạo nên cũng không mừng rỡ khoe khoang là được Hòa thượng đại Pháp sư lạy.
Mặc dù đã ngộ pháp tánh, nhưng Huệ Năng phải cầu Hòa thượng truyền trao giới tướng Tỳ kheo mới tu được. Điều này nhắc chúng ta rằng dù các Thầy là gì cũng phải thọ giới. Chúng ta còn nhớ lúc ở Hoằng Mai, ngài Huệ Năng nói với Tổ Hoằng Nhẫn rằng gạo đã trắng, nhưng chưa sàng, ngụ ý ngài đã ngộ Phật tánh, nhưng pháp tướng Tỳ kheo chưa có. Tại sao Tổ Hoằng Nhẫn không truyền giới Tỳ kheo cho Huệ Năng. Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ, vì tu mà không nhận ra ý này sẽ gặp nguy hiểm. Với huệ nhãn, Tổ Hoằng Nhẫn biết rõ Huệ Năng còn phải chịu giá nạn trong mười ba năm lưu lạc, nên không thể cho thọ đại giới được. Và ngài cũng biết rõ là sau này Tổ Ấn Tông mới là người truyền giới cho Huệ Năng, nên giao y bát và bảo Huệ Năng nên bỏ trốn đi. Ngày nay, quý Thầy cho thọ giới cũng phải quán sát xem họ còn bị giá nạn hay không, vì chưa hết giá nạn, có cho thọ giới, họ cũng hoàn tục, không tu được.
Có thể khẳng định rằng không có việc nào cố định, tùy người, tùy hoàn cảnh, tùy lúc mà hành đạo thì không bị chướng ngại. Có nhiều người ở miền Trung vào Nam mới làm được đạo nghiệp, nhưng người khác không biết, cũng bắt chước vào miền Nam rồi sống lang thang, phí phạm cuộc đời.
Tất cả chúng ta đều có nhân duyên làm đạo ở một nơi nào đó, phải đến đúng chỗ, đúng lúc mới làm nên việc. Tôi gặp Thiền sư Nhật dạy rằng tôi phải làm đạo ở Việt Nam, mặc dù học ở Nhật, nhưng phải về Việt Nam, dù lúc đó ai cũng sợ chiến tranh ở Việt Nam. Và quả tình người đắc đạo bao giờ cũng thấy đúng, nếu ở lại Nhật, tôi chỉ làm giáo sư và giờ này cũng về hưu, trong khi ở Việt Nam làm được nhiều việc hơn. Chúng ta quán sát thấy đệ tử Phật mỗi người cũng có nhân duyên làm đạo ở những nơi khác nhau. Chẳng hạn ngài Kiều Phạm Ba Đề đắc quả La hán liền lên cõi Trời hành đạo, vì ngài tự biết không có nhân duyên giáo hóa ở trần gian thì ở đó, chúng sanh xem thường, không thể nghe ngài, còn ở cõi Trời, ngài được cung kính và giáo hóa chư Thiên được. Đối với ngài Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Đức Phật cho biết ngài có nhân duyên ở thế gian, không được lên Niết bàn, phải ở đây chứng trai, nên bất cứ lễ cúng dường nào cũng phải cung thỉnh ngài đến chứng minh. Có ngài hiện diện, đàn việt mới phát tâm và cúng mới sanh phước.
Thiết nghĩ trên bước đường hành đạo, chúng ta suy nghĩ từng việc mà Phật dạy để thấy chính xác nguyên nhân và kết quả, theo đó mà áp dụng cho mình. Không nên xem thường việc nhỏ, làm việc lớn mà sai lầm thì quay lại lam việc nhỏ cũng gặp nhiều trở ngại. Kinh Pháp Hoa dạy rằng Phật hộ niệm và bổ xứ chúng ta làm gì thì theo đó làm, không làm theo tham vọng hay theo quyền lợi riêng tư. Làm theo Phật bổ xứ, việc khó cũng thành tựu được, làm theo ý đồ không tốt, dù thành công cũng chỉ được tạm thời và sẽ gánh quả báo sau đó.
Mùa hạ năm nay, tôi dịch kinh Di Đà và phát nguyện xương minh pháp môn Tịnh độ. Từ xưa đến nay, chúng ta thường tụng kinh Di Đà theo âm chữ Hán, đa số Phật tử không hiểu nghĩa. Hiện nay, Giáo hội chúng ta chủ trương Việt hóa nghi thức tụng niệm để Tăng Ni, Phật tử cả ba miền Nam, Trung, Bắc đều hiểu và tu được. Vì vậy, tôi dịch kinh Di Đà và soạn nghi thức cầu siêu, nếu được, có thể dùng làm nghi thức cho Tăng Ni, Phật tử cả nước cùng đọc tụng, tu hành.
