Sách
Hôm nay, rất đông Tăng Ni tỉnh nhà tham dự khóa bồi dưỡng Trụ trì là điều tốt, nhưng tôi muốn nhắc nhở quý vị ngoài hình thức tu hành, cần phải cố gắng phát huy phước đức, trí tuệ. Thật vậy, chỉ có phước đức và trí tuệ mới là bản chất của Sa môn. Xưa kia, Đức Phật Thích Ca mặc dù có dư thừa đời sống vật chất, nhưng vì Ngài không màng đến quyền lợi vật chất, chỉ muốn trang nghiêm thân tâm bằng phước đức và trí tuệ. Ngài mới dấn thân trên con đường tu hành để đạt đến quả vị Vô thượng Bồ đề, một thành quả thể hiện đỉnh cao tuyệt đối của phước đức và trí tuệ. Riêng tôi, may mắn được Hòa thượng Thiện Hoa đầu tư cho việc phát huy trí tuệ. Ngài thường nhắc nhở tôi rằng đối với một vị Tăng, quan trọng nhất là Phật pháp. Sự hiểu biết và khả năng hành đạo là thước đo đúng đắn nhất về thành quả tu hành của chúng ta. Tôi được giáo dưỡng trong môi trường như vậy, nên hạ quyết tâm phát huy sự hiểu biết tối đa, luyện tập sức khỏe cho thật tốt để làm đạo lâu dài.
Hình thức bên ngoài là chùa cao Phật lớn, Tăng Ni đông, nhưng đòi hỏi Tăng Ni phải học để tạo nên trí và tuệ, phải tu để tạo phước và đức, mới là việc chính yếu. Phước đức và trí tuệ chính là Báo thân của một vị Bồ tát và Báo thân mới là Thánh tài nối tiếp dòng sinh mạng tương tục của người tu cho đến viên mãn quả Bồ đề. Vì thế, người tu không có phước đức, trí tuệ, chỉ có sanh thân cũng như người đời, không có Báo thân, là điều đáng tiếc vô cùng.
Tăng Ni còn trẻ phải cố gắng trang bị cho được trí và tuệ. Trí có được từ kiến thức học đường và ứng dụng trí này vào việc tu tập Thiền quán, sanh ra được huệ. Có huệ rồi, sẽ có trực giác giúp chúng ta nhìn đời chính xác, hiểu biết mọi việc rõ ràng và tùy theo nhân duyên mà hành đạo. Bước đường hoằng pháp của tôi, trong nước cũng như ở nước ngoài, không gặp khó khăn vì nhờ sử dụng huệ do công phu thể nghiệm Thiền quán. Trước khi đi hành đạo, tôi thường tham Thiền nhập định, quán tưởng nơi mình đến, xem nhân duyên thuần thục hay không. Nơi có nhân duyên, người ta tiếp đón đàng hoàng và mọi việc thành tựu nhẹ nhàng. Không đủ duyên mà đến, nhẹ nhất là người tiếp đón thờ ơ tẻ nhạt, chẳng những việc không thành, mà nhiều khi còn gặp phiền phức, phải đối đầu với gậy gộc. Không quán sát nhân duyên, chỉ hành sử theo sự thấy biết bình thường, dễ chuốc họa vào thân.
Vì tầm quan trọng của việc quán sát nhân duyên đối với người tu trên bước đường hành đạo, Đức Phật đã khẳng định rằng người thấy được nhân duyên là thấy thật tướng các pháp và thấy thật tướng các pháp là thấy Như Lai. Nói đến quán nhân duyên, các Thầy thường nghĩ lầm rằng quán vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, v.v… Quán như vậy là quán về vòng xoay của sanh tử để giúp chúng ta đoạn diệt và chứng Vô sanh. Quán nhân duyên mà tôi muốn nói ở đây là cách suy nghĩ và hành xử thích ứng với giáo, cơ, thời, quốc như Nhật Liên Thánh nhân đã dạy. Giáo là pháp phương tiện của Phật, cơ là căn cơ, trình độ của chúng sanh, thời là thời kỳ và quốc là quốc gia. Các Thầy đến đâu làm đạo, quán sát bốn điều này trước, sẽ không thất bại. Ap dụng pháp quán này, tôi giảng kinh ở Việt Nam, hay ở Ý, Mỹ, Nhật, đều được. Sang nước Ý, tôi thuyết pháp tại nhà thờ của Thiên Chúa giáo và buổi giảng tốt đẹp, vì tôi luôn tỉnh giác trước sự thật rằng mình đang hành đạo ở một nước mà chín mươi chín phần trăm dân chúng theo đạo Thiên Chúa và biết rõ nước này theo văn hóa Tây phương. Tôi đã nói những pháp Phật dạy tương ưng với họ.
