Sách
Đến thăm trường hạ này, tôi tán thán sáng kiến mới của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai. Mùa An cư năm nay, lần đầu tiên quý vị đã tổ chức được một trườnghạ rất lớn, tập trungTăng Ni trên một ngàn người. Từ trước đến nay chưa có chùa nào có sức chứa đông đến thế. Nhớ lại xưa kia, Hòa thượng Thiện Hòa đã viếngthăm chùa Tổng Trì ở Nhật Bản. Ngài về nước mới có ý xây dựng một ngôi đại tự của Phật giáo Việt Nam. Lúcđó, ngài đang làm Trị sử trưởngGiáo hội Tăng già Việt Nam và ngài xin khai khẩn một trăm mẫu đất nơi đây để xây dựng Đại Tùng Lâm. Nhưng mãi đến năm nay Phật lịch 2548, chúng ta mới thực hiện được tâm nguyện của Hòa thượng khai sơn.
Tôi rất mừng khi thấy chư Tăng Ni nơi đây đã an tâm tu họctrong mộttháng qua. Tôi tinrằng trong tương lai, quý vịsẽ hoàn thành ýnguyện banđầu củaHòa thượng là xâydựng được Đại Tùng Lâm nhưmột ngôichùa chung tiêu biểu cho Phật giáo Việt Nam. Muốnđược nhưvậy, thiết nghĩ phải nhờ sựhy sinh, đoàn kếtcủa BanTrị sựtỉnh nhà, cũng nhưcủa cácthành viêntrong toàn tỉnh. Ngoài ra, tấtcả chúng ta cầnsống theo lờidi huấn của Phật, lấy giải thoát làmviệc chính yếu vàphải sống vô ngãvị tha. Chúng tacùng hướng tâm đến mục tiêu chung là phụng sự Phật pháp, vô ngã hoàn toàn mớixây dựng được ngôi đại tự.Chúng takhông nghĩ chùa nàylà củariêng ai, mà là củaPhật giáo. Nghĩ như vậy, chúng ta hết lòng phụng sự thì chắc chắn chùa hoàn thành được.
Tôi rất ủng hộ tâm niệm của Thượng tọa Quảng Hiển. Thượng tọa nhận thấy Phật giáo Đài Loan xây dựng được PhậtQuang sơn có tầm cỡ quốc tế, nên hạ quyết tâm xâydựng một ngôi đại tự của Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiên, việc này khôngthể một ngườilàm được. Cần có sự quyết tâm của mọi người. Tất cả chúng ta cùng chấp nhận nhau, trao đổi với nhau kinh nghiệm sống và truyền bá Phật pháp là bước ban đầu. Và bước kế tiếp còn nhiều khó khăn. Nếu chúng ta còn một chút chấp ngã thì khó thành tựu tốt đẹp.
Tôi có nhân duyên với tỉnh này. Mặc dù tôi chịu trách nhiệm hoằng pháp chung của Giáo hội, nhưng Đại Tùng Lâmcó sự gắn bó với chùa Ấn Quang của Hòa thượng Thiện Hòa. Vì thế, tôi vẫn coi mình là một thành viên củaĐại Tùng Lâm. Điều thứ hai là tôi xây dựng ba ngôi chùa ở núi Thị Vãi là chùa Liên Trì, Hồng Phúc và Linh Sơn Bửu Thiền, hay chùa Tổ. Vì tôi vốn xuất thân từ đó, nên tôi đã phục hồi những ngôi chùa này. Tôi nghĩ Linh Sơn Bửu Thiền ở Thị Vãi cũng có sự gắn bó với Đại Tùng Lâm và Tăng Ni ở Đại Tùng Lâm có thể coi Linh Sơn Bửu Thiềnlà nơi thư giãn hay thực tập Thiền quán để tìm về cội nguồn của mình.