Mở đầu là bài nguyện hương cúng Phật. Nguyện thứ nhất dâng cúng Phật ngũ phần tâm hương: Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương để cầu nguyện cho tất cả chúng sanh được an vui. Nguyện thứ hai dâng lòng thành cúng Tam Bảo, xin Tam Bảo gia hộ cho đạo pháp hoằng thông đến mọi nhà. Nhưng chính yếu trong ý này là Tăng Bảo, tức trách nhiệm của chúng ta đem Phật pháp đến từng nhà để giúp người hiểu đạo, được thăng hoa tri thức, đạo đức. Và nguyện thứ ba, chúng ta đang ở Ta bà đau khổ, cảm thấy sức lực của mình nhỏ bé, nên nhớ đến lời Phật dặn Bồ tát Tùng địa dũng xuất rằng đời sau có người tu chân chánh thì các ngài nên trợ lực cho họ vượt chướng ngại.
Kế đến, trước khi khai kinh, chúng ta thường tán dương chi và tụng chú đại bi. Tôi dịch bài tán dương chi tán thán công đức của Quan Âm như sau: Cành dương nước pháp rưới ba ngàn. Tánh không tám đức lợi trần gian. Trời người trong sạch vào Pháp giới. Lửa đỏ làm nên đóa sen vàng. Tu Tịnh độ, niệm Phật vãng sanh với điều kiện thứ nhất là được Phật Di Đà từ Tây phương đưa tay tiếp độ chúng ta. Kế đến là Bồ tát Quan Âm lấy nhành dương liễu nhúng vào nước cam lồ trong tịnh bình. Nước cam lồ này lấy từ ao thất bảo ở Tây phương Cực Lạc của Phật Di Đà rải ba ngàn thế giới ở Ta bà thì tất cả liền trở thành thanh tịnh. Quan Âm rải nước cam lồ trên đầu chúng ta để làm sạch nghiệp, vì thân tâm chúng ta có trong sạch mới đến được Tịnh độ Tây phương. Thông thường mỗi khi mở đàn tràng ở Ta bà đầy dơ bẩn và mọi người bị lửa tam độc thiêu đốt, đầy đau khổ, hiểm nguy, cũng phải nhờ giọt nước cam lồ của Quan Âm để tẩy sạch nhơ bẩn, làm cho trời người đều mát mẻ, thanh tịnh mới tu được.
Sau đó, tụng chú Đại bi. Từ trước, chú Đại bi chỉ được phiên âm, không dịch nghĩa. Nhưng tôi may mắn đọc được bản chữ Phạn, hiểu được ý nghĩa của chú này, nên thử dịch ra tiếng Việt. Các Thầy tụng xem có thể cảm được công hạnh của Quan Âm hay không. Kế tiếp là ý nghĩa của chú Tiêu tai kiết tường, đó là thần chú của Bồ tát Văn Thù. Như vậy, chúng ta cầu nguyện hai vị Bồ tát tiêu biểu trước khi khai kinh. Bồ tát Quan Âm che chở, tiêu trừ nghiệp chướng cho ta, xua đuổi ma oán để chúng ta được thanh tịnh. Bồ tát Văn Thù tiêu biểu cho trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới đốt sạch trần lao nghiệp chướng và tiến tu được. Vì vậy, chúng ta cầu nguyện Bồ tát Văn Thù khai tâm mở trí để chúng ta biết cách hành đạo cho được kết quả tốt.
Trước khi tụng kinh có bài tán lư hương: Lư hương xạ nhiệt, pháp giới mông huân… Và bài Chiên đàn hải ngạn, lư nhiệt danh hương… Tôi kết hợp hai bài này và dịch thành bài: Lò hương vừa bén gỗ chiên đàn. Khói thơm ngào ngạt khắp trần gian. Ba ngàn thế giới đều thanh tịnh. Mười phương chư Phật hiện thân vàng.
Đến phần nội dung kinh Di Đà, tôi cũng rút ngắn và dịch nghĩa. Kế đó là tụng chú Vãng sanh, tôi giữ nguyên bài chú này, vì chưa tìm được bản gốc của Phạn bản và chưa hiểu nghĩa. Sau cùng là bài tán Phật, chúng ta thường tụng: A Di Đà Phật thân kim sắc… hay bài Ái hà thiên xích lãng… Tôi rút hai bài này, dịch thành bài: Bể khổ mênh mông sóng ngập trời. Nguồn tình vô tận khổ cùng vui. Nương thuyền Bát Nhã lên bờ giác. Nhứt tâm niệm Phật khỏi luân hồi. Thật vậy, muốn lên bờ giác, phải có trí tuệ vô lậu. Nếu không được như vậy thì còn cách thứ hai là niệm Phật Di Đà để vãng sanh về Tây phương Tịnh độ, ở đó trải qua quá trình tu học với hàng Thánh chúng, cũng sẽ được Vô thượng Bồ đề.
