Sách
Tất cả kinh điển đều do Phật thuyết, đừng nghĩ ta tu pháp môn này đúng và chống lại người tu pháp môn khác. Đức Phật thường nhắc rằng tám mươi bốn ngàn pháp môn của Ngài nhằm đối trị với tám mươi bốn ngàn phiền não trần lao của chúng sanh; vì vậy, pháp Phật được ví như thuốc chữa bệnh cho chúng ta. Mỗi người tùy bệnh mà sử dụng thuốc thích hợp, thậm chí có khi thuốc thích hợp lúc này mà không thích hợp lúc khác, vì mỗi lúc chúng ta có bệnh khác nhau.
Cuộc đời tu hành của tôi theo kinh Pháp Hoa lấy Bồ tát hạnh, sự dấn thân phục vụ cho đời và hòa hợp Tăng đoàn là chính yếu. Ba điều này đã giúp tôi thành công. Theo tôi, việc quan trọng nhất đối với người tu là sự hòa hợp với mọi người, với đại chúng. Tôi được thành công đến ngày nay chính là nhờ sống hòa hợp với bạn đồng tu, với chư vị tôn túc trong Giáo hội, với Phật tử và với nhiều sinh hoạt của cộng đồng xã hội.
Muốn hòa, đầu tiên phải bỏ quyền lợi. Người thực tu không có quyền lợi gì. Người khác ham thích quyền lợi, nhưng ta bỏ thì sẽ không đụng chạm đến họ. Tổ dạy rằng người tu coi danh lợi như mạt vàng rớt vào mắt, không chữa được. Người tu kẹt lợi danh, bảo đảm bị đọa sâu. Tránh mọi lợi danh ngoài đời, chúng ta mới xuất gia, đừng vô chùa tạo lợi danh mới. Tôi thấy một số người lớn tuổi đi tu, được Phật tử gọi là Sư bà thì mừng lắm. Hoặc những Thầy cô thấy người sang trọng thì tiếp đón, hay giành nhau đi hộ niệm gia đình giàu có, thấy nhà nghèo thì tìm cách từ chối. Có tâm niệm vì lợi danh như vậy chẳng thể nào thăng tiến tâm linh.
Vượt ngoài danh lợi thì những việc khó khổ mà người chê bỏ, ta làm sẽ được chúng thương, hoặc người không thương cũng phải chấp nhận ta. Ai lập chí tu hành gánh vác việc khó khổ thì đều coi đó là công đức và coi danh lợi là nguy hiểm. Tấm gương điển hình như Hòa thượng Thiện Hòa suốt đời tu chỉ lo phục vụ đại chúng, gánh vác những việc khó khăn của Giáo hội, chẳng nề hà. Ngài xuất thân từ gia đình quyền thế, nhưng bỏ sự nghiệp thế gian để đi tu thì danh lợi còn có nghĩa gì với ngài. Vì nghĩ rằng Hòa thượng Thiện Hòa là người đức hạnh, nên Hòa thượng Trí Tịnh đã cho phép đóng dấu tròn trên Tăng điệp của Hòa thượng Thiện Hòa, mặc dù Hòa thượng là bán thế xuất gia, đáng lẽ phải đóng dấu vuông. Nhưng Hòa thượng đã từ chối sự ưu ái này. Trong khi một Thầy khác bán thế xuất gia thì khiếu nại, đòi được đóng dấu tròn giống như Hòa thượng Thiện Hòa. Rõ ràng là vị này kẹt danh lợi, nên đã lớn tuổi mà sau cùng phải hoàn tục.
Hòa với đại chúng không có gì khác hơn là gánh vác việc chung của chúng. Kinh nghiệm bản thân tôi từ khi phát tâm xuất gia cho đến ngày nay, lúc nào cũng bằng mọi cách đem khả năng và tấm lòng phục vụ đạo pháp. Nhờ vậy trên bốn mươi năm được an lành trong nhà Phật, được bạn đồng tu học và Thầy Tổ hỗ trợ, nên làm được một số Phật sự.
