Sách
(Bài giảng trường hạ Vĩnh Đức, quận 2, ngày 10-7-05)
Nhận thấy tu viện Vĩnh Đức từng bước phát triển về vật chất và tu học, tôi tin tưởng trong tương lai, các anh em hiện diện và những người đã ra trường làm Phật sự sẽ trải thân hành đạo trên vạn nẻo đường đời, hầu báo ơn Phật và các vị tiền nhân đã dày công duy trì và phát triển Phật giáo đến ngày nay. Hơn ba mươi năm trước, tôi đã đến thăm tu viện này, lúc đó chỉ mới có mái nhà tranh cho một số ít anh em tu hành. Nhưng nhờ hạnh nguyện lợi sanh của Thượng tọa Viện chủ và sự nỗ lực tiến tu của lớp người trước đã tạo được uy tín cho tu viện. Vì thế, ngày nay, anh em mới được thừa hưởng hoàn cảnh tốt đẹp cho việc tu học; nếu không biết trân trọng và giữ gìn cũng dễ đánh mất thành quả của người trước.
Tôi còn nhớ hơn năm mươi năm trước, ở Phật học đường Nam Việt, chùa Ấn Quang rất nghèo, thức ăn thiếu thốn. Nhưng nhờ sự giáo dưỡng của hai vị Hòa thượng Thiện Hoa và Thiện Hòa, chúng tôi đã vượt qua được những hoàn cảnh rất khó khăn và nhất là thành tựu việc tu học một cách tốt đẹp, từ đó mới dấn thân hành đạo cho đến ngày nay. Có được những kinh nghiệm trong những năm tháng tu hành nhiều gian khó, tôi chia sẻ với Thượng tọa Viện chủ và đại chúng, nhất là những tu sĩ trẻ tuổi hiện diện nơi đây.
Đức Phật dạy rằng, nếu đàn lên dây quá căng thì sẽ bị đứt, nhưng nếu để dây quá lỏng thì đàn sẽ không phát ra âm thanh. Đó là kinh nghiệm quý báu mà Phật đã trải qua và truyền trao cho chúng ta, đến ngày nay vẫn còn giá trị tuyệt đối. Người nào ý thức sâu sắc ý này và ứng dụng trên bước đường tu của mình đều đạt kết quả tốt đẹp. Thật vậy, việc tu hành của chúng ta quá lơi lỏng cũng không thành công, mà quá căng thì cũng khó bảo toàn được mạng sống. Điển hình như Thượng tọa Viện chủ vì nhiệt tình quá lớn với công việc của tu viện, nên nhiều lần tưởng rằng Thượng tọa đã về Tịnh độ. Đó là thời kỳ căng thẳng nhất, vì Thượng tọa vừa lo nuôi chúng, vừa lo xây dựng chùa. Riêng tôi, lớn tuổi, nhưng lại khỏe hơn, vì chỉ lo một việc hoằng pháp; không phải lo nuôi chúng, không lo xây chùa. Nhờ vậy, việc tu hành và truyền bá chánh pháp của tôi trải qua một thời gian dài, ít gặp trở ngại.
Thiết nghĩ anh em nên rút kinh nghiệm về lời dạy của Phật, đàn kéo căng dây thì đứt, để dây lỏng thì đàn không được. Nghĩa là người tu không nỗ lực thể nghiệm giáo pháp, chỉ dậm chân tại chỗ, sẽ thiếu nợ đàn na tín thí; không tiến tu được, thì phải lùi. Trái lại, nhiều Thầy làm quá thì chết sớm, sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh không đến đâu. Tôi làm việc luôn ứng với nhân duyên. Nhân duyên theo tôi, trước nhất là phải có sức khỏe; vì không có hay không còn sức khỏe, chúng ta không thể làm gì được. Giữ gìn sức khỏe để tu học và truyền bá Phật pháp là ý thức ban đầu mà anh em cần suy nghĩ. Và ra làm đạo, cũng tùy duyên, làm vừa sức mình.