Sau cùng tôi có bài sám Pháp Hoa kết hợp giữa cầu an theo tinh thần Pháp Hoa và cầu siêu theo kinh Di Đà, mở đầu như sau: Một lòng niệm Phật Di Đà. Tây phương Cực Lạc nở hoa sen vàng. Công danh phú quý không màng. Liên Trì hải hội tìm đàng quy y… Ngoài ra, tinh thần Thiền cũng được thể hiện qua đoạn: Quyết lòng tìm đến Linh Sơn. Cầu xin chư Phật hiện thân độ đời. Niêm hoa vi tiếu tuyệt vời. Thần Quang đoạn tý rạng ngời Thiền tông. Huệ Năng thừa tự Mai lâm. Giác Hoàng Điều ngự lại tầm Phù Vân. Con nay hạnh ngộ Thiền nhân. Huệ Đăng Thanh Kế hiện thân Phật Đà… Vì tôi thuộc môn hạ Tổ đình Thiên Thai, nên Tổ Huệ Đăng là bậc cao đức quan trọng đối với tôi.
Nghi thức cầu siêu theo kinh Di Đà vừa trình bày được rút gọn để Tăng Ni dễ hành trì, dễ nắm được tinh ba Phật dạy về pháp môn tu Tịnh độ là một pháp được coi như thù thắng cho chúng sanh ở Ta bà trong đời mạt pháp đầy dẫy chướng nạn và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người vãng sanh về Tịnh độ của Phật Di Đà. Đó là thế giới hoàn toàn thanh tịnh và đầy đủ Thầy hiền bạn tốt trợ lực cho chúng ta tiến tu một cách nhẹ nhàng, đơn giản và cũng đạt được quả vị Toàn giác. Thực là một duyên lành cho chúng ta được Phật Thích Ca chỉ dạy pháp tu Tịnh độ để được sống an lành và tiến tu dưới bóng mát vô lượng công đức, trí tuệ vô tận và thọ mạng vô cùng của Phật Di Đà cùng chư Thánh chúng Bồ tát.
(Bài giảng trường hạ chùa Long An, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, ngày 8-7-2002)
Tịnh độ, hay ngược lại, có người lại đề cao pháp Tịnh độ và chê pháp tu Thiền. Nghĩ như vậy là cố chấp và thiên kiến.
Tôi chuyên tu Pháp Hoa, nhận thấy Tổ Thiên Thai dạy rằng kinh Pháp Hoa là Viên giáo, hay Viên thừa, nghĩa là tu theo Phật thì tất cả pháp của Ngài dạy đều là phương tiện để cứu độ chúng sanh. Theo tinh thần pháp Phật đều là phương tiện, thì tất cả pháp đều đúng, chỉ có chúng ta áp dụng sai, chứ pháp không sai. Tôi tu Pháp Hoa, nhưng Hòa thượng Minh Châu nhờ tôi giảng kinh Hoa Nghiêm và Duy Ma, tôi cũng giảng hai bộ kinh này tiêu biểu cho lý chơn thừa. Và Hòa thượng Từ Thông mời tôi giảng kinh Bảo Tích, tôi cũng nhận lời. Thực sự tất cả mười hai bộ kinh, chúng ta phải học, suy nghĩ và ứng dụng trong cuộc sống, nhận thấy pháp nào thích hợp thì phát huy pháp đó cho chính mình. Pháp thích hợp nghĩa là pháp giải quyết được nghiệp của chúng ta, vì Phật dạy tùy theo bệnh mà sử dụng thuốc tương ưng để hết bệnh và bệnh không còn, thì cũng không cần thuốc nữa. Pháp tu cũng vậy, nghiệp nào thì tu pháp đó để sạch nghiệp, lên bờ giác. Kinh thường ví pháp như thuyền dùng để qua sông mê bể khổ và lên bờ giác thì không dùng thuyền nữa. Ở chỗ khác thì ví giáo pháp như ngón tay chỉ mặt trăng, thấy mặt trăng rồi, không cần theo hướng ngón tay chỉ nữa; cũng vậy, giáo pháp chỉ chân lý, nhưng chứng được chân lý thì giáo pháp cũng không cần thiết. Chính vì vậy mà Bồ tát Văn Thù dạy rằng pháp còn bỏ, huống chi là phi pháp. Trên bước đường tu, trước tiên, chúng ta bỏ phi pháp, tức pháp ngoài mười hai bộ kinh của Phật và sau đó dùng pháp Phật, cuối cùng chứng chân lý thì cũng bỏ luôn pháp.