Điều thứ hai quan trọng mà Hòa thượng Thiện Hòa đã rèn luyện chúng tôi là trong mùa cấm túc An cư không được ra khỏi chùa. Hòa thượng cho cắm cột mốc, ai vượt qua cột mốc coi như mất tuổi hạ. Từ khi còn là học Tăng, nhờ tuân thủ luật này mà tôi tiến tu đến ngày nay. Huynh đệ khác không tuân thủ còn xúi người khác vi phạm, cho rằng Hòa thượng ở trong phòng, không thấy đâu mà sợ. Và thực tế những người không tôn trọng quy củ Thiền môn sau này đều hoàn tục. Các cô nên nhớ rằng chẳng có việc gì qua mắt được Phật, Bồ tát, Thánh Hiền, Hộ pháp Long thiên; người đời thường nói là lấy vải thưa che mắt Thánh. Hòa thượng dạy tôi rằng dù tu hành ở một mình, nhưng phải biết có Phật, Bồ tát, Thánh Hiền, Thiên long Bát bộ ngày đêm giám sát, thủ hộ chúng ta. Ý thức như vậy thì tâm luôn trụ pháp và thân luôn giữ oai nghi tế hạnh, từng bước sẽ thâm nhập Pháp giới, được thấy Phật, làm bạn với Bồ tát.
Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Như Lai Thọ Lượng, Đức Phật nói rằng Ngài đã thành Phật từ vô lượng kiếp và nay hiện thân trên cuộc đời để cứu giúp mọi người ra khỏi sanh tử khổ đau. Cốt lõi của Phật Thích Ca là Phật đã thành, nên hiện thân trên thế gian, xuất gia tu hành, chỉ có năm năm tìm đạo, sáu năm thể nghiệm pháp là Ngài thành Phật. Còn chúng ta tu suốt đời cũng không thành Phật, vì cốt lõi đời trước của chúng ta chưa phải là Phật.
Phật dùng phương tiện để chỉ cho mọi người nhận được pháp chân thật; vì nói thẳng pháp chân thật thì mọi người không có khả năng tin hiểu, làm theo. Phương tiện của Phật nhiều vô số, thể hiện bằng tám mươi bốn ngàn pháp môn tu để thích ứng cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Ngày nay chúng ta hành đạo cũng cần suy xét ba điều là nên áp dụng giáo pháp ở đâu, lúc nào và với ai.
Phương tiện một của Phật là bằng mọi cách đưa chúng ta thoát khỏi sanh tử. Thiết nghĩ dù có làm gì, chúng ta cũng kẹt sanh tử, cũng bị ngũ ấm ngăn che và thập triền thập sử trói buộc. Thật vậy, bình tâm quán sát thấy rõ thập triền thập sử ràng buộc chúng ta không vượt qua sanh tử được. Chính vì vậy mà Phật nói Tứ Thánh đế giúp chúng ta cắt bỏ thập triền thập sử. Chúng ta còn nhớ Phật vừa đến Lộc Uyển, liền nói pháp Tứ Thánh đế. Vì nhiều người tham dục, Phật dạy quán vô thường, khổ, Không, vô ngã để phá bỏ thập triền thập sử. Tâm người và hoàn cảnh luôn thay đổi, chúng ta coi sự thay đổi là bình thường, không cố chấp nên không khổ. Có người hứa cúng tiền để sửa chùa, nhưng sau lại không đưa tiền. Đối với người tu, hễ việc đủ duyên thì làm, không nhất định phải theo kế hoạch vạch sẵn, không nổi giận khi việc muốn làm mà không thành. Chúng ta tu hành chẳng khởi ham muốn gì cả, chỉ hành đạo theo nhân duyên. Đủ duyên sửa chùa thì có người hằng tâm hằng sản đóng góp, không thì thôi. Mọi việc đều theo nhân duyên sanh diệt và người tu coi tất cả như gió thoảng mây bay. Coi sự vật là mây nổi trôi trên trời, không bận tâm mới không bị tham sân si ràng buộc. Phật nói Khổ đế, Tập đế để dạy mọi người nhận rõ bản chất thật của muôn sự muôn việc trên thế gian là vậy. Và Ngài dạy chúng ta sống theo Đạo đế để phát huy năng lực ra khỏi sanh tử. Phát huy bằng cách vận dụng Ngũ Căn, Ngũ Lực, Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ. Phải thấy được Ngũ Căn, Ngũ Lực là năm sức mạnh và năm tiềm năng phi thường của con người giúp chúng ta thoát ra khỏi sanh tử. Đầu tiên Phật chỉ dạy như vậy, không dạy việc cứu nhân độ thế của Bồ tát.