Anh em còn trẻ, đang đi học; nhưng việc học của người tu khác với người thế gian. Người thế gian học để lấy bằng cấp, mục tiêu theo đuổi của họ là vậy. Thực tế chúng ta thấy người đời học thi thường bị mất ăn, mất ngủ và thi xong, học xong, bị ho lao, rồi chết. Rõ ràng không thể ép thân làm quá sức. Ở ngoài xã hội, có người lấy được bằng cấp nhờ thực tài, thực lực và họ cũng sử dụng được sở học vào việc làm lợi ích bản thân và xã hội. Nhưng cũng có người mua bằng để mong được mọi người thán phục, thì sau đó họ nắm trong tay mảnh bằng tiến sĩ, bác sĩ, mà cũng chẳng làm được gì. Tuy nhiên, cũng có một số ít người có học, mà không có bằng cấp, nhưng họ là những nhà văn hóa lớn, có tên tuổi, đóng góp được cho xã hội.
Trong đạo của chúng ta, học để làm việc; học và làm việc gắn liền với nhau. Đối với tôi, sang Nhật học để sau này làm việc là chính. Việc học của người tu là văn, tư, tu; không phải chỉ học lý thuyết. Đến trường, nghe giảng để hiểu biết là bước thứ nhất và kế đến, học phải có suy tư, nên tập trung được tư tưởng, không phải học vẹt. Sau cùng, học để ứng dụng sự hiểu biết ấy vào cuộc sống, làm lợi ích cho người, cho mình. Theo kinh nghiệm của tôi, học và tu không thể tách riêng rẽ; học là tu và tu để giúp cho việc học của tôi tốt hơn. Tôi học tiếng Nhật đốt giai đoạn, tiến nhanh; vì áp dụng việc tu đi kèm theo việc học. Tu không phải là tụng kinh, lạy Phật, ngồi Thiền. Cần hiểu rằng đó là những pháp môn tu, nhưng mục đích chính nhằm đối trị việc nào mới là quan trọng. Vì thế, Phật pháp có tám mươi bốn ngàn pháp môn tu khác nhau để chúng ta ứng dụng cho từng trường hợp khác nhau.
Các anh em trẻ thường nghĩ rằng đi học suốt ngày rất mệt, về chùa lại phải tụng kinh, ngồi Thiền, công phu. Tu học cách này căng quá, dễ bị đứt; không khéo việc học và tu như thế đã tự chống phá nhau. Vì rơi vào trường hợp sai lầm này, một số anh em ở tu viện sợ tụng kinh, sám hối, ngồi Thiền chiếm mất thì giờ, không còn thì giờ dành cho việc học. Nghĩ như thế, nên muốn ra ngoài ở trọ để học cho dễ. Đó là sai lầm lớn. Nhưng ở trong tu viện, bị ép vào khuôn khổ quá sức, cũng là sai lầm. Phải kết hợp được việc học và tu, tu bổ sung cho học và học cũng giúp ích cho việc tu. Tôi nhờ kết hợp nhuần nhuyễn tu và học, nên học nhanh hơn và tu có kết quả tốt đẹp hơn, muốn gợi ý cho các anh em trẻ suy nghĩ.
Chúng ta học gì và tu gì, phải suy nghĩ trước. Một số Thầy cho rằng tu học giáo lý là chính. Nhưng cũng có một số Thầy nói rằng học kinh điển theo lối từ chương, không bổ ích, nên chán nản, không muốn học ở trường Phật học. Họ ra ngoài học văn hóa ở các đại học, thấy hay hơn. Kinh điển được ghi chép, lưu truyền phần nhiều đã cổ xưa. Nếu học từng chữ, từng câu, đối chiếu với chữ Phạn, chữ Hán, chữ Pali để phê bình đúng sai, thì sẽ trở thành nhà nghiên cứu hơn là nhà tu.
Những người chuyên học nội điển từ sơ cấp, lên trung cấp, cao đẳng và thi vào Viện Phật học, nhưng rớt. Thử nghĩ theo đuổi việc học theo kiểu từ chương suốt cả chục năm như vậy mà kết cuộc cũng không được gì. Lúc đó, họ không học Phật pháp nữa, mà tìm học ở các trường đại học bên ngoài. Tất nhiên, phải học với các giáo sư là những nhà nghiên cứu, không phải người tu. Học với người đời lâu ngày, nhồi nhét vào những hiểu biết, sinh hoạt theo thế gian, nên bị tiêm nhiễm, thì lấy được bằng cấp rồi, chỉ còn hình thức bên ngoài là người tu, còn tâm hồn là người thế tục. Học cách này, Phật giáo khó tồn tại, nói chi đến phát triển.