Tu hành đã thể nghiệm tinh thần Phật dạy, nghĩa là chúng ta có sẵn phương tiện trong tay. Một Thiền sư nói rất hay: "Đại dụng tại tiền, quyền tại thủ”. Đại dụng của chúng ta là biết rõ thế giới và Pháp giới; nói đơn giản là thấu tỏ bề mặt và luôn cả bề trái của cuộc đời. Thấy biết cả hai mặt của muôn người, muôn việc, chúng ta mới sử dụng phương tiện, gọi là phương tiện quyền xảo ở trong tay ta. Phương tiện mà tôi sử dụng là gì. Tôi xem điều gì của Phật giáo mà người Ky Tô giáo chấp nhận được thì tôi nói với họ, tất nhiên họ bằng lòng. Phật giáo có điểm đặc sắc nhất là không bao giờ áp đặt những gì của mình bắt người khác theo. Thật vậy, Phật dạy trong kinh Pháp Hoa rằng phải biết chúng sinh nghĩ gì, muốn gì và làm được gì, theo đó chúng ta chỉ dạy họ. Thân khẩu ý của Đức Phật luôn luôn vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho chư Thiên vì Ngài sử dụng trí phương tiện một cách tuyệt mỹ. Dạy điều họ không làm được, hay cũng hóa dở, nói điều họ không muốn thì ta sẽ tiếp nhận được gậy gộc. Ý này các Thầy Trụ trì nên ghi nhớ.
Phật tử mời đến hộ niệm đám tang, chúng ta trang nghiêm tụng kinh cầu siêu là họ hoan hỷ. Tụng kinh xong, nếu quán sát nhân duyên thấy rõ họ là người coi nặng đồng tiền, chúng ta không nhận tiền công đức; nghĩa là dùng pháp xả để đối trị lòng tham của họ. Lúc còn bé, Hòa thượng Huê Nghiêm dạy tôi khi cầu an, cầu siêu, nếu thí chủ cúng mười đồng, chỉ nên nhận năm đồng; còn năm đồng hồi hướng lại cho gia chủ. Nếu thấy họ có tánh tham, thì hồi hướng hết cho họ, không nhận gì cả và nói rằng tôi ở chùa, ăn cơm Phật, phục vụ chúng sanh, nên không cần tiền. Chỉ làm một việc nhỏ như vậy, cảm hóa được họ ngay. Tôi xin kể câu chuyện thật, nói lên ý này, nhằm chia sẻ với quý vị bài học đáng giá đối với người tu. Lúc tôi mới từ Nhật trở về nước, một hôm tôi đi chợ với huynh đệ đồng học. Đi ngang Bưu điện, tôi ghé vào mua một xấp bao thư. Cô bán hàng nói giá năm ngàn đồng. Tôi trả tiền rồi đi, nhưng Thầy đi chung ngăn lại, nói rằng chỉ bốn ngàn thôi. Cô bán hàng nhìn Thầy này với vẻ mặt hơi giận như ngầm nói Thầy tu gì mà tính từng đồng, nên cô gằng giọng từng tiếng, năm ngàn đồng! Tôi thấy rõ cô này xem thường người tu, tôi vội bỏ đi. Vừa đi, cô ta liền đổi ý, gọi tôi lại và nói "Thưa Thầy, bốn ngàn”. Phút trước thì gằng giọng, phút sau biết thưa Thầy. Theo tôi, việc trang bị nội tâm rất quan trọng, các Thầy giữ được tâm hồn mình thật trong sáng, thật thanh tịnh, đừng để khởi phiền não. Phiền não chúng ta lắng yên thì thái độ của người sẽ khác; cãi lại không được. Thầy đi chung cũng thấy lạ. Cô ta thối lại tôi một ngàn, nhưng tôi nói thôi. Lần này cô ta lại nói thêm: "Con cúng cho Thầy”. Lần này khá hơn nữa, biết xưng con và nói cúng. Đây là bài thuyết pháp sống, chỉ có tâm không phải trái hơn thua mới tác động cho người này thay đổi thái độ. Hồi nảy một cắc cũng không bớt, rồi hạ giá, bớt một ngàn và cuối cùng xin cúng; tôi cũng không nhận và đi thật nhanh, nhưng cô này chạy theo đưa tiền. Cô bán hàng này hôm sau về chùa lạy Phật, quy y. Đó là kinh nghiệm của riêng tôi vào năm 1973 mới về nước, muốn nhắc quý Thầy cần trang bị tâm mình trong sáng.