Phật dạy rằng tất cả mọi người đều có khả năng đạt được sự Toàn giác như Ngài, nhưng vì không biết khai thác năng lực ấy mà đời đời làm chúng sanh đau khổ. Theo Phật, chúng ta phát triển sức mạnh và tiềm năng của chính mình để vượt qua sanh tử. Và động cơ đưa chúng ta ra khỏi sanh tử là Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ. Tín hay niềm tin rất quan trọng đối với người tu. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng niềm tin sanh ra tất cả công đức và phải xây dựng niềm tin chân chánh. Phải có minh sư mới có chánh tín, Thầy sáng suốt mới có khả năng chỉ đường cho ta đi đúng. Thầy tà thì chỉ dẫn đến cuồng tín, tin nhảm, làm bậy. Đức Phật là vị đại Đạo sư mà chúng ta đặt trọn niềm tin, những ai sống đúng theo lời dạy của Ngài đều đạt từ quả Tu đà hoàn cho đến A la hán. Với người xuất gia đạt được Sơ quả, Dự lưu, được vào cửa Phật là mục tiêu phấn đấu đầu tiên. Trên bước đường tìm minh sư, vị Đạo sư nào làm tâm chúng ta an lành, không lo, buồn, giận, sợ, giống như ta bám được chiếc phao thoát chết trong biển khổ trần lao thì vị đó có thể giúp chúng ta thăng tiến trên đường đạo và cũng giúp ngũ tạng chúng ta không bị bệnh. Tâm tánh ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe của thân. Thuở nhỏ, tôi đau tim nặng, nhưng trải qua quá trình tu hành, tim và nhịp tim trở nên bình thường.
Trên bước đường tu, từ việc chuyển đổi được tâm, chúng ta mới bắt đầu thâm nhập đạo, siêng năng tu hành gọi là Tấn. Có người không siêng năng tụng kinh, vì không hiểu, ngán sợ. Riêng tôi tụng kinh Đại thừa quên cả thì giờ, quên mệt, quên nghỉ, có lúc cả đêm đọc kinh không ngủ. Thật vậy, tôi dịch kinh Di Đà sau ngày làm lễ kiết hạ, một đêm không ngủ đã tạo cho tôi có độ cảm với Phật Di Đà thì tự nhiên không thấy mệt và không buồn ngủ. Tin kinh, tin Phật và siêng năng làm theo, làm với tất cả tấm lòng thích thú, không phải bị bắt buộc, từ đó công đức sanh ra.
Kế đến là Niệm, tức tập trung. Tôi thường đọc kinh sách, đặt tất cả tâm tư, suy nghĩ vào đó. Chọn bộ kinh mà mình thích và đọc với tất cả linh hồn, Phật sẽ chứng tri và gia bị là chánh niệm. Nhờ tập trung, nên tâm chúng ta Định, không còn dao động. Ở giai đoạn Niệm, tâm còn dao động, nhưng nhờ tập trung vào một điểm nào đó, tập trung vào Phật, vào kinh thì dao động tạm thời lắng yên. Được Định thì tự nhiên tâm phẳng lặng, ví như gương trong, hết bụi phiền não thì muôn sự muôn vật hiện lên đầy đủ trên gương. Vì vậy, thấy được thật tướng các pháp là Huệ. Có huệ thấy rõ nguyên nhân tạo sanh tử khổ đau thì không tạo thứ đó, chỉ tạo nhân giải thoát, khổ đau làm thế nào chen vào được và chắc chắn đắc đạo.
Như vậy, phương tiện ban đầu được Phật sử dụng cho hàng căn tánh thấp, vì khả năng ít thì phải làm ít. Giáo pháp Phật nhiều vô tận, ví như nước đại dương, chúng ta học Phật cũng giống như con muỗi uống nước biển, chỉ tiếp thu được một ít. Tuy nhiên, giáo pháp Phật chỉ có một vị giải thoát như nước biển chỉ có một vị mặn, nên Tỳ kheo lãnh một phần nhỏ của pháp Phật cũng được giải thoát.
Điều quan trọng của đệ tử Phật là phải tiếp thu được tinh ba của Phật pháp để trang nghiêm thân tâm, đạt giải thoát. Từ thành quả này tiến lên, nếu ta là Thanh văn tái sanh lại thì sẽ nhận thấy pháp tương ưng thích hợp, theo đó mà ứng dụng. Việc lớn khó làm đã có Bồ tát gánh vác, Thanh văn sức yếu thì làm việc nhỏ. Nghĩ như vậy, chúng ta thấy pháp Phật nhiều vô cùng, tùy khả năng từng người mà tiếp thu các pháp khác nhau và pháp nào cũng hay cả. Cũng trên tinh thần tùy duyên của Phật dạy, tôi dịch kinh Di Đà để đáp ứng mong muốn của nhiều Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước cần hiểu kinh, theo đó tu hành. Có nhân duyên thì việc phát khởi, như có người thỉnh Phật mới thuyết pháp. Việc gì người cần, yêu cầu, ta đáp ứng được thì làm, đó là hạnh Bồ tát. Người không yêu cầu, hay ta không có khả năng thì không làm. Đơn giản như vậy thôi.