Đầu tiên, chúng ta tìm thuốc chữa bệnh cho mình. Muốn vậy, phải tìm Thầy. Thuốc hay nhưng Thầy định bệnh sai, cho thuốc sai, bệnh nhẹ cũng thành nặng. Người tự ý tu, không có Thầy chỉ dạy, thực hành sai pháp, bị đọa. Trên cuộc hành trình tâm linh, rõ ràng chỉ duy nhất có Đức Phật Thích Ca tìm được thuốc diệt trừ được nghiệp cho Ngài và cho muôn loài. Còn các vị Tổ sư lập giáo khai tông cũng phải nương vào pháp Phật, tức thành quả tu chứng của Phật, thì các ngài cũng được giải thoát trong chánh pháp của Phật, không bị chi phối bởi sanh tử luân hồi và thấy được thật tướng các pháp. Nhờ vậy, các vị Tổ sư biết rõ nghiệp chúng sanh và tùy theo nghiệp chúng sanh mà cho thuốc chữa lành bệnh nghiệp của họ. Đối với người sáng suốt ngộ được bản tâm, thì các ngài dạy họ chứng Đà la ni và Tam muội. Thấy người có tâm Từ và có khả năng giúp người, thì dạy họ Bồ tát đạo. Thấy người căn tánh hạ liệt, không cứu được bản thân thì sao cứu người khác, nên Tổ khai phương tiện dạy họ pháp tu vãng sanh. Tựu trung, giáo pháp Phật chia ra Tam thừa giáo: Bồ tát thừa là pháp cứu chúng sanh, Duyên giác thừa là pháp chứng chân lý và Thanh văn thừa là pháp để tự cứu mình. Hiểu như vậy, chúng ta chọn pháp để giải trừ bệnh nghiệp của mình, hết sạch được phiền não nào thì mang thành quả đó dạy người.
Trên bước đường giáo hóa độ sanh, Đức Phật cũng nói đời trước Ngài từng làm việc này, việc nọ để ứng với nghiệp lực của người nghe pháp. Nhận thấy người có năng lực cứu nhân độ thế, nhưng họ cũng e ngại dấn thân, vì giúp người tốt cũng làm mất lòng người xấu. Phật nói với họ rằng đời trước, tiền thân Ngài cũng từng làm dũng sĩ đi chung thương thuyền có một tên cướp muốn giết tất cả người trên thuyền để chiếm tài sản. Đức Phật suy nghĩ nếu khoanh tay để nó giết tất cả là vô tình cho nó cơ hội phạm tội lớn nhất là tội giết người cướp của, trong khi Ngài lại có khả năng ngăn chặn hành động ác của hắn, thì tại sao Ngài lại không làm. Nghĩ như vậy, Ngài rút gươm chém chết tên cướp biển, cứu được năm trăm thương buôn. Năm trăm người này được Bồ tát cứu mạng, nên đời đời họ nhớ ơn Bồ tát. Vị Bồ tát này tái sanh ở đâu thì họ cũng nguyện ở cùng Bồ tát để làm quyến thuộc được an ổn tu hành; đó là tinh thần hành Bồ tát đạo đúng nghĩa. Và đến khi vị Bồ tát thành Phật Thích Ca thì năm trăm thương buôn này là quyến thuộc của Phú Lâu Na, mà Phú Lâu Na từng làm chủ của họ, nên Phú Lâu Na phát nguyện theo Phật thì họ cũng xin cùng với Phú Lâu Na theo Phật. Nhờ được Phật cứu mạng mà nay họ sống chết với Phật. Như vậy, loại trừ một người ác để cứu năm trăm người, làm lợi cho số đông thì Bồ tát có khả năng nên làm. Nhưng nếu chấp vào lời dạy này của Phật, hiểu sai ý Phật thì gặp ai cũng giết, trở thành kẻ sát nhân, phạm trọng tội.
Ngược lại, có trường hợp khác Phật lại nói rằng khi hành Bồ tát đạo, Ngài có sức nhẫn nhịn lớn, việc nào cũng nhịn được. Ở một kiếp xa xưa, tiền thân Phật làm một vị Tiên nhân tu trên núi. Một hôm, vua Ca Lợi dắt năm trăm cung nữ đi săn bắn. Sau khi vui chơi, vua đã ngủ quên và những cung nữ mới đi lang thang vô núi, tình cờ gặp vị Tiên này thuyết pháp cho họ nghe. Đến khi vua tỉnh dậy, đi kiếm họ và gặp những cô này đang say mê nghe pháp. Vua nghĩ bậy, nên nổi giận rút gươm cắt tai, móc mắt vị Tiên nhân. Nhưng kỳ lạ thay, vị Tiên này không tức giận, không khổ đau và phát nguyện nếu ông có tà ý thì cho vết thương ra máu và chết; nhưng nếu không có tà tâm thì cho vết thương lành như cũ. Và quả đúng như lời phát nguyện của Tiên nhân, chẳng có vết thương nào trên thân ông cả. Vua cảm thấy hối hận mới phát tâm, nguyện làm đệ tử của vị Tiên nhân này. Cả hai trường hợp nói trên, giết người hay nhẫn nhục của Bồ tát đều làm cho người phát tâm. Vì vậy, không cứ chấp chặt là phải nhẫn nhục hay phải giết người. Rút kinh nghiệm này, chúng ta hành đạo, làm gì cũng đặt mục tiêu giúp người phát tâm, làm cho người thối tâm là có tội.