Tôi khẳng định rằng học để làm việc, nên tôi tìm xem học những gì mà xã hội cần, Giáo hội cần chúng ta cống hiến. Ngoài công việc của nghiên cứu sinh, sang Nhật, tôi đi tìm hiểu và sống ở các tu viện, tự viện. Trước tiên, tôi vào chùa Tổng Trì để thực tập pháp tu Thiền của họ. Ở trường, tôi đã hiểu lý thuyết và ứng dụng thực hành ở tu viện để được kinh nghiệm thực tu. Cộng hai phần lý thuyết và thực nghiệm cho tôi kết quả tốt trên bước đường hành đạo. Đối với tôi, về phương diện thực hành, phải thấy người tu Thiền đạt được những điều ích lợi thực tiễn nào thì mới thực tập theo. Tu Thiền, họ có sức khỏe tốt, thông minh và sự bình tĩnh để giải quyết công việc đúng đắn. Đó là ba thành quả nhất định của Thiền giả, không phải ngồi Thiền cho hết giờ.
Lúc ở Phật học đường Nam Việt, cũng có quy định ngồi Thiền mỗi ngày. Người ngồi chờ đủ ba mươi phút, kiểng đổ chấm dứt rồi nghỉ, hay học bài; Thiền tọa như thế không có lợi. Tu Thiền đầu tiên làm chúng ta sáng ra, được trí nhạy bén và có sức khỏe tốt trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta không rèn luyện điều này, mà chỉ tu theo hình thức, chẳng được gì. Tôi học Thiền ở chùa Tổng Trì khám phá ngay mục tiêu này.
Tu phải kèm theo luyện, là rèn luyện cơ thể. Bước đầu mà anh em thiếu rèn luyện cơ thể, chắc chắn không đạt kết quả tốt. Rèn luyện cơ thể là đầu tiên người tu phải nhận ra sự thật cơ thể mình cần gì để bổ sung cho thích hợp. Thiền sư dạy rằng nên ăn ít, ngủ ít. Vào Thiền đường, phải tập việc này trước. Ăn nhiều dẫn đến ngủ nhiều. Tôi đã tập như vậy, nên trải qua năm mươi năm không ăn nhiều được, vì bao tử đã nhỏ lại. Ăn nhiều, ngủ nhiều bị bệnh béo phì mà nhiều người ở thời đại ngày nay đang mắc phải. Thiền sư dạy chúng ta giảm ăn, vì ăn cũng là nghiệp, là thói quen. Khi Phật còn tại thế, cũng dạy chư Tăng một ngày ăn một bữa trưa.
Hòa thượng Thanh Kiểm nói với tôi rằng, lúc ngài sang Nhật trước tôi, ở thời kỳ kinh tế Nhật còn nghèo, ngài đói và thèm khoai lang mà không có tiền mua. Ngài mới uống một gáo nước lạnh cho no bụng rồi ngủ. Đời sống cực khổ, nhưng học thành tài, tu thành đức. Ngày nay, có nhiều thức ăn, mì gói có sẵn, không phải nấu nướng; nhưng tiện nghi quá, nên ăn nhiều, sanh bệnh nhiều. Thiền sư khai ngộ, tôi thấy rõ, người ta muốn ăn, chưa hẵn vì đói. Mũi nghe mùi thức ăn, đánh thức tánh muốn ăn; mắt nhìn thấy thức ăn cũng đánh thức tánh muốn ăn, trí tưởng tượng ra thức ăn làm cho thèm ăn v.v... Cơ thể chưa cần, chỉ vì tánh của chúng ta, tức nghiệp tác động là chính, nên khởi ý niệm muốn ăn. Người Việt Nam diễn tả ý này bằng câu "Thèm rỏ nước dãi”. Nước miếng giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa. Người Nhật có phương pháp Oshawa, ăn gạo lức với muối mè, nhai cơm cho thành nước, nhờ nước bọt tác động vào tinh bột, làm thành dinh dưỡng nuôi cơ thể. Nhưng trường hợp Hòa thượng thèm khoai, mà không có ăn, chỉ nuốt nước bọt thôi và nghĩ tưởng đến thức ăn, làm cho dịch vị trong bao tử tiết ra. Bao tử trống không, thì uống nước lạnh để hòa tan, làm loãng bớt dịch vị, nước bọt, nên dạ dày không bị cồn cào, lại cảm thấy no.