Tôi có một số việc muốn chia sẻ với quý vị. Sau mùa Phật Đản, tôi đã có chuyến công du sang Mỹ. Trong phái đoàn, tôi và Thượng tọa Thiện Tâm đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, cũng có hai Linh Mục đại diện cho Thiên Chúa giáo và một Mục sư của đạo Tin Lành. Trước tiên, tôi đến thăm hai tổ chức Phật giáo ở thành phố New York mà cả hai vị lãnh đạo của hai tổ chức này đều thuộc Phật giáo Nhật Bản. Một vị thuộc Pháp Hoa tông của Nhật. Đối với tôi, vị này thân tình vì cùng một tông, nên hiểu nhau và sinh hoạt cởi mở, chân tình. Vị này giáo hóa được một số người Mỹ, độ họ xuất giatu hành. Họ đã từng tham chiếnở Việt Nam trước kia, nên có mặc cảm tội lỗi; vì sanh ở Mỹ, nhưng lại ném bom, giết hại người Việt Nam. Vì vậy, họ tự thấy có tội, mới quyết tâm tu để sám hối. Theo tôi, giáo hóa được những người Mỹ này, giúp họ nhận ra sự sai lầm của bản thân,đó là việc làm không đơn giản. Các nhà sư Mỹ này nhờ tôi về Việt Nam, xin phép xây dựng ngôi chùa Hòa Bình ở Củ Chi là nơi diễn ra chiến tranh tàn khốc. Các ôngsẽ vận động những binh sĩ đã tham chiến ở Việt Nam đóng góp, xây dựng chùa để thể hiện sự thành tâm sám hối của họ và cầu nguyện cho đất nước Việt Nam vĩnh viễn hòa bình.
Ngoài ra, tôi cũng đến thăm một tổ chức khác của Phật giáoở New York mà đứng đầu là nhà Sư của Tịnh độ Chân tông Nhật Bản. Họ cũng có cảm tình với Phật giáo chúngta. Sau đây là kinh nghiệm tôi đi làm đạo muốn chia sẻ với quý vị. Thông thường, Tăng Ni chúng ta tu pháp môn gì thì coi pháp đó là nhất. Có như vậy mới hết lòng với pháp tu được. Tuy nhiên, nghĩ như thế thì liền rơi vào chấp ngã, cho ta là nhất và chấp pháp, coi pháp tucủa mình là hơn hết. Tất nhiênviệc đụng chạm với người tu pháp khác là điều khôngthể tránh khỏi.Theo tôi, Tăng Ni gặp nhau mà cứ tranh cãi về pháp tu thì nguy hiểm vô cùng. Thực tế lịch sử cho thấy Tịnh độ và Pháp Hoatông của Nhật Bản đã từng chống nhau đến độ giết nhau, chỉ vì chấp ngã, chấp pháp quá nặng. Pháp Hoa tông chủ trương không thể nào chấp nhận Tịnh độ, vì họ lý luận rằng sanh ở Ta bà, theo Đức Thích Ca là giáo chủ Ta bàvà là công dân nước Nhật thì phải phụng sự nước Nhật,phải xây dựng thế giới Ta bà, không thể bỏ Phật Thích Ca mà về Tịnh độ của Đức Di Đà. Nếu tôi giữ lập trường này của họ thì không thể nào hòa với người tu của Tịnh độ, và nhất là Tịnh độ Chân tông mà tôi đã tiếp xúc, trao đổi trong chuyến thăm vừa qua. Theo tôi, thực sự tu Pháp Hoa, cần nhớ rằng Phật dạy phải quán sát xem người mà ta thân cận, họ nghĩ gì, muốn gì và có thể làm được gì. Thực hiện tinh thần vô ngã, khôngnghĩ ta thế nàythế nọ và muốn người khác phải theo ý ta. Trái lại, thấy rõ ý của người,họ muốn gì thì ta tùy thuậnlàm theo. Chấp ngã, chấp pháp, cứ lấy ý mình áp đặt cho người sẽ chuốc lấy khổ đau.