Đọc lịch sử, chúng ta đã thấy các nhà Sư nổi tiếng thời Lý Trần tham chính, giúp vua điều hành chính sự một cách tốt đẹp, mới để lại dấu son cho Phật giáo Việt Nam. Tôi nhắc nhở chư Tăng nên cân nhắc trong trường hợp nào nên làm việc gì để lợi ích cho cuộc đời, tốt cho đạo. Hòa thượng Trí Tịnh dạy tôi phương châm tu hành, ra làm đạo cần nhớ một điều là khi nói phải nghĩ nói đúng chỗ, đúng lúc, đúng người để làm cho người phát tâm. Nói không đúng chỗ thì tự chuốc họa vào thân, nói không đúng người làm họ thoái chuyển. Pháp Phật tuy nhiều, nhưng phải tùy hoàn cảnh mà nói cho người chấp nhận và thực hành được. Nếu họ sa cơ thất thế, ta an ủi, chỉ cho họ thấy rõ cuộc đời cuối cùng là như vậy, để họ thức tỉnh, phát tâm tu. Điển hình như Tổ Huệ Đăng không phải Thầy tu, ngài làm cách mạng thất bại mới từ miền Trung trốn vào Nam và gặp Hòa thượng Hải Hội là bậc chân tu đắc đạo. Tổ Hải Hội thấy vị này sa cơ thất thế bị dồn vào đường cùng, mới an ủi, chỉ bảo rằng đi con đường đó chỉ dẫn đến bế tắc và truyền dạy pháp ngũ hối. Nhận lãnh pháp này, ngài Huệ Đăng vào hang đá hành trì, nghiệp hết, phước huệ sanh và đắc đạo, mọi người khắp nơi tìm đến học đạo với ngài. Với huệ nhãn, Tổ Hải Hội biết được ngài Huệ Đăng thông minh tài trí có thể tiến xa trên con đường giải thoát giác ngộ, thì khuyên tu và đạt kết quả nhanh chóng. Còn người có hướng đi xa nữa vì công danh sự nghiệp còn nhiều ở trước mặt họ mà chúng ta khuyên cạo đầu xuất gia là không đúng lúc. Nói đúng lúc, họ mới nghe. Đức Phật thuyết pháp cũng vậy và chúng ta tất yếu cũng không ra ngoài quy luật này. Người có tư cách và khả năng như thế nào, ta khuyên tu mới được và phải biết khuyên tu pháp nào cho thích hợp với họ.
Trên tinh thần tùy duyên thuyết pháp, Phật nói những bộ kinh đôi khi chúng ta thấy mâu thuẫn nhau. Vì vậy, kinh Di Đà khác kinh Duy Ma và kinh Duy Ma khác kinh Nguyên thủy. Thật vậy, kinh Nguyên thủy đề cao mười đại đệ tử của Phật, trong khi kinh Duy Ma lại hạ thấp những đại đệ tử này. Điều này gợi chúng ta suy nghĩ khi nào nên đề cao mười đại đệ tử và khi nào nên đề cao Bồ tát đạo. Lúc nên nói hạnh viễn ly mà lại nói hạnh Bồ tát thì họ không nghe. Lúc ta khuyên người từ bỏ mà họ lại có khả năng làm việc là sai. Đương nhiên hạnh xuất gia hay Bồ tát hạnh đều cao quý nếu áp dụng đúng chỗ.
Ứng dụng pháp để tu hành phải nhắm vô việc của chúng ta, ứng dụng pháp dạy người phải ứng với hoàn cảnh, khả năng của họ. Tôi làm công việc hoằng pháp trải qua hai mươi mốt năm ít bị trở ngại vì biết tùy hoàn cảnh. Lúc nước nhà mới thống nhất, sinh hoạt phải khác với lúc có chính sách đổi mới và ngày nay, Việt Nam chúng ta muốn làm bạn với các nước trên thế giới và các nước cũng muốn kết thân với chúng ta, thì cách hành đạo ở thế kỷ XXI tất yếu phải khác nữa. Nếu không nhận thấy sự đổi thay của đất nước, của vũ trụ, của muôn pháp mà lúc nào cũng nói y hệt và làm giống nhau thì hỏng. Lúc đất nước mới giải phóng mà phát biểu như bây giờ thì không được chấp nhận, hoặc khoác áo tu đi lại, hay sửa chữa chùa chiền vào hai mươi năm trước cũng không đơn giản. Lúc bấy giờ tôi mặc áo ngắn, đi làm ruộng thì yên ổn; nhưng ngày nay, sinh hoạt Phật sự của chúng ta được phát triển rộng rãi và mạnh mẽ. Thiết nghĩ làm việc đạo thích nghi với từng lúc, từng nơi, từng hoàn cảnh, đều được an lạc và có ích lợi.