Thiền sư dạy chúng ta cắt bỏ ý thức muốn ăn, là cắt bỏ nghiệp thì phiền não không phát sanh; dùng Thiền để chế ngự dục vọng, ham muốn của con người. Chúng ta thấy sai lầm của người đời, rút kinh nghiệm để tự điều chỉnh bằng tuệ giác của mình. Với cách tu này, tôi ít bệnh, vì không đem vào cơ thể thức ăn quá thừa và chất độc hại gây bệnh. Trên bước đường tu, tập thiếu ngủ, thiếu ăn một chút, lâu ngày khắc phục được trở thành thói quen. Và chúng ta ăn ít, ngủ ít, mới điều chỉnh được cơ thể mình. Người tu Thiền ngủ ít, mà vẫn khỏe, vì Thiền thay cho ngủ. Các Thiền sư đắc Định hoặc tiến gần đến vị trí này, thường không ngủ.
Các bậc tiền nhân đã thể nghiệm được tinh ba của giáo pháp trong cuộc sống, chúng ta theo dấu chân các ngài, nỗ lực thành tựu được phần nào giống như vậy, thì không còn ăn nhiều, ngủ nhiều; nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh và tâm trí rất sáng suốt. Thân tâm thanh tịnh như vậy, cho chúng ta tuệ giác, thấy rõ mọi sinh hoạt của thế gian qua lăng kính đạo, khác hơn người đời, mới là mắt sáng của đời, biết được mọi việc chính xác.
Tóm lại, hàng đệ tử xuất gia theo lộ trình Phật dạy, nhất là tu sĩ trẻ cần tu tập, thể nghiệm chánh pháp trong cuộc sống của chính mình. Nếu chỉ chuyên học theo thế gian là đi theo tục đế; chỉ chuyên nhai kinh mà không ứng dụng được yếu nghĩa cũng không làm được gì lợi ích cho người và cho mình. Biết điều chỉnh cơ thể để khỏe mạnh, thông minh, sáng suốt, phục vụ được lâu dài và hiệu quả cho đạo pháp. Đó là một số ý nhắc nhở anh em trẻ, cầu mong tất cả anh em ứng dụng được tinh ba của pháp Phật, để sau này, giúp ích đời, phát triển đạo, không uổng công tu học và đáp đền được công ơn Thầy Tổ, đàn na tín thí.
Nhận thấy tu viện Vĩnh Đức từng bước phát triển về vật chất và tu học, tôi tin tưởng trong tương lai, các anh em hiện diện và những người đã ra trường làm Phật sự sẽ trải thân hành đạo trên vạn nẻo đường đời, hầu báo ơn Phật và các vị tiền nhân đã dày công duy trì và phát triển Phật giáo đến ngày nay. Hơn ba mươi năm trước, tôi đã đến thăm tu viện này, lúc đó chỉ mới có mái nhà tranh cho một số ít anh em tu hành. Nhưng nhờ hạnh nguyện lợi sanh của Thượng tọa Viện chủ và sự nỗ lực tiến tu của lớp người trước đã tạo được uy tín cho tu viện. Vì thế, ngày nay, anh em mới được thừa hưởng hoàn cảnh tốt đẹp cho việc tu học; nếu không biết trân trọng và giữ gìn cũng dễ đánh mất thành quả của người trước.
Tôi còn nhớ hơn năm mươi năm trước, ở Phật học đường Nam Việt, chùa Ấn Quang rất nghèo, thức ăn thiếu thốn. Nhưng nhờ sự giáo dưỡng của hai vị Hòa thượng Thiện Hoa và Thiện Hòa, chúng tôi đã vượt qua được những hoàn cảnh rất khó khăn và nhất là thành tựu việc tu học một cách tốt đẹp, từ đó mới dấn thân hành đạo cho đến ngày nay. Có được những kinh nghiệm trong những năm tháng tu hành nhiều gian khó, tôi chia sẻ với Thượng tọa Viện chủ và đại chúng, nhất là những tu sĩ trẻ tuổi hiện diện nơi đây.