Gặp nhà Sư quyết định về Tịnh độ, không muốn ngó lại Ta bà thì nói chuyện với họ, tôi cũng đặt tâm trạng mình được sống trong một thế giới an vui thực sự như vậyvà cũng mong ước mọi người được sống trong cảnh Cực Lạc ấy. Chia sẽ với ông điều đó, khiến ông rất vui. Ngoàira, tôi cũng kể cho ông nghe về người bạn thân củatôi là nhà Sư của Tịnh độ Nhật Bản. Ông này bị ung thưtuyến tụy, bác sĩ nói rằng khôngthể sống. Nhưngông sang thăm tôi, mỗi sáng ăn mấy quả chanh và phơi nắng, chiều nhìn mặt trời lặn, nghĩ đến Phật Di Đà ở phương Tây. Ba tháng sau thì ông khỏe mạnh bình thường, bác sĩ cũng phải ngạc nhiên. Ông này hết lòng tin tưởng Phật DiĐà và nghĩ đến Ngài, nên được Phật lực gia bị, được lành bệnh hiểm nghèo mà chính bác sĩ không cứu được. Nghetôi kể như vậy, nhà Sư Tịnh độ Chân tông rất hài lòng, vì tôi biết ông có niềm tin tuyệt đối với Phật Di Đà và tin rằng Đức Phật này có năng lực bất tư nghì. Vì thế, dù chúng ta có tạo nghiệp bao nhiêu đi nữa, nhưng nhứt tâm niệm Phật Di Đà thì cũng được vãng sanh Tịnh độ. Tôi chia sẻ ý này với ông. Bạn tin vậy, mình tùy hỷ với họ, làm họ vui lòng; đừng tìm cách chống nhau, không lợiích gì cho ai cả. Nếu chúng ta tìm mâu thuẫn của nhau thìchắc chắn dẫn đến phá hại nhau, rồi cả hai cùng tan rã. Nên tìm điểm hạp nhau để cảm thông, thích ứng được với nhau thì mới phát triển được việc làm của ta và người.
Kế đến, tôi sang thăm tổ chức Hội đồng Tôn giáo vì Hòabình bên cạnh Liên Hiệp Quốc. Ở đây, tôi gặp nhiều nhà tôn giáo thuộc đạo Tin Lành, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo. Tất cả những người này dù thuộc các tôn giáo khác nhau hoàn toàn, nhưng họ đã hợp tác với nhau để thành lập một Hội đồng Tôn giáo vì Hòa bình, làm cố vấn cho Liên Hiệp Quốc. Khi có vấn đề xảy ra liên hệ đến tôn giáo, họ sẽ góp ý cho Liên Hiệp Quốc. Hầu hết các nhà lãnh đạo tôn giáo của tổ chức này đều có học vị cao, tối thiểulà Thạc sĩ. Theotôi, các nhà lãnh đạo của nhiều tôn giáo hoàn toàn khácbiệt như vậy mà còn hòa hợp được với nhau, cùng làmviệc chung để đưa ý kiến thống nhất của các tôn giáo,góp phần giải quyết nhữngvấn đề trọng đại của thế giới. Trong khi chúng ta cùng là Phật giáo, mà lại không hòa hợp, không chấp nhận nhau được thì quả là rất vô lý.
Quan niệm ngày nay trên thế giới là muốn tồn tại, phải hòa hợp, cùng cộng tồn, không thể khác. Vì thế, nhânloại đang hướng đến thế kỷ mới là thế kỷ hòa hợp. Và đặc biệt, người ta coi đạo Phật là đạo dễ hòa hợp nhất, dễ được nhiềungười chấp nhận nhất. Họ đề cao Phậtgiáo như vậy, vì họ đã nhận ra nét tinh ba của giáo lý đạo Phật là vị tha vô ngã. Tinh ba này dĩ nhiên vô cùng cầnthiết cho sự hòa hợp các tôn giáo khác biệt nhau. Và họ đã giao trách nhiệm liên hệ với các tôn giáo của nhiều quốc gia cho nhà Sư Sugino thuộc Phật giáo Nhật Bản. Ông rất vui khi gặp tôi và nhờ tôi về nước liên hệ với chính phủ để Phật giáo Việt Nam cử người đại diện tham gia Hội đồng Tôn giáo thế giới.Theo ông, Phật giáo Việt Namxứng đáng có tiếng nói trong tổ chức này, vì Giáo hộichúng ta là tổ chức duy nhất thống nhất được trên bốnmươi ngàn Tăng Ni cùng sinh hoạt;trong khi chưa có Phật giáo nước nào làm được như vậy. Chúng ta cần tham giađể đóng góp tiếng nói của Phật giáo Việt Nam cho việc xây dựng hòa bình trên thế giới.
Như vậy, ba tổ chức mà tôi đã tiếp xúc và trao đổi đều cócảm tình với chúng ta, vì nghĩ rằng chúngta mang tinh thần vị tha, vô ngã. Giới Phật giáo chúng ta nên suy nghĩ về điều này để sinh hoạt với nhau và cũng để quan hệ tốtvới tất cả thành phần xã hội không phải là Phật giáo. Tinh thần này tôi muốn chia sẻ và nhắc nhở quý vị trong mọi việc làm của chúng ta.