Trước khi tụng kinh, chúng ta thường tụng bài Tán dương chi theo chữ Hán. Nay tôi dịch bài này để Phật tử hiểu được ý nghĩa:
Bài này tán thán công đức của Quan Âm. Tay cầm cành dương, tay cầm bình nước pháp cam lồ. Ngài rải nước pháp ấy vào cả ba ngàn đại thiên thế giới để chỉ không gian bao la vô tận đều nhận được nước pháp vi diệu của Bồ tát. Nước pháp cam lồ do tâm đại bi của Bồ tát nên có công năng kỳ diệu rải đến khắp chúng sanh. Người nào cầu cứu hay mong mỏi điều gì thì ngài đều đáp ứng đầy đủ, dù cho cả ngàn người ở ngàn nơi khác nhau kêu cầu một lượt, thường diễn tả là Thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng.
"Tánh Không tám đức lợi trần gian”: Bồ tát Quan Âm đạt được quán tự tại, chứng được tánh Không và từ tánh Không này, ngài hiện ra nước tám công đức. Nói cách khác, do công đức tu hành của Bồ tát tích tụ lại được ví như nước để trong bình dùng cứu người. Nước này gọi là nước tám công đức. Đức Phật cho biết nước tám công đức chỉ có trong lòng núi Tu Di, có ở Tây phương Cực Lạc và Đức Quan Âm cũng có. Ngài dùng nước tám công đức ở bản thể thanh tịnh của Bồ tát mà làm lợi ích trần gian.
"Trời người trong sạch vào Pháp giới”: Nhờ hưởng giọt nước thanh tịnh vô nhiễm này mà thân tâm chúng ta được trong sạch, ra khỏi sanh tử và thâm nhập thế giới Phật.
"Lửa đỏ làm nên đóa sen vàng”: Lửa ví cho lửa tam giới, lửa tham dục đốt cháy tất cả, nhưng không đốt được cánh sen vàng của Phật. Bước theo dấu chân Phật, chúng ta nỗ lực tinh luyện phước đức, trí tuệ đến mức độ ví như vàng thật không bị lửa đốt cháy. Người tu hành chân chính dù đối diện trước cám dỗ hay đe dọa, tâm vẫn an nhiên tự tại.
Từ trước, tôi tụng Pháp Hoa, nên soạn Bổn môn Pháp Hoa. Năm nay như đã nói trên, vì có nhân duyên là đáp lại sự thỉnh cầu của nhiều người, nên tôi đã dịch kinh Di Đà. Trước đó, tôi được Hội đồng Nhà thờ Mỹ mời sang New York và Washington. Đến những nơi này có nhiều người chết oan ức, chưa nói được, nên linh hồn họ còn phiêu bạt, tôi liền nghĩ đến Phật Di Đà và niệm cho họ để họ cảm được Phật này mà vãng sanh.
Ngoài ra, trên đường về lại gặp một sự cố thực nguy hiểm, máy bay bị hư mất một động cơ và phải đáp khẩn cấp xuống Alaska. Trong tình huống kề cận cái chết, tôi đã nhiếp tâm niệm Phật Di Đà, chờ vãng sanh về Tịnh độ Ngài là an toàn nhất! Sau cùng, mọi việc đều bình yên. Nhiều điều đặc biệt như vậy gợi tôi nghĩ rằng mình có nhân duyên sâu sắc với Phật Di Đà. Lại thêm pháp y mà tôi thường đeo là của tông Tịnh độ mà Hòa thượng người Nhật tặng, nhưng nay mới nhớ là pháp y Tịnh độ vẫn luôn bên tôi. Tất cả những việc vừa nói đã lãng vãng trong đầu tôi, thôi thúc tôi dịch kinh Di Đà. Tôi xin gửi bản dịch kinh Di Đà đến chư vị tôn đức trong trường hạ để quý vị tìm hiểu và ứng dụng cho đạt kết quả mà người con Phật luôn mong ước là được sống kề cận bên Phật và Bồ tát, Thánh chúng.