Đức Phật dạy rằng, nếu đàn lên dây quá căng thì sẽ bị đứt, nhưng nếu để dây quá lỏng thì đàn sẽ không phát ra âm thanh. Đó là kinh nghiệm quý báu mà Phật đã trải qua và truyền trao cho chúng ta, đến ngày nay vẫn còn giá trị tuyệt đối. Người nào ý thức sâu sắc ý này và ứng dụng trên bước đường tu của mình đều đạt kết quả tốt đẹp. Thật vậy, việc tu hành của chúng ta quá lơi lỏng cũng không thành công, mà quá căng thì cũng khó bảo toàn được mạng sống. Điển hình như Thượng tọa Viện chủ vì nhiệt tình quá lớn với công việc của tu viện, nên nhiều lần tưởng rằng Thượng tọa đã về Tịnh độ. Đó là thời kỳ căng thẳng nhất, vì Thượng tọa vừa lo nuôi chúng, vừa lo xây dựng chùa. Riêng tôi, lớn tuổi, nhưng lại khỏe hơn, vì chỉ lo một việc hoằng pháp; không phải lo nuôi chúng, không lo xây chùa. Nhờ vậy, việc tu hành và truyền bá chánh pháp của tôi trải qua một thời gian dài, ít gặp trở ngại.
Thiết nghĩ anh em nên rút kinh nghiệm về lời dạy của Phật, đàn kéo căng dây thì đứt, để dây lỏng thì đàn không được. Nghĩa là người tu không nỗ lực thể nghiệm giáo pháp, chỉ dậm chân tại chỗ, sẽ thiếu nợ đàn na tín thí; không tiến tu được, thì phải lùi. Trái lại, nhiều Thầy làm quá thì chết sớm, sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh không đến đâu. Tôi làm việc luôn ứng với nhân duyên. Nhân duyên theo tôi, trước nhất là phải có sức khỏe; vì không có hay không còn sức khỏe, chúng ta không thể làm gì được. Giữ gìn sức khỏe để tu học và truyền bá Phật pháp là ý thức ban đầu mà anh em cần suy nghĩ. Và ra làm đạo, cũng tùy duyên, làm vừa sức mình.
Anh em còn trẻ, đang đi học; nhưng việc học của người tu khác với người thế gian. Người thế gian học để lấy bằng cấp, mục tiêu theo đuổi của họ là vậy. Thực tế chúng ta thấy người đời học thi thường bị mất ăn, mất ngủ và thi xong, học xong, bị ho lao, rồi chết. Rõ ràng không thể ép thân làm quá sức. Ở ngoài xã hội, có người lấy được bằng cấp nhờ thực tài, thực lực và họ cũng sử dụng được sở học vào việc làm lợi ích bản thân và xã hội. Nhưng cũng có người mua bằng để mong được mọi người thán phục, thì sau đó họ nắm trong tay mảnh bằng tiến sĩ, bác sĩ, mà cũng chẳng làm được gì. Tuy nhiên, cũng có một số ít người có học, mà không có bằng cấp, nhưng họ là những nhà văn hóa lớn, có tên tuổi, đóng góp được cho xã hội.
Trong đạo của chúng ta, học để làm việc; học và làm việc gắn liền với nhau. Đối với tôi, sang Nhật học để sau này làm việc là chính. Việc học của người tu là văn, tư, tu; không phải chỉ học lý thuyết. Đến trường, nghe giảng để hiểu biết là bước thứ nhất và kế đến, học phải có suy tư, nên tập trung được tư tưởng, không phải học vẹt. Sau cùng, học để ứng dụng sự hiểu biết ấy vào cuộc sống, làm lợi ích cho người, cho mình. Theo kinh nghiệm của tôi, học và tu không thể tách riêng rẽ; học là tu và tu để giúp cho việc học của tôi tốt hơn. Tôi học tiếng Nhật đốt giai đoạn, tiến nhanh; vì áp dụng việc tu đi kèm theo việc học. Tu không phải là tụng kinh, lạy Phật, ngồi Thiền. Cần hiểu rằng đó là những pháp môn tu, nhưng mục đích chính nhằm đối trị việc nào mới là quan trọng. Vì thế, Phật pháp có tám mươi bốn ngàn pháp môn tu khác nhau để chúng ta ứng dụng cho từng trường hợp khác nhau.