Phật dạy chúng ta rằng thế mạnh của người tu là tâm thanh tịnh, giải thoát, đừng cho phiền não làm nhiễm ô tâm, chính tâm trong sạch ấy mới khiến cho người phát tâm. Khi tâm chúng ta thanh tịnh, quán sát việc xảy ra, thấy được nguyên nhân của nó, chúng ta sẽ hóa giải được việc xấu thành tốt. Như cô bán hàng vừa nói xem thường Thầy tu, nghĩ rằng Thầy tu coi trọng tiền bạc, mình nên chứng tỏ cho họ thấy Thầy tu không cần tiền bạc. Làm như vậy, mới phá bỏ được ý nghĩ sai lầm của họ, họ mới phát tâm. Chúng ta còn nhớ khi Phật thành đạo, Ngài đến Lộc Uyển thuyết pháp. Nhận thấy Kiều Trần Như tâm đã thanh tịnh, không kẹt tiền bạc, lợi danh, không kẹt tất cả các pháp; vì thế, Phật mới cho phép ông đi khất thực với Ngài. Bốn vị còn lại chưa được đi khất thực vì tâm chưa thanh tịnh.
Trên bước đường tu, khi người thấy ta, không sanh kính trọng, phải tự biết ta còn phiền não, còn nghiệp chướng trần lao; cần cố gắng khắc phục những yếu điểm của mình. Ngày nay, tỉnh Tiền Giang có đông Tăng Ni, đáng mừng cho Tỉnh hội chúng ta. Tuy nhiên, mỗi người cần phải trang bị kiến thức rộng để quán sát được nhân duyên hành đạo. Biết rõ nơi nào thuyết giảng gì cho người chấp nhận. Vấn đề quốc gia, tức địa điểm hành đạo là quan trọng. Ở Nhật, tôi giảng khác với ở Ý, vì người Nhật đa số theo Phật giáo, nhưng gắn liền với Thần đạo. Tôi thuyết Phật pháp, nhưng song hành với Thần đạo, vì biết rõ Thần đạo là truyền thống của họ. Họ tin tưởng Thái Dương Thần nữ là vị khởi đầu sanh ra dân tộc họ, cũng như đối với người Việt chúng ta là bà Âu Cơ vậy. Và từ Thái Dương Thần nữ đến Thần Vũ Thiên hoàng, tức là ông vua thực trên cuộc đời, nước Nhật có truyền thống từ thời lập quốc cho đến ngày nay, chỉ có một dòng họ làm vua, vì họ coi dòng dõi này xuất thân từ Thái Dương Thần nữ. Hiểu biết về lịch sử của đất nước họ và quán sát nhân duyên, biết được tình cảm của nhân dân như thế nào, nói những pháp tương ưng, họ nghe và hoan hỷ. Giảng sư được đánh giá là giảng hay, chỉ vì nói đúng với tâm lý, hợp với suy nghĩ của chúng hội.