Chính vì tinh thần ứng thời, ứng cơ mà Tổ Huệ Năng phải ẩn cư mười ba năm. Thật vậy, tuy ngài ngộ đạo, nhưng nếu xuất đầu lộ diện thì sẽ bị hàng tăng thượng mạn sát hại. Phải đợi mãn mười ba năm mai danh ẩn tích, ngài mới cạo tóc và làm Tổ liền. Lịch sử ghi rằng khi đến chùa Phật Tánh, ngài gặp Ấn Tông là vị Pháp sư nổi tiếng đang giảng kinh Pháp Hoa. Thấy lá phướng trước chùa phất phới bay thì có học Tăng nói phướng động, người khác lại cãi là gió động, không phải phướng động. Tổ Huệ Năng nghe được liền nói chính là tâm các Thầy động, chứ không phải phướng hay gió động gì cả. Ngài Ấn Tông đang giảng kinh nghe vậy, liền bước xuống lạy Tổ Huệ Năng ba lạy và Tổ Huệ Năng cũng sụp lạy ngài Ấn Tông ba lạy để xin cạo tóc xuất gia với ngài Ấn Tông. Hai vị này thể hiện sự tương kính lẫn nhau. Ngài Ấn Tông lạy Phật tánh của Huệ Năng đã lưu lộ qua câu nói "Tâm các Thầy động, không phải gió và phướng động”. Ngài hiểu đạo mới lạy con người đắc đạo, không phải lạy tư cách cư sĩ của Huệ Năng, vì người xuất gia không lạy cha mẹ, vua chúa, huống chi lạy người vô danh tiểu tốt. Còn chấp pháp thì Tỳ kheo không thể lạy cư sĩ. Về phần Huệ Năng, dĩ nhiên ngài hiểu đạo nên cũng không mừng rỡ khoe khoang là được Hòa thượng đại Pháp sư lạy.
Mặc dù đã ngộ pháp tánh, nhưng Huệ Năng phải cầu Hòa thượng truyền trao giới tướng Tỳ kheo mới tu được. Điều này nhắc chúng ta rằng dù các Thầy là gì cũng phải thọ giới. Chúng ta còn nhớ lúc ở Hoằng Mai, ngài Huệ Năng nói với Tổ Hoằng Nhẫn rằng gạo đã trắng, nhưng chưa sàng, ngụ ý ngài đã ngộ Phật tánh, nhưng pháp tướng Tỳ kheo chưa có. Tại sao Tổ Hoằng Nhẫn không truyền giới Tỳ kheo cho Huệ Năng. Đó là điều chúng ta cần suy nghĩ, vì tu mà không nhận ra ý này sẽ gặp nguy hiểm. Với huệ nhãn, Tổ Hoằng Nhẫn biết rõ Huệ Năng còn phải chịu giá nạn trong mười ba năm lưu lạc, nên không thể cho thọ đại giới được. Và ngài cũng biết rõ là sau này Tổ Ấn Tông mới là người truyền giới cho Huệ Năng, nên giao y bát và bảo Huệ Năng nên bỏ trốn đi. Ngày nay, quý Thầy cho thọ giới cũng phải quán sát xem họ còn bị giá nạn hay không, vì chưa hết giá nạn, có cho thọ giới, họ cũng hoàn tục, không tu được.
Có thể khẳng định rằng không có việc nào cố định, tùy người, tùy hoàn cảnh, tùy lúc mà hành đạo thì không bị chướng ngại. Có nhiều người ở miền Trung vào Nam mới làm được đạo nghiệp, nhưng người khác không biết, cũng bắt chước vào miền Nam rồi sống lang thang, phí phạm cuộc đời.