Các anh em trẻ thường nghĩ rằng đi học suốt ngày rất mệt, về chùa lại phải tụng kinh, ngồi Thiền, công phu. Tu học cách này căng quá, dễ bị đứt; không khéo việc học và tu như thế đã tự chống phá nhau. Vì rơi vào trường hợp sai lầm này, một số anh em ở tu viện sợ tụng kinh, sám hối, ngồi Thiền chiếm mất thì giờ, không còn thì giờ dành cho việc học. Nghĩ như thế, nên muốn ra ngoài ở trọ để học cho dễ. Đó là sai lầm lớn. Nhưng ở trong tu viện, bị ép vào khuôn khổ quá sức, cũng là sai lầm. Phải kết hợp được việc học và tu, tu bổ sung cho học và học cũng giúp ích cho việc tu. Tôi nhờ kết hợp nhuần nhuyễn tu và học, nên học nhanh hơn và tu có kết quả tốt đẹp hơn, muốn gợi ý cho các anh em trẻ suy nghĩ.
Chúng ta học gì và tu gì, phải suy nghĩ trước. Một số Thầy cho rằng tu học giáo lý là chính. Nhưng cũng có một số Thầy nói rằng học kinh điển theo lối từ chương, không bổ ích, nên chán nản, không muốn học ở trường Phật học. Họ ra ngoài học văn hóa ở các đại học, thấy hay hơn. Kinh điển được ghi chép, lưu truyền phần nhiều đã cổ xưa. Nếu học từng chữ, từng câu, đối chiếu với chữ Phạn, chữ Hán, chữ Pali để phê bình đúng sai, thì sẽ trở thành nhà nghiên cứu hơn là nhà tu.
Những người chuyên học nội điển từ sơ cấp, lên trung cấp, cao đẳng và thi vào Viện Phật học, nhưng rớt. Thử nghĩ theo đuổi việc học theo kiểu từ chương suốt cả chục năm như vậy mà kết cuộc cũng không được gì. Lúc đó, họ không học Phật pháp nữa, mà tìm học ở các trường đại học bên ngoài. Tất nhiên, phải học với các giáo sư là những nhà nghiên cứu, không phải người tu. Học với người đời lâu ngày, nhồi nhét vào những hiểu biết, sinh hoạt theo thế gian, nên bị tiêm nhiễm, thì lấy được bằng cấp rồi, chỉ còn hình thức bên ngoài là người tu, còn tâm hồn là người thế tục. Học cách này, Phật giáo khó tồn tại, nói chi đến phát triển.
Tôi khẳng định rằng học để làm việc, nên tôi tìm xem học những gì mà xã hội cần, Giáo hội cần chúng ta cống hiến. Ngoài công việc của nghiên cứu sinh, sang Nhật, tôi đi tìm hiểu và sống ở các tu viện, tự viện. Trước tiên, tôi vào chùa Tổng Trì để thực tập pháp tu Thiền của họ. Ở trường, tôi đã hiểu lý thuyết và ứng dụng thực hành ở tu viện để được kinh nghiệm thực tu. Cộng hai phần lý thuyết và thực nghiệm cho tôi kết quả tốt trên bước đường hành đạo. Đối với tôi, về phương diện thực hành, phải thấy người tu Thiền đạt được những điều ích lợi thực tiễn nào thì mới thực tập theo. Tu Thiền, họ có sức khỏe tốt, thông minh và sự bình tĩnh để giải quyết công việc đúng đắn. Đó là ba thành quả nhất định của Thiền giả, không phải ngồi Thiền cho hết giờ.
Lúc ở Phật học đường Nam Việt, cũng có quy định ngồi Thiền mỗi ngày. Người ngồi chờ đủ ba mươi phút, kiểng đổ chấm dứt rồi nghỉ, hay học bài; Thiền tọa như thế không có lợi. Tu Thiền đầu tiên làm chúng ta sáng ra, được trí nhạy bén và có sức khỏe tốt trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta không rèn luyện điều này, mà chỉ tu theo hình thức, chẳng được gì. Tôi học Thiền ở chùa Tổng Trì khám phá ngay mục tiêu này.
Tu phải kèm theo luyện, là rèn luyện cơ thể. Bước đầu mà anh em thiếu rèn luyện cơ thể, chắc chắn không đạt kết quả tốt. Rèn luyện cơ thể là đầu tiên người tu phải nhận ra sự thật cơ thể mình cần gì để bổ sung cho thích hợp. Thiền sư dạy rằng nên ăn ít, ngủ ít. Vào Thiền đường, phải tập việc này trước. Ăn nhiều dẫn đến ngủ nhiều. Tôi đã tập như vậy, nên trải qua năm mươi năm không ăn nhiều được, vì bao tử đã nhỏ lại. Ăn nhiều, ngủ nhiều bị bệnh béo phì mà nhiều người ở thời đại ngày nay đang mắc phải. Thiền sư dạy chúng ta giảm ăn, vì ăn cũng là nghiệp, là thói quen. Khi Phật còn tại thế, cũng dạy chư Tăng một ngày ăn một bữa trưa.