Sau đó, tôi đếnthăm Hộiđồng Nhàthờ củaMỹ cókhuôn viên sinh hoạt rất rộng lớn màĐại Tùng Lâm củachúng taso vớihọ không thấm vàođâu. Vàokhu đómà không có người hướng dẫnthì không biết đường đi, vìrộng mênh mông, vớinhà lầucả chục tầng. Hộiđồng nàyđiều hành tất cảnhà thờTin Lành của cảnước Mỹ,với sáuchục triệu tín đồ.Họ cũng vui vẻmời chúng tôi dùng cơm chay. Tiếp theo, chúng tôisang Washington, thủ đôMỹ, tiếp xúc vớiHội đồng Giám Mụclà tổchức củaThiên Chúa giáo. Họcho biết ở Mỹchỉ cóbốn chục triệu tínđồ theo đạo Thiên Chúa vàcũng gặpnhiều khókhăn.
Tôi nghĩ rằng học của ngườirồi suy nghĩ việc của mình. Tại sao đạo Tin Lành phát triển mạnh. Tôi thấy đạo Thiên Chúa ở mặt nào đó cũng giốngđạo Phật chúng tanên không thể phát triểnmạnh. Đó là họ và ta đều đào tạo tu sĩ; tu sĩ của họ cũng như của ta đều có đời sống phạm hạnh,không lập gia đình. Thực tế cho thấy chúngta đào tạo tu sĩ mất năm, mười năm và trải qua một thời gian dài nữa, mới lên đến Thượng tọa. Nhưng nếu Thượng tọa này hoàn tục thì kể như chúng ta mất trắng. Vì thế, đào tạo tu sĩ thì nhiều và tốn thì giờ, tốn công của, nhưng lại dễ mất, dù có giữ kỹ trong chùa. Và người càng tốt, càng giỏi, có ngoại hình dễ coi, hoặc nhờ được, thì lại càng dễ mất hơn. Đạo Phật và đạo Thiên Chúa giống nhau ở điểm này. Trong khi Mục sư đạo Tin Lành có gia đình hẳn hoi. Họ đào tạo Mục sư đơn giản, không bị mất tu sĩ mà lại còn phát triển thêm, vì khi một Mục sư qua đời thì con của họ tiếp tục làm Mục sư.
Đạo Phật chúng ta phải nghĩ cách tồn tại. Theo tôi, chúng ta không nên phát triểnnhiều tu sĩ, nhưng nên phát triển giới cư sĩ. Vì thực chất của tu sĩ đòi hỏi nhiều điều khó vô cùng.Thí dụ đơn giản như đối với việc ăn chay,không phải ai cũng làm được. Cơ thể của người không thíchhợp với thức ăn chay mà họ bị bó buộc ăn thì bệnh sẽ phát sanh. Lại thêm, người tu phải tuân thủ giới luật khắc khe, nên nhiều người không giữ được. Thiết nghĩ phát triển cư sĩ càng đông, đạo Phật càng dễ tồn tại. Ngoài ra, điều quan trọng là tu sĩ ít, nhưng thực chất mỗi tu sĩ phải lãnh đạo được một số người, ít nhất cũng độ được năm mươi tín đồ. Chúng ta có nhiều tu sĩ, nhưng có ít tín đồ. Trao đổi với các vị lãnh đạo Thiên Chúa giáo, họ cho tôi biết rằng Hội đồng Giám Mục Việt Nam có sáu mươi vị và có hơn hai ngàn Linh Mục. Như vậy, cả nước ta chỉ có hai ngàn sáu mươi tu sĩ Thiên Chúa, nhưng họ lại nắm được đến tám triệu tín đồ. Linh Mục Danh là người cùng đi trong đoàn với tôi sang Mỹ, ông chịu trách nhiệm quản lý ba ngàn tín đồ ở nhà thờ Thị Nghè. Linh Mục Thẩm ở Nam Định thì có năm ngàn tín đồ. Như vậy, một Linh Mục đã nắm được năm, ba ngàn tín đồ. Trong khi Phật giáo chúng ta có trên bốn mươi ngàn tu sĩ và trên mười ngàn tự viện, nhưng không biết nắm được bao nhiêu tín đồ. Ông Trưởng ban Tôn giáo nói với tôi rằng theo thống kê của Nhà nước thì số tín đồ của Phật giáo có gần mười triệu, của Thiên Chúa giáo hơn tám triệu và của Tin Lành là một triệu.Phật giáo chúngta có mười triệu tín đồ, chứ không phải là 80% dân số như chúng ta thường tuyên bố mà lại không thể nắm được. Cư sĩ Phật giáo chúng ta lạ lắm, cần thì xưng là Phật tử, không cần thì chính họ cũng không coi họ là Phật tử. Tu sĩ chúng ta cứ tu, ai cúng thì nhận, khôngcúng thì thôi.Phật tử nhớ thì đi chùa, không nhớ thì không đi! Năm 1963, khi phongtrào tranh đấu của Phật giáo lên cao, tôi phụ trách phongtrào sinh viên,học sinh. Chỉ trong một tuần, tôi cấp hai vạn thẻ tín đồ; ai cũng quy y, kể cả cán bộ và tôi cũng huy động được cả vạn tín đồ trong một thời gian ngắn. Nhưng sau đó, không ai nhớ mình là Phật tử!