Tất cả chúng ta đều có nhân duyên làm đạo ở một nơi nào đó, phải đến đúng chỗ, đúng lúc mới làm nên việc. Tôi gặp Thiền sư Nhật dạy rằng tôi phải làm đạo ở Việt Nam, mặc dù học ở Nhật, nhưng phải về Việt Nam, dù lúc đó ai cũng sợ chiến tranh ở Việt Nam. Và quả tình người đắc đạo bao giờ cũng thấy đúng, nếu ở lại Nhật, tôi chỉ làm giáo sư và giờ này cũng về hưu, trong khi ở Việt Nam làm được nhiều việc hơn. Chúng ta quán sát thấy đệ tử Phật mỗi người cũng có nhân duyên làm đạo ở những nơi khác nhau. Chẳng hạn ngài Kiều Phạm Ba Đề đắc quả La hán liền lên cõi Trời hành đạo, vì ngài tự biết không có nhân duyên giáo hóa ở trần gian thì ở đó, chúng sanh xem thường, không thể nghe ngài, còn ở cõi Trời, ngài được cung kính và giáo hóa chư Thiên được. Đối với ngài Tân Đầu Lô Phả La Đọa, Đức Phật cho biết ngài có nhân duyên ở thế gian, không được lên Niết bàn, phải ở đây chứng trai, nên bất cứ lễ cúng dường nào cũng phải cung thỉnh ngài đến chứng minh. Có ngài hiện diện, đàn việt mới phát tâm và cúng mới sanh phước.
Thiết nghĩ trên bước đường hành đạo, chúng ta suy nghĩ từng việc mà Phật dạy để thấy chính xác nguyên nhân và kết quả, theo đó mà áp dụng cho mình. Không nên xem thường việc nhỏ, làm việc lớn mà sai lầm thì quay lại lam việc nhỏ cũng gặp nhiều trở ngại. Kinh Pháp Hoa dạy rằng Phật hộ niệm và bổ xứ chúng ta làm gì thì theo đó làm, không làm theo tham vọng hay theo quyền lợi riêng tư. Làm theo Phật bổ xứ, việc khó cũng thành tựu được, làm theo ý đồ không tốt, dù thành công cũng chỉ được tạm thời và sẽ gánh quả báo sau đó.
Mùa hạ năm nay, tôi dịch kinh Di Đà và phát nguyện xương minh pháp môn Tịnh độ. Từ xưa đến nay, chúng ta thường tụng kinh Di Đà theo âm chữ Hán, đa số Phật tử không hiểu nghĩa. Hiện nay, Giáo hội chúng ta chủ trương Việt hóa nghi thức tụng niệm để Tăng Ni, Phật tử cả ba miền Nam, Trung, Bắc đều hiểu và tu được. Vì vậy, tôi dịch kinh Di Đà và soạn nghi thức cầu siêu, nếu được, có thể dùng làm nghi thức cho Tăng Ni, Phật tử cả nước cùng đọc tụng, tu hành.
Mở đầu là bài nguyện hương cúng Phật. Nguyện thứ nhất dâng cúng Phật ngũ phần tâm hương: Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương để cầu nguyện cho tất cả chúng sanh được an vui. Nguyện thứ hai dâng lòng thành cúng Tam Bảo, xin Tam Bảo gia hộ cho đạo pháp hoằng thông đến mọi nhà. Nhưng chính yếu trong ý này là Tăng Bảo, tức trách nhiệm của chúng ta đem Phật pháp đến từng nhà để giúp người hiểu đạo, được thăng hoa tri thức, đạo đức. Và nguyện thứ ba, chúng ta đang ở Ta bà đau khổ, cảm thấy sức lực của mình nhỏ bé, nên nhớ đến lời Phật dặn Bồ tát Tùng địa dũng xuất rằng đời sau có người tu chân chánh thì các ngài nên trợ lực cho họ vượt chướng ngại.
Kế đến, trước khi khai kinh, chúng ta thường tán dương chi và tụng chú đại bi. Tôi dịch bài tán dương chi tán thán công đức của Quan Âm như sau: Cành dương nước pháp rưới ba ngàn. Tánh không tám đức lợi trần gian. Trời người trong sạch vào Pháp giới. Lửa đỏ làm nên đóa sen vàng. Tu Tịnh độ, niệm Phật vãng sanh với điều kiện thứ nhất là được Phật Di Đà từ Tây phương đưa tay tiếp độ chúng ta. Kế đến là Bồ tát Quan Âm lấy nhành dương liễu nhúng vào nước cam lồ trong tịnh bình. Nước cam lồ này lấy từ ao thất bảo ở Tây phương Cực Lạc của Phật Di Đà rải ba ngàn thế giới ở Ta bà thì tất cả liền trở thành thanh tịnh. Quan Âm rải nước cam lồ trên đầu chúng ta để làm sạch nghiệp, vì thân tâm chúng ta có trong sạch mới đến được Tịnh độ Tây phương. Thông thường mỗi khi mở đàn tràng ở Ta bà đầy dơ bẩn và mọi người bị lửa tam độc thiêu đốt, đầy đau khổ, hiểm nguy, cũng phải nhờ giọt nước cam lồ của Quan Âm để tẩy sạch nhơ bẩn, làm cho trời người đều mát mẻ, thanh tịnh mới tu được.