Quán sát Nhân duyên thấy từng quốc gia có chế độ khác nhau, nói ngược lại thể chế của nơi đang hành đạo, tất nhiên không thể được. Phương tiện trong tay, nghĩa là chúng ta sử dụng được sự hiểu biết thích nghi với luật pháp của nơi mình hành đạo, nói những pháp tương ưng, không chống trái với nền tảng của thể chế, của phong tục tập quán nơi đó, giúp chúng ta thành công trên bước đường truyền bá giáo pháp. Ngoài quốc độ, phương tiện còn tùy thuộc thời gian. Thí dụ Phật giáo ở Việt Nam trải qua giai đoạn dài cực thịnh ở thời Đinh, Lê, Lý, Trần; đó là thời kỳ quân chủ, vua chúa lãnh đạo phải khác thời nay. Trong các chùa xưa, sau khi tụng kinh sám hối, chúng ta lạy thù ân, rồi chúc tán. Tôi nhớ hồi nhỏ thường tán tụng câu thượng chúc Hoàng đế thánh thọ. Nhưng thời đại chúng ta không có vua, nên không chúc Hoàng đế nữa, mà chúc quốc dân; vì theo chế độ của chúng ta, nhân dân là chính. Tuy cùng quốc độ, nhưng sự hành đạo của chúng ta cũng phải thích nghi với từng thời kỳ khác nhau. Ngày nay, thời đại văn minh khoa học, chúng ta thuyết pháp, sinh hoạt cũng phải thích hợp với tinh thần khoa học hiện đại, không sử dụng những gì lạc hậu lỗi thời.
Đối với chúng ta, tất cả pháp Phật đều là phương tiện, phải biết pháp nào sử dụng ở đâu và lúc nào, dùng cho đối tượng nào. Nếu dùng không đúng nơi, đúng lúc, đúng người, kinh Pháp Hoa gọi là uống lầm thuốc độc, nghĩa là sử dụng không đúng, biến thuốc thành chất độc hại người. Pháp Phật được ví như tủ thuốc gia truyền, nhưng ông thầy phải biết bắt mạch, nhận ra bệnh và biết sử dụng dược tánh chữa khỏi bệnh. Các Thầy không cần phải đem cả tủ thuốc đi theo, chỉ lựa chọn thuốc nào trị được bệnh cho người địa phương, ở nơi đó và lúc đó. Chữa trị xong thì thôi, không phải dùng mãi thuốc này. Người bệnh khác, chữa trị cách khác, không phải áp dụng một thứ chung cho tất cả mọi nơi, mọi lúc, mọi người. Biết ứng dụng pháp phương tiện trong việc truyền bá chánh pháp, cũng như thực tập trong cuộc sống tu hành của chúng ta, nhất định đạt được kết quả tốt đẹp, làm an lạc cho chính mình và cho mọi người.
Tôi cầu mong tất cả hơn sáu trăm Tăng Ni tỉnh Tiền Giang sau khi mãn khóa học, trở về bổn tự, quý vị cố gắng thực tập, giúp cho những người hữu duyên đều phát tâm Bồ đề, kính Phật, trọng Tăng. Đó là thành quả đáng quý trên bước đường hoằng pháp lợi sinh. Cầu nguyện chư Phật gia hộ tất cả Tăng Ni luôn an lành trong chánh pháp.
(Bài giảng khóa Bồi dưỡng Trụ trì tỉnh Tiền Giang 2005)
Hình thức bên ngoài là chùa cao Phật lớn, Tăng Ni đông, nhưng đòi hỏi Tăng Ni phải học để tạo nên trí và tuệ, phải tu để tạo phước và đức, mới là việc chính yếu. Phước đức và trí tuệ chính là Báo thân của một vị Bồ tát và Báo thân mới là Thánh tài nối tiếp dòng sinh mạng tương tục của người tu cho đến viên mãn quả Bồ đề. Vì thế, người tu không có phước đức, trí tuệ, chỉ có sanh thân cũng như người đời, không có Báo thân, là điều đáng tiếc vô cùng.
Tăng Ni còn trẻ phải cố gắng trang bị cho được trí và tuệ. Trí có được từ kiến thức học đường và ứng dụng trí này vào việc tu tập Thiền quán, sanh ra được huệ. Có huệ rồi, sẽ có trực giác giúp chúng ta nhìn đời chính xác, hiểu biết mọi việc rõ ràng và tùy theo nhân duyên mà hành đạo. Bước đường hoằng pháp của tôi, trong nước cũng như ở nước ngoài, không gặp khó khăn vì nhờ sử dụng huệ do công phu thể nghiệm Thiền quán. Trước khi đi hành đạo, tôi thường tham Thiền nhập định, quán tưởng nơi mình đến, xem nhân duyên thuần thục hay không. Nơi có nhân duyên, người ta tiếp đón đàng hoàng và mọi việc thành tựu nhẹ nhàng. Không đủ duyên mà đến, nhẹ nhất là người tiếp đón thờ ơ tẻ nhạt, chẳng những việc không thành, mà nhiều khi còn gặp phiền phức, phải đối đầu với gậy gộc. Không quán sát nhân duyên, chỉ hành sử theo sự thấy biết bình thường, dễ chuốc họa vào thân.