(Bài giảng tại trường hạ chùa Linh Phong, Tân Hiệp
và chùa Phổ Đức, Mỹ Tho)
Cuộc đời tu hành của tôi theo kinh Pháp Hoa lấy Bồ tát hạnh, sự dấn thân phục vụ cho đời và hòa hợp Tăng đoàn là chính yếu. Ba điều này đã giúp tôi thành công. Theo tôi, việc quan trọng nhất đối với người tu là sự hòa hợp với mọi người, với đại chúng. Tôi được thành công đến ngày nay chính là nhờ sống hòa hợp với bạn đồng tu, với chư vị tôn túc trong Giáo hội, với Phật tử và với nhiều sinh hoạt của cộng đồng xã hội.
Muốn hòa, đầu tiên phải bỏ quyền lợi. Người thực tu không có quyền lợi gì. Người khác ham thích quyền lợi, nhưng ta bỏ thì sẽ không đụng chạm đến họ. Tổ dạy rằng người tu coi danh lợi như mạt vàng rớt vào mắt, không chữa được. Người tu kẹt lợi danh, bảo đảm bị đọa sâu. Tránh mọi lợi danh ngoài đời, chúng ta mới xuất gia, đừng vô chùa tạo lợi danh mới. Tôi thấy một số người lớn tuổi đi tu, được Phật tử gọi là Sư bà thì mừng lắm. Hoặc những Thầy cô thấy người sang trọng thì tiếp đón, hay giành nhau đi hộ niệm gia đình giàu có, thấy nhà nghèo thì tìm cách từ chối. Có tâm niệm vì lợi danh như vậy chẳng thể nào thăng tiến tâm linh.
Vượt ngoài danh lợi thì những việc khó khổ mà người chê bỏ, ta làm sẽ được chúng thương, hoặc người không thương cũng phải chấp nhận ta. Ai lập chí tu hành gánh vác việc khó khổ thì đều coi đó là công đức và coi danh lợi là nguy hiểm. Tấm gương điển hình như Hòa thượng Thiện Hòa suốt đời tu chỉ lo phục vụ đại chúng, gánh vác những việc khó khăn của Giáo hội, chẳng nề hà. Ngài xuất thân từ gia đình quyền thế, nhưng bỏ sự nghiệp thế gian để đi tu thì danh lợi còn có nghĩa gì với ngài. Vì nghĩ rằng Hòa thượng Thiện Hòa là người đức hạnh, nên Hòa thượng Trí Tịnh đã cho phép đóng dấu tròn trên Tăng điệp của Hòa thượng Thiện Hòa, mặc dù Hòa thượng là bán thế xuất gia, đáng lẽ phải đóng dấu vuông. Nhưng Hòa thượng đã từ chối sự ưu ái này. Trong khi một Thầy khác bán thế xuất gia thì khiếu nại, đòi được đóng dấu tròn giống như Hòa thượng Thiện Hòa. Rõ ràng là vị này kẹt danh lợi, nên đã lớn tuổi mà sau cùng phải hoàn tục.
Hòa với đại chúng không có gì khác hơn là gánh vác việc chung của chúng. Kinh nghiệm bản thân tôi từ khi phát tâm xuất gia cho đến ngày nay, lúc nào cũng bằng mọi cách đem khả năng và tấm lòng phục vụ đạo pháp. Nhờ vậy trên bốn mươi năm được an lành trong nhà Phật, được bạn đồng tu học và Thầy Tổ hỗ trợ, nên làm được một số Phật sự.
Điều thứ hai quan trọng mà Hòa thượng Thiện Hòa đã rèn luyện chúng tôi là trong mùa cấm túc An cư không được ra khỏi chùa. Hòa thượng cho cắm cột mốc, ai vượt qua cột mốc coi như mất tuổi hạ. Từ khi còn là học Tăng, nhờ tuân thủ luật này mà tôi tiến tu đến ngày nay. Huynh đệ khác không tuân thủ còn xúi người khác vi phạm, cho rằng Hòa thượng ở trong phòng, không thấy đâu mà sợ. Và thực tế những người không tôn trọng quy củ Thiền môn sau này đều hoàn tục. Các cô nên nhớ rằng chẳng có việc gì qua mắt được Phật, Bồ tát, Thánh Hiền, Hộ pháp Long thiên; người đời thường nói là lấy vải thưa che mắt Thánh. Hòa thượng dạy tôi rằng dù tu hành ở một mình, nhưng phải biết có Phật, Bồ tát, Thánh Hiền, Thiên long Bát bộ ngày đêm giám sát, thủ hộ chúng ta. Ý thức như vậy thì tâm luôn trụ pháp và thân luôn giữ oai nghi tế hạnh, từng bước sẽ thâm nhập Pháp giới, được thấy Phật, làm bạn với Bồ tát.
Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Như Lai Thọ Lượng, Đức Phật nói rằng Ngài đã thành Phật từ vô lượng kiếp và nay hiện thân trên cuộc đời để cứu giúp mọi người ra khỏi sanh tử khổ đau. Cốt lõi của Phật Thích Ca là Phật đã thành, nên hiện thân trên thế gian, xuất gia tu hành, chỉ có năm năm tìm đạo, sáu năm thể nghiệm pháp là Ngài thành Phật. Còn chúng ta tu suốt đời cũng không thành Phật, vì cốt lõi đời trước của chúng ta chưa phải là Phật.
Phật dùng phương tiện để chỉ cho mọi người nhận được pháp chân thật; vì nói thẳng pháp chân thật thì mọi người không có khả năng tin hiểu, làm theo. Phương tiện của Phật nhiều vô số, thể hiện bằng tám mươi bốn ngàn pháp môn tu để thích ứng cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Ngày nay chúng ta hành đạo cũng cần suy xét ba điều là nên áp dụng giáo pháp ở đâu, lúc nào và với ai.
Phương tiện một của Phật là bằng mọi cách đưa chúng ta thoát khỏi sanh tử. Thiết nghĩ dù có làm gì, chúng ta cũng kẹt sanh tử, cũng bị ngũ ấm ngăn che và thập triền thập sử trói buộc. Thật vậy, bình tâm quán sát thấy rõ thập triền thập sử ràng buộc chúng ta không vượt qua sanh tử được. Chính vì vậy mà Phật nói Tứ Thánh đế giúp chúng ta cắt bỏ thập triền thập sử. Chúng ta còn nhớ Phật vừa đến Lộc Uyển, liền nói pháp Tứ Thánh đế. Vì nhiều người tham dục, Phật dạy quán vô thường, khổ, Không, vô ngã để phá bỏ thập triền thập sử. Tâm người và hoàn cảnh luôn thay đổi, chúng ta coi sự thay đổi là bình thường, không cố chấp nên không khổ. Có người hứa cúng tiền để sửa chùa, nhưng sau lại không đưa tiền. Đối với người tu, hễ việc đủ duyên thì làm, không nhất định phải theo kế hoạch vạch sẵn, không nổi giận khi việc muốn làm mà không thành. Chúng ta tu hành chẳng khởi ham muốn gì cả, chỉ hành đạo theo nhân duyên. Đủ duyên sửa chùa thì có người hằng tâm hằng sản đóng góp, không thì thôi. Mọi việc đều theo nhân duyên sanh diệt và người tu coi tất cả như gió thoảng mây bay. Coi sự vật là mây nổi trôi trên trời, không bận tâm mới không bị tham sân si ràng buộc. Phật nói Khổ đế, Tập đế để dạy mọi người nhận rõ bản chất thật của muôn sự muôn việc trên thế gian là vậy. Và Ngài dạy chúng ta sống theo Đạo đế để phát huy năng lực ra khỏi sanh tử. Phát huy bằng cách vận dụng Ngũ Căn, Ngũ Lực, Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ. Phải thấy được Ngũ Căn, Ngũ Lực là năm sức mạnh và năm tiềm năng phi thường của con người giúp chúng ta thoát ra khỏi sanh tử. Đầu tiên Phật chỉ dạy như vậy, không dạy việc cứu nhân độ thế của Bồ tát.