Sau đó, tụng chú Đại bi. Từ trước, chú Đại bi chỉ được phiên âm, không dịch nghĩa. Nhưng tôi may mắn đọc được bản chữ Phạn, hiểu được ý nghĩa của chú này, nên thử dịch ra tiếng Việt. Các Thầy tụng xem có thể cảm được công hạnh của Quan Âm hay không. Kế tiếp là ý nghĩa của chú Tiêu tai kiết tường, đó là thần chú của Bồ tát Văn Thù. Như vậy, chúng ta cầu nguyện hai vị Bồ tát tiêu biểu trước khi khai kinh. Bồ tát Quan Âm che chở, tiêu trừ nghiệp chướng cho ta, xua đuổi ma oán để chúng ta được thanh tịnh. Bồ tát Văn Thù tiêu biểu cho trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới đốt sạch trần lao nghiệp chướng và tiến tu được. Vì vậy, chúng ta cầu nguyện Bồ tát Văn Thù khai tâm mở trí để chúng ta biết cách hành đạo cho được kết quả tốt.
Trước khi tụng kinh có bài tán lư hương: Lư hương xạ nhiệt, pháp giới mông huân… Và bài Chiên đàn hải ngạn, lư nhiệt danh hương… Tôi kết hợp hai bài này và dịch thành bài: Lò hương vừa bén gỗ chiên đàn. Khói thơm ngào ngạt khắp trần gian. Ba ngàn thế giới đều thanh tịnh. Mười phương chư Phật hiện thân vàng.
Đến phần nội dung kinh Di Đà, tôi cũng rút ngắn và dịch nghĩa. Kế đó là tụng chú Vãng sanh, tôi giữ nguyên bài chú này, vì chưa tìm được bản gốc của Phạn bản và chưa hiểu nghĩa. Sau cùng là bài tán Phật, chúng ta thường tụng: A Di Đà Phật thân kim sắc… hay bài Ái hà thiên xích lãng… Tôi rút hai bài này, dịch thành bài: Bể khổ mênh mông sóng ngập trời. Nguồn tình vô tận khổ cùng vui. Nương thuyền Bát Nhã lên bờ giác. Nhứt tâm niệm Phật khỏi luân hồi. Thật vậy, muốn lên bờ giác, phải có trí tuệ vô lậu. Nếu không được như vậy thì còn cách thứ hai là niệm Phật Di Đà để vãng sanh về Tây phương Tịnh độ, ở đó trải qua quá trình tu học với hàng Thánh chúng, cũng sẽ được Vô thượng Bồ đề.
Sau cùng tôi có bài sám Pháp Hoa kết hợp giữa cầu an theo tinh thần Pháp Hoa và cầu siêu theo kinh Di Đà, mở đầu như sau: Một lòng niệm Phật Di Đà. Tây phương Cực Lạc nở hoa sen vàng. Công danh phú quý không màng. Liên Trì hải hội tìm đàng quy y… Ngoài ra, tinh thần Thiền cũng được thể hiện qua đoạn: Quyết lòng tìm đến Linh Sơn. Cầu xin chư Phật hiện thân độ đời. Niêm hoa vi tiếu tuyệt vời. Thần Quang đoạn tý rạng ngời Thiền tông. Huệ Năng thừa tự Mai lâm. Giác Hoàng Điều ngự lại tầm Phù Vân. Con nay hạnh ngộ Thiền nhân. Huệ Đăng Thanh Kế hiện thân Phật Đà… Vì tôi thuộc môn hạ Tổ đình Thiên Thai, nên Tổ Huệ Đăng là bậc cao đức quan trọng đối với tôi.
Nghi thức cầu siêu theo kinh Di Đà vừa trình bày được rút gọn để Tăng Ni dễ hành trì, dễ nắm được tinh ba Phật dạy về pháp môn tu Tịnh độ là một pháp được coi như thù thắng cho chúng sanh ở Ta bà trong đời mạt pháp đầy dẫy chướng nạn và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người vãng sanh về Tịnh độ của Phật Di Đà. Đó là thế giới hoàn toàn thanh tịnh và đầy đủ Thầy hiền bạn tốt trợ lực cho chúng ta tiến tu một cách nhẹ nhàng, đơn giản và cũng đạt được quả vị Toàn giác. Thực là một duyên lành cho chúng ta được Phật Thích Ca chỉ dạy pháp tu Tịnh độ để được sống an lành và tiến tu dưới bóng mát vô lượng công đức, trí tuệ vô tận và thọ mạng vô cùng của Phật Di Đà cùng chư Thánh chúng Bồ tát.
(Bài giảng trường hạ chùa Long An, quận 1, TP. Hồ Chí Minh, ngày 8-7-2002)