Vì tầm quan trọng của việc quán sát nhân duyên đối với người tu trên bước đường hành đạo, Đức Phật đã khẳng định rằng người thấy được nhân duyên là thấy thật tướng các pháp và thấy thật tướng các pháp là thấy Như Lai. Nói đến quán nhân duyên, các Thầy thường nghĩ lầm rằng quán vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, v.v… Quán như vậy là quán về vòng xoay của sanh tử để giúp chúng ta đoạn diệt và chứng Vô sanh. Quán nhân duyên mà tôi muốn nói ở đây là cách suy nghĩ và hành xử thích ứng với giáo, cơ, thời, quốc như Nhật Liên Thánh nhân đã dạy. Giáo là pháp phương tiện của Phật, cơ là căn cơ, trình độ của chúng sanh, thời là thời kỳ và quốc là quốc gia. Các Thầy đến đâu làm đạo, quán sát bốn điều này trước, sẽ không thất bại. Ap dụng pháp quán này, tôi giảng kinh ở Việt Nam, hay ở Ý, Mỹ, Nhật, đều được. Sang nước Ý, tôi thuyết pháp tại nhà thờ của Thiên Chúa giáo và buổi giảng tốt đẹp, vì tôi luôn tỉnh giác trước sự thật rằng mình đang hành đạo ở một nước mà chín mươi chín phần trăm dân chúng theo đạo Thiên Chúa và biết rõ nước này theo văn hóa Tây phương. Tôi đã nói những pháp Phật dạy tương ưng với họ.
Tu hành đã thể nghiệm tinh thần Phật dạy, nghĩa là chúng ta có sẵn phương tiện trong tay. Một Thiền sư nói rất hay: "Đại dụng tại tiền, quyền tại thủ”. Đại dụng của chúng ta là biết rõ thế giới và Pháp giới; nói đơn giản là thấu tỏ bề mặt và luôn cả bề trái của cuộc đời. Thấy biết cả hai mặt của muôn người, muôn việc, chúng ta mới sử dụng phương tiện, gọi là phương tiện quyền xảo ở trong tay ta. Phương tiện mà tôi sử dụng là gì. Tôi xem điều gì của Phật giáo mà người Ky Tô giáo chấp nhận được thì tôi nói với họ, tất nhiên họ bằng lòng. Phật giáo có điểm đặc sắc nhất là không bao giờ áp đặt những gì của mình bắt người khác theo. Thật vậy, Phật dạy trong kinh Pháp Hoa rằng phải biết chúng sinh nghĩ gì, muốn gì và làm được gì, theo đó chúng ta chỉ dạy họ. Thân khẩu ý của Đức Phật luôn luôn vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho chư Thiên vì Ngài sử dụng trí phương tiện một cách tuyệt mỹ. Dạy điều họ không làm được, hay cũng hóa dở, nói điều họ không muốn thì ta sẽ tiếp nhận được gậy gộc. Ý này các Thầy Trụ trì nên ghi nhớ.