Phật dạy rằng tất cả mọi người đều có khả năng đạt được sự Toàn giác như Ngài, nhưng vì không biết khai thác năng lực ấy mà đời đời làm chúng sanh đau khổ. Theo Phật, chúng ta phát triển sức mạnh và tiềm năng của chính mình để vượt qua sanh tử. Và động cơ đưa chúng ta ra khỏi sanh tử là Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ. Tín hay niềm tin rất quan trọng đối với người tu. Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng niềm tin sanh ra tất cả công đức và phải xây dựng niềm tin chân chánh. Phải có minh sư mới có chánh tín, Thầy sáng suốt mới có khả năng chỉ đường cho ta đi đúng. Thầy tà thì chỉ dẫn đến cuồng tín, tin nhảm, làm bậy. Đức Phật là vị đại Đạo sư mà chúng ta đặt trọn niềm tin, những ai sống đúng theo lời dạy của Ngài đều đạt từ quả Tu đà hoàn cho đến A la hán. Với người xuất gia đạt được Sơ quả, Dự lưu, được vào cửa Phật là mục tiêu phấn đấu đầu tiên. Trên bước đường tìm minh sư, vị Đạo sư nào làm tâm chúng ta an lành, không lo, buồn, giận, sợ, giống như ta bám được chiếc phao thoát chết trong biển khổ trần lao thì vị đó có thể giúp chúng ta thăng tiến trên đường đạo và cũng giúp ngũ tạng chúng ta không bị bệnh. Tâm tánh ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe của thân. Thuở nhỏ, tôi đau tim nặng, nhưng trải qua quá trình tu hành, tim và nhịp tim trở nên bình thường.
Trên bước đường tu, từ việc chuyển đổi được tâm, chúng ta mới bắt đầu thâm nhập đạo, siêng năng tu hành gọi là Tấn. Có người không siêng năng tụng kinh, vì không hiểu, ngán sợ. Riêng tôi tụng kinh Đại thừa quên cả thì giờ, quên mệt, quên nghỉ, có lúc cả đêm đọc kinh không ngủ. Thật vậy, tôi dịch kinh Di Đà sau ngày làm lễ kiết hạ, một đêm không ngủ đã tạo cho tôi có độ cảm với Phật Di Đà thì tự nhiên không thấy mệt và không buồn ngủ. Tin kinh, tin Phật và siêng năng làm theo, làm với tất cả tấm lòng thích thú, không phải bị bắt buộc, từ đó công đức sanh ra.
Kế đến là Niệm, tức tập trung. Tôi thường đọc kinh sách, đặt tất cả tâm tư, suy nghĩ vào đó. Chọn bộ kinh mà mình thích và đọc với tất cả linh hồn, Phật sẽ chứng tri và gia bị là chánh niệm. Nhờ tập trung, nên tâm chúng ta Định, không còn dao động. Ở giai đoạn Niệm, tâm còn dao động, nhưng nhờ tập trung vào một điểm nào đó, tập trung vào Phật, vào kinh thì dao động tạm thời lắng yên. Được Định thì tự nhiên tâm phẳng lặng, ví như gương trong, hết bụi phiền não thì muôn sự muôn vật hiện lên đầy đủ trên gương. Vì vậy, thấy được thật tướng các pháp là Huệ. Có huệ thấy rõ nguyên nhân tạo sanh tử khổ đau thì không tạo thứ đó, chỉ tạo nhân giải thoát, khổ đau làm thế nào chen vào được và chắc chắn đắc đạo.
Như vậy, phương tiện ban đầu được Phật sử dụng cho hàng căn tánh thấp, vì khả năng ít thì phải làm ít. Giáo pháp Phật nhiều vô tận, ví như nước đại dương, chúng ta học Phật cũng giống như con muỗi uống nước biển, chỉ tiếp thu được một ít. Tuy nhiên, giáo pháp Phật chỉ có một vị giải thoát như nước biển chỉ có một vị mặn, nên Tỳ kheo lãnh một phần nhỏ của pháp Phật cũng được giải thoát.
Điều quan trọng của đệ tử Phật là phải tiếp thu được tinh ba của Phật pháp để trang nghiêm thân tâm, đạt giải thoát. Từ thành quả này tiến lên, nếu ta là Thanh văn tái sanh lại thì sẽ nhận thấy pháp tương ưng thích hợp, theo đó mà ứng dụng. Việc lớn khó làm đã có Bồ tát gánh vác, Thanh văn sức yếu thì làm việc nhỏ. Nghĩ như vậy, chúng ta thấy pháp Phật nhiều vô cùng, tùy khả năng từng người mà tiếp thu các pháp khác nhau và pháp nào cũng hay cả. Cũng trên tinh thần tùy duyên của Phật dạy, tôi dịch kinh Di Đà để đáp ứng mong muốn của nhiều Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước cần hiểu kinh, theo đó tu hành. Có nhân duyên thì việc phát khởi, như có người thỉnh Phật mới thuyết pháp. Việc gì người cần, yêu cầu, ta đáp ứng được thì làm, đó là hạnh Bồ tát. Người không yêu cầu, hay ta không có khả năng thì không làm. Đơn giản như vậy thôi.