Phật giáo chúng ta ít quan tâm đến vấn đề này. Nhưng không quan tâm thì các Thầy coi chừng mình bị mất lần tínđồ; trong khi các tôn giáo khác đặt nặng việc này. Điểnhình là trước 1975, đạo Tin Lành chỉ có hơn một trămngàn tín đồ. Nay họ chính thức nắm được tám trăm ngàntín đồ, là họ đã phát triển rất nhanh, mà ta cứ tưởng họ không phát triển sau ngày đất nước được giải phóng. Đạo Phật thành lập Giáo hội sớm nhất, còn đạo Tin Lành năm 2000 mới chính thức hoạt động, nhưng họ đã âm thầm phát triển nhanh như vậy.
Quý Thầy cô nên suy nghĩ để tồn tại. Cần ý thức rằng số tín đồ theo đạo Phật phải được gắn bó với đạo qua sựlãnh đạo của Tăng Ni chúng ta. Chính Đức Phật đã dạyrằng mỗi Tỳ kheo nên đi một hướng để giáo hóa chúng sanh. Giáo hóa chúng sanh là sự nghiệp của chúng ta. Phật cấm chúng ta làm rẫy, không được buôn bán, không làm chính trị. Phật chỉ cho phép chúng ta làm một việcduy nhất là giáo hóa chúng sanh. Vì thế, mỗi Thầy tự kiểm lại xem trong một đời giáo hóa được bao nhiêu người. Nếu chúng ta bỏ quên việc chính yếu là giáo hóa chúng sanh, lại lấy việc phụ làm chính, chắc chắn đạo Phật sẽ bị mai một theo thời gian.
Việc thứ hai tôi muốn lưu ý Tăng Ni là lâu nay chúng ta học giáo lý từ chương và tu hình thức, nên không đạt được kết quả tốt đẹp. Tu hành cần phải có dụng công của chúng ta để thực sự được thànhquả. Mà thànhquả này là gì. Theo tôi, trước nhất là chúngta có đoạn trừ được phiền não, dứt được tâm bệnh hay không. Thứ hai là có khắcphục được thân bệnh hay không. Khắc phục được thânvà tâm là việc chính, chứ không nên tu hình thức. Nặng hình thức thì sẽ bóp chết nội dung. Chúng ta khổ vì bị hình thức ràng buộc, từ đó tâm bệnh và thân bệnh sanh ra.Trên bước đường tu, căn bản là học giáo lý, tìm nghĩa sâu trongkinh và tu là phải ứng dụng được giáo lý cho đạt kết quả tốt. Ứng dụng giáo lý trong cuộc sống khác với học từ chương. Học từ chương là học tất cả kinh, nhưng không nắm được nghĩa sâu và cũng không ứng dụng được trong đời sống thường ngày. Vì thế, rơi vào hình thức, tu rất cực khổ nhưng không được kết quả tốt nào cả.