Hòa thượng Thanh Kiểm nói với tôi rằng, lúc ngài sang Nhật trước tôi, ở thời kỳ kinh tế Nhật còn nghèo, ngài đói và thèm khoai lang mà không có tiền mua. Ngài mới uống một gáo nước lạnh cho no bụng rồi ngủ. Đời sống cực khổ, nhưng học thành tài, tu thành đức. Ngày nay, có nhiều thức ăn, mì gói có sẵn, không phải nấu nướng; nhưng tiện nghi quá, nên ăn nhiều, sanh bệnh nhiều. Thiền sư khai ngộ, tôi thấy rõ, người ta muốn ăn, chưa hẵn vì đói. Mũi nghe mùi thức ăn, đánh thức tánh muốn ăn; mắt nhìn thấy thức ăn cũng đánh thức tánh muốn ăn, trí tưởng tượng ra thức ăn làm cho thèm ăn v.v... Cơ thể chưa cần, chỉ vì tánh của chúng ta, tức nghiệp tác động là chính, nên khởi ý niệm muốn ăn. Người Việt Nam diễn tả ý này bằng câu "Thèm rỏ nước dãi”. Nước miếng giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa. Người Nhật có phương pháp Oshawa, ăn gạo lức với muối mè, nhai cơm cho thành nước, nhờ nước bọt tác động vào tinh bột, làm thành dinh dưỡng nuôi cơ thể. Nhưng trường hợp Hòa thượng thèm khoai, mà không có ăn, chỉ nuốt nước bọt thôi và nghĩ tưởng đến thức ăn, làm cho dịch vị trong bao tử tiết ra. Bao tử trống không, thì uống nước lạnh để hòa tan, làm loãng bớt dịch vị, nước bọt, nên dạ dày không bị cồn cào, lại cảm thấy no.
Thiền sư dạy chúng ta cắt bỏ ý thức muốn ăn, là cắt bỏ nghiệp thì phiền não không phát sanh; dùng Thiền để chế ngự dục vọng, ham muốn của con người. Chúng ta thấy sai lầm của người đời, rút kinh nghiệm để tự điều chỉnh bằng tuệ giác của mình. Với cách tu này, tôi ít bệnh, vì không đem vào cơ thể thức ăn quá thừa và chất độc hại gây bệnh. Trên bước đường tu, tập thiếu ngủ, thiếu ăn một chút, lâu ngày khắc phục được trở thành thói quen. Và chúng ta ăn ít, ngủ ít, mới điều chỉnh được cơ thể mình. Người tu Thiền ngủ ít, mà vẫn khỏe, vì Thiền thay cho ngủ. Các Thiền sư đắc Định hoặc tiến gần đến vị trí này, thường không ngủ.
Các bậc tiền nhân đã thể nghiệm được tinh ba của giáo pháp trong cuộc sống, chúng ta theo dấu chân các ngài, nỗ lực thành tựu được phần nào giống như vậy, thì không còn ăn nhiều, ngủ nhiều; nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh và tâm trí rất sáng suốt. Thân tâm thanh tịnh như vậy, cho chúng ta tuệ giác, thấy rõ mọi sinh hoạt của thế gian qua lăng kính đạo, khác hơn người đời, mới là mắt sáng của đời, biết được mọi việc chính xác.
Tóm lại, hàng đệ tử xuất gia theo lộ trình Phật dạy, nhất là tu sĩ trẻ cần tu tập, thể nghiệm chánh pháp trong cuộc sống của chính mình. Nếu chỉ chuyên học theo thế gian là đi theo tục đế; chỉ chuyên nhai kinh mà không ứng dụng được yếu nghĩa cũng không làm được gì lợi ích cho người và cho mình. Biết điều chỉnh cơ thể để khỏe mạnh, thông minh, sáng suốt, phục vụ được lâu dài và hiệu quả cho đạo pháp. Đó là một số ý nhắc nhở anh em trẻ, cầu mong tất cả anh em ứng dụng được tinh ba của pháp Phật, để sau này, giúp ích đời, phát triển đạo, không uổng công tu học và đáp đền được công ơn Thầy Tổ, đàn na tín thí.