Trước khi tụng kinh, chúng ta thường tụng bài Tán dương chi theo chữ Hán. Nay tôi dịch bài này để Phật tử hiểu được ý nghĩa:
Cành dương nước pháp rưới ba ngànTánh Không tám đức lợi trần gianTrời người trong sạch vàoPháp giới Lửa đỏ làm nên đóa sen vàng.
Bài này tán thán công đức của Quan Âm. Tay cầm cành dương, tay cầm bình nước pháp cam lồ. Ngài rải nước pháp ấy vào cả ba ngàn đại thiên thế giới để chỉ không gian bao la vô tận đều nhận được nước pháp vi diệu của Bồ tát. Nước pháp cam lồ do tâm đại bi của Bồ tát nên có công năng kỳ diệu rải đến khắp chúng sanh. Người nào cầu cứu hay mong mỏi điều gì thì ngài đều đáp ứng đầy đủ, dù cho cả ngàn người ở ngàn nơi khác nhau kêu cầu một lượt, thường diễn tả là Thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng.
"Tánh Không tám đức lợi trần gian”: Bồ tát Quan Âm đạt được quán tự tại, chứng được tánh Không và từ tánh Không này, ngài hiện ra nước tám công đức. Nói cách khác, do công đức tu hành của Bồ tát tích tụ lại được ví như nước để trong bình dùng cứu người. Nước này gọi là nước tám công đức. Đức Phật cho biết nước tám công đức chỉ có trong lòng núi Tu Di, có ở Tây phương Cực Lạc và Đức Quan Âm cũng có. Ngài dùng nước tám công đức ở bản thể thanh tịnh của Bồ tát mà làm lợi ích trần gian.
"Trời người trong sạch vào Pháp giới”: Nhờ hưởng giọt nước thanh tịnh vô nhiễm này mà thân tâm chúng ta được trong sạch, ra khỏi sanh tử và thâm nhập thế giới Phật.
"Lửa đỏ làm nên đóa sen vàng”: Lửa ví cho lửa tam giới, lửa tham dục đốt cháy tất cả, nhưng không đốt được cánh sen vàng của Phật. Bước theo dấu chân Phật, chúng ta nỗ lực tinh luyện phước đức, trí tuệ đến mức độ ví như vàng thật không bị lửa đốt cháy. Người tu hành chân chính dù đối diện trước cám dỗ hay đe dọa, tâm vẫn an nhiên tự tại.
Từ trước, tôi tụng Pháp Hoa, nên soạn Bổn môn Pháp Hoa. Năm nay như đã nói trên, vì có nhân duyên là đáp lại sự thỉnh cầu của nhiều người, nên tôi đã dịch kinh Di Đà. Trước đó, tôi được Hội đồng Nhà thờ Mỹ mời sang New York và Washington. Đến những nơi này có nhiều người chết oan ức, chưa nói được, nên linh hồn họ còn phiêu bạt, tôi liền nghĩ đến Phật Di Đà và niệm cho họ để họ cảm được Phật này mà vãng sanh.
Ngoài ra, trên đường về lại gặp một sự cố thực nguy hiểm, máy bay bị hư mất một động cơ và phải đáp khẩn cấp xuống Alaska. Trong tình huống kề cận cái chết, tôi đã nhiếp tâm niệm Phật Di Đà, chờ vãng sanh về Tịnh độ Ngài là an toàn nhất! Sau cùng, mọi việc đều bình yên. Nhiều điều đặc biệt như vậy gợi tôi nghĩ rằng mình có nhân duyên sâu sắc với Phật Di Đà. Lại thêm pháp y mà tôi thường đeo là của tông Tịnh độ mà Hòa thượng người Nhật tặng, nhưng nay mới nhớ là pháp y Tịnh độ vẫn luôn bên tôi. Tất cả những việc vừa nói đã lãng vãng trong đầu tôi, thôi thúc tôi dịch kinh Di Đà. Tôi xin gửi bản dịch kinh Di Đà đến chư vị tôn đức trong trường hạ để quý vị tìm hiểu và ứng dụng cho đạt kết quả mà người con Phật luôn mong ước là được sống kề cận bên Phật và Bồ tát, Thánh chúng.
(Bài giảng tại trường hạ chùa Linh Phong, Tân Hiệp
và chùa Phổ Đức, Mỹ Tho)