Phật dạy trong kinh Pháp Hoa rằng một câu, một kệ, cho đến chỉ một niệm tâm, phải thực hiện được lợi ích cho mình và người. Một số Tăng Ni nghĩ tụng kinh không lợi ích, nên lười tụng kinh, chỉ tụng hình thức lấy lệ. Một số người lại nghĩ ngồi Thiền không lợi ích, nên không Thiền nữa. Ở chùa bị Thiền chủ hay Trụ trì bắt buộc tụng kinh, thì tụng bằng miệng, còn lòng thì ngán sợ. Đó là tu hình thức, nên không có kết quả tốt đẹp. Phải nhắm vô lợi ích trong kinh mà thực hiện từng việc. Tôi tu Pháp Hoa chủ yếu tìm nghĩa lý sâu xa tiềm ẩn trong kinh. Với tôi, câu nào cũng có nghĩa hay. Thí dụ nửa bài kệ "Thị pháp trụ pháp vị. Thế gian tướng thườngtrụ”. Chỉ một nửa bài kệ thôi, nhưngcó nghĩa vô cùng quan trọng. Đọc câu thứ nhất Thị pháp trụ pháp vị, tôi nghĩ các pháp ở thế gian là như thế, theo đuổi nó chỉ làm khổ cho ta mà thôi, kẹt với nó thì bị nó ràng buộc mãi. Đơn giản như chúng ta tự nghĩ mình phải bảo vệ Phật giáo thì ý thức bảo vệ đó sẽ đụng với những ý thức khác. Đức Phật đã dạy rằng các pháp do duyên sanh. Cái này sanh thì cái kia sanh là pháp thế gian tự nhiên như vậy. Để cho nó vận hành một cách tự nhiên, thì nó tự sanh tự diệt, chúng ta sẽ được giải thoát.
Gặp Sư tu Tịnh độ hay Thiền, hoặc Pháp Hoa, chúng ta tùy thuận theo họ, vì biết rõ "Pháp nhĩ như thị”. Tại sao chúng ta muốn họ tụng kinh trong khi họ muốn ngồi Thiền. Với người thích kinh hành niệm Phật, hãy để họ làm như vậy; đừng gây phiền phức cho họ. Người tin rằng sẽ được về Cực Lạc, trong tâm họ đang nở hoa an vui, thì không nên phá mất thế giới an lành này của họ. Các pháp như thế, chúng ta cứ để yên nó như thế là hằng thuận. Bứng nó đặt chỗ khác không được.
Câu "Thế gian tướng thường trụ” nhằm chỉTam Bảotồn tạitrong sựtu hành của chúng ta, trong niềm tincủa quần chúng. Vàsự tồntại, phát triển thìđa dạng. Vị tusĩ nàytrì chú, vị khác ngồi Thiền, vị nọniệm Phật, giảng kinh, v.v… Mọingười đềucó việc làm khác nhau, nhưng đều làPhật sự.Mỗi người một việc, nhưng ởbất cứnơi nào, trong ngành nghề nàocũng cósự hiện diện củaPhật giáo chúng ta.Tất nhiên, giới Phật giáo nàykhông phải chỉ toàn là người mặc y vàng hay y nâu, y lam. Vào công sở thì người theo Phật giáo phải đóng vai công chức, vào công trường phải là người công nhân, ở trường học là sinh viên hay giáo viên, v.v… Tướng Tam Bảo thường trụ trong công chức, công nhân, sinh viên, giáo viên, hay tu sĩ, v.v... Đó là ý nghĩa mà kinh Pháp Hoa muốn dạy làm sao cho tất cả người thế gian tin Phật, sống theo tinh thần Phật dạy là Phật pháp tồn tại lâu dài và tồn tại dưới mọi hình thức khác nhau, không phải chỉ có một hình thức cố định.
Trên bước đường thực tu, cần buông bỏ tâm chấp trước. Tôi thuyết pháp,nhưng thấy Thầy cầu siêu,cầu an cũng cần. Tôi không làm việc này thì phải có Thầy khác làm, nếu bài bác thì ai làm. Cầu siêu,cầu an cũng là việc phục vụ quần chúng vậy. Chúng ta cần gắn liền mọi Phật sự với nhau. Thực hiện theo tinh thần này thì Phật pháp mới tồn tại. Hình thức nào cũng được, vì kinh Pháp Hoa mở ra cho chúng ta phương tiện rất rộng, không có hình thức nào bị loại bỏ. Thật vậy, người cùng cực khổ đau mà nghĩ đến Phật, cũng được Phật thọ ký. Hoặc trẻ con nhóm cát làm tháp Phật để chơi cũng được Phật thọ ký. Vì nó nghĩ đến Phật, đến tháp thì Phật đã thường trú trong tâm trí nó rồi.
(Bài giảng tại trường hạ Đại Tùng Lâm, ngày 4-7-2004)