Phật tử mời đến hộ niệm đám tang, chúng ta trang nghiêm tụng kinh cầu siêu là họ hoan hỷ. Tụng kinh xong, nếu quán sát nhân duyên thấy rõ họ là người coi nặng đồng tiền, chúng ta không nhận tiền công đức; nghĩa là dùng pháp xả để đối trị lòng tham của họ. Lúc còn bé, Hòa thượng Huê Nghiêm dạy tôi khi cầu an, cầu siêu, nếu thí chủ cúng mười đồng, chỉ nên nhận năm đồng; còn năm đồng hồi hướng lại cho gia chủ. Nếu thấy họ có tánh tham, thì hồi hướng hết cho họ, không nhận gì cả và nói rằng tôi ở chùa, ăn cơm Phật, phục vụ chúng sanh, nên không cần tiền. Chỉ làm một việc nhỏ như vậy, cảm hóa được họ ngay. Tôi xin kể câu chuyện thật, nói lên ý này, nhằm chia sẻ với quý vị bài học đáng giá đối với người tu. Lúc tôi mới từ Nhật trở về nước, một hôm tôi đi chợ với huynh đệ đồng học. Đi ngang Bưu điện, tôi ghé vào mua một xấp bao thư. Cô bán hàng nói giá năm ngàn đồng. Tôi trả tiền rồi đi, nhưng Thầy đi chung ngăn lại, nói rằng chỉ bốn ngàn thôi. Cô bán hàng nhìn Thầy này với vẻ mặt hơi giận như ngầm nói Thầy tu gì mà tính từng đồng, nên cô gằng giọng từng tiếng, năm ngàn đồng! Tôi thấy rõ cô này xem thường người tu, tôi vội bỏ đi. Vừa đi, cô ta liền đổi ý, gọi tôi lại và nói "Thưa Thầy, bốn ngàn”. Phút trước thì gằng giọng, phút sau biết thưa Thầy. Theo tôi, việc trang bị nội tâm rất quan trọng, các Thầy giữ được tâm hồn mình thật trong sáng, thật thanh tịnh, đừng để khởi phiền não. Phiền não chúng ta lắng yên thì thái độ của người sẽ khác; cãi lại không được. Thầy đi chung cũng thấy lạ. Cô ta thối lại tôi một ngàn, nhưng tôi nói thôi. Lần này cô ta lại nói thêm: "Con cúng cho Thầy”. Lần này khá hơn nữa, biết xưng con và nói cúng. Đây là bài thuyết pháp sống, chỉ có tâm không phải trái hơn thua mới tác động cho người này thay đổi thái độ. Hồi nảy một cắc cũng không bớt, rồi hạ giá, bớt một ngàn và cuối cùng xin cúng; tôi cũng không nhận và đi thật nhanh, nhưng cô này chạy theo đưa tiền. Cô bán hàng này hôm sau về chùa lạy Phật, quy y. Đó là kinh nghiệm của riêng tôi vào năm 1973 mới về nước, muốn nhắc quý Thầy cần trang bị tâm mình trong sáng.
Phật dạy chúng ta rằng thế mạnh của người tu là tâm thanh tịnh, giải thoát, đừng cho phiền não làm nhiễm ô tâm, chính tâm trong sạch ấy mới khiến cho người phát tâm. Khi tâm chúng ta thanh tịnh, quán sát việc xảy ra, thấy được nguyên nhân của nó, chúng ta sẽ hóa giải được việc xấu thành tốt. Như cô bán hàng vừa nói xem thường Thầy tu, nghĩ rằng Thầy tu coi trọng tiền bạc, mình nên chứng tỏ cho họ thấy Thầy tu không cần tiền bạc. Làm như vậy, mới phá bỏ được ý nghĩ sai lầm của họ, họ mới phát tâm. Chúng ta còn nhớ khi Phật thành đạo, Ngài đến Lộc Uyển thuyết pháp. Nhận thấy Kiều Trần Như tâm đã thanh tịnh, không kẹt tiền bạc, lợi danh, không kẹt tất cả các pháp; vì thế, Phật mới cho phép ông đi khất thực với Ngài. Bốn vị còn lại chưa được đi khất thực vì tâm chưa thanh tịnh.
Trên bước đường tu, khi người thấy ta, không sanh kính trọng, phải tự biết ta còn phiền não, còn nghiệp chướng trần lao; cần cố gắng khắc phục những yếu điểm của mình. Ngày nay, tỉnh Tiền Giang có đông Tăng Ni, đáng mừng cho Tỉnh hội chúng ta. Tuy nhiên, mỗi người cần phải trang bị kiến thức rộng để quán sát được nhân duyên hành đạo. Biết rõ nơi nào thuyết giảng gì cho người chấp nhận. Vấn đề quốc gia, tức địa điểm hành đạo là quan trọng. Ở Nhật, tôi giảng khác với ở Ý, vì người Nhật đa số theo Phật giáo, nhưng gắn liền với Thần đạo. Tôi thuyết Phật pháp, nhưng song hành với Thần đạo, vì biết rõ Thần đạo là truyền thống của họ. Họ tin tưởng Thái Dương Thần nữ là vị khởi đầu sanh ra dân tộc họ, cũng như đối với người Việt chúng ta là bà Âu Cơ vậy. Và từ Thái Dương Thần nữ đến Thần Vũ Thiên hoàng, tức là ông vua thực trên cuộc đời, nước Nhật có truyền thống từ thời lập quốc cho đến ngày nay, chỉ có một dòng họ làm vua, vì họ coi dòng dõi này xuất thân từ Thái Dương Thần nữ. Hiểu biết về lịch sử của đất nước họ và quán sát nhân duyên, biết được tình cảm của nhân dân như thế nào, nói những pháp tương ưng, họ nghe và hoan hỷ. Giảng sư được đánh giá là giảng hay, chỉ vì nói đúng với tâm lý, hợp với suy nghĩ của chúng hội.
Quán sát Nhân duyên thấy từng quốc gia có chế độ khác nhau, nói ngược lại thể chế của nơi đang hành đạo, tất nhiên không thể được. Phương tiện trong tay, nghĩa là chúng ta sử dụng được sự hiểu biết thích nghi với luật pháp của nơi mình hành đạo, nói những pháp tương ưng, không chống trái với nền tảng của thể chế, của phong tục tập quán nơi đó, giúp chúng ta thành công trên bước đường truyền bá giáo pháp. Ngoài quốc độ, phương tiện còn tùy thuộc thời gian. Thí dụ Phật giáo ở Việt Nam trải qua giai đoạn dài cực thịnh ở thời Đinh, Lê, Lý, Trần; đó là thời kỳ quân chủ, vua chúa lãnh đạo phải khác thời nay. Trong các chùa xưa, sau khi tụng kinh sám hối, chúng ta lạy thù ân, rồi chúc tán. Tôi nhớ hồi nhỏ thường tán tụng câu thượng chúc Hoàng đế thánh thọ. Nhưng thời đại chúng ta không có vua, nên không chúc Hoàng đế nữa, mà chúc quốc dân; vì theo chế độ của chúng ta, nhân dân là chính. Tuy cùng quốc độ, nhưng sự hành đạo của chúng ta cũng phải thích nghi với từng thời kỳ khác nhau. Ngày nay, thời đại văn minh khoa học, chúng ta thuyết pháp, sinh hoạt cũng phải thích hợp với tinh thần khoa học hiện đại, không sử dụng những gì lạc hậu lỗi thời.
Đối với chúng ta, tất cả pháp Phật đều là phương tiện, phải biết pháp nào sử dụng ở đâu và lúc nào, dùng cho đối tượng nào. Nếu dùng không đúng nơi, đúng lúc, đúng người, kinh Pháp Hoa gọi là uống lầm thuốc độc, nghĩa là sử dụng không đúng, biến thuốc thành chất độc hại người. Pháp Phật được ví như tủ thuốc gia truyền, nhưng ông thầy phải biết bắt mạch, nhận ra bệnh và biết sử dụng dược tánh chữa khỏi bệnh. Các Thầy không cần phải đem cả tủ thuốc đi theo, chỉ lựa chọn thuốc nào trị được bệnh cho người địa phương, ở nơi đó và lúc đó. Chữa trị xong thì thôi, không phải dùng mãi thuốc này. Người bệnh khác, chữa trị cách khác, không phải áp dụng một thứ chung cho tất cả mọi nơi, mọi lúc, mọi người. Biết ứng dụng pháp phương tiện trong việc truyền bá chánh pháp, cũng như thực tập trong cuộc sống tu hành của chúng ta, nhất định đạt được kết quả tốt đẹp, làm an lạc cho chính mình và cho mọi người.
Tôi cầu mong tất cả hơn sáu trăm Tăng Ni tỉnh Tiền Giang sau khi mãn khóa học, trở về bổn tự, quý vị cố gắng thực tập, giúp cho những người hữu duyên đều phát tâm Bồ đề, kính Phật, trọng Tăng. Đó là thành quả đáng quý trên bước đường hoằng pháp lợi sinh. Cầu nguyện chư Phật gia hộ tất cả Tăng Ni luôn an lành trong chánh pháp.
(Bài giảng khóa Bồi dưỡng Trụ trì tỉnh Tiền Giang 2005)