Sách
(Bài giảng tại trường hạ chùa Kim Liên quận 4, Tp. HCM)
Hôm nay đến thăm trường hạ chùa Kim Liên gợi tôi nhớ đến Hòa thượng Thích Hành Trụ là vị luật sư đầu tiên hướng dẫn tôi học luật Sa di. Ngài được kính trọng như một bậc long tượng của chúng ta. Phải nói rằng vào thời đó, tu sĩ chưa có điều kiện học như ngày nay và cũng ít có người học Đại học. Ngày nay, quý Thầy cô trẻ có điều kiện học tốt hơn nhiều, nên nhiều người đã hoàn tất chương trình Đại học và trên Đại học, với học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đó là điều mong ước của Giáo hội chúng ta. Tuy nhiên, đối trước tình trạng tu học của Tăng Ni trẻ thời hiện đại, riêng tôi có phần hơi lo lắng. Thật vậy, vào thời kỳ của Hòa thượng Hành Trụ, tuy giới tu sĩ không được học nhiều như bây giờ, nhưng tất cả đều tu hành hòa hợp, thanh tịnh trong các chúng hội đạo tràng, nên đã trở thành những biểu tượng đáng quý trọng của hàng Phật tử tại gia. Nhờ đó, Phật giáo bắt đầu hưng thạnh.
Ngày nay, Tăng Ni có điều kiện học tốt hơn, có bằng cấp cao hơn, nhưng nếu quan sát ở mặt khác thì việc tu hành không bằng thời xưa. Đó là vấn đề mà tôi ưu tư. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rõ, tôi được các Hòa thượng chọn lựa và đào tạo ở hai mặt, đạo học cũng như thế học. Trong khi một số huynh đệ của tôi, chỉ chuyên theo thế học, lấy được học vị Cử Nhân, Tiến sĩ rồi, thì số người này ở lại trong đạo, lo cho đạo không nhiều. Và những người trụ được trong đạo, phần lớn ít học, nhưng chuyên tu. Riêng tôi, được ra nước ngoài học, nhưng không từ bỏ sự nghiệp tu hành của mình. Tôi đã dành nhiều thời giờ sống trong tự viện hoặc các đạo tràng để tìm hiểu sinh hoạt của họ, để thể nghiệm pháp Phật. Nhờ quá trình tu học miên mật như vậy, mà tôi còn an trú trong đạo để hướng dẫn quý vị hôm nay.
Tôi nhắc các tu sĩ trẻ ngày nay cần quan tâm, chúng ta học thế học với ai và học những gì. Hẳn nhiên là học pháp thế gian, với người thế gian. Nhưng người xuất gia đang tập tiến bước trên con đường giải thoát mà học pháp thế gian, chịu sự ràng buộc của người đời, , tâm chúng ta dễ bị cuộc đời làm thay đổi. Nói cách khác, dễ bị cám dỗ, sẽ đánh mất tư chất và sự nghiệp quan trọng của người tu. Nếu giỏi pháp thế gian, có tầm hiểu biết rộng, ví như hổ, nhưng vẫn giữ được đạo hạnh của người tu, là chúa sơn lâm đã được thêm cánh. Được như vậy, chúng ta mới làm chủ thế gian và xuất thế gian. Lịch sử Phật giáo đã chứng minh điều này, trong những thời kỳ hiện hữu các vị cao đức được tôn danh là "bậc long tượng” vì các ngài đã thông suốt cả hai lãnh vực, thế gian và xuất thế gian. Nghĩa là các ngài có tài ứng xử siêu tuyệt trong việc cứu nhân độ thế, ví như "rồng” làm mưa làm gió trên hư không, cộng thêm đạo lực phi thường của các ngài, nên không ai khuấy phá được, ví như sức mạnh của "voi” trên đất liền. Vì vậy, các ngài mới đưa Phật giáo lên đỉnh cao. Các Thầy cô học pháp thế gian, nhưng đừng đánh mất đời sống phạm hạnh của người tu, mới bảo vệ được Phật giáo. Tôi thấy một số tu sĩ theo đuổi thế học một thời gian thì không muốn sống với đạo chúng nữa, không thích sống phạm hạnh, vì thấy bị ràng buộc. Họ thích ở am cốc riêng, mua vườn tạo mãi, là đã rơi vào đời sống tư hữu, trái với bổn hoài của Phật, chắc chắn làm hại cho đạo.
Nhớ đến Hòa thượng Hành Trụ, liên tưởng đến thập niên 50, lúc đó có hai trung tâm tu học, một dành cho Ni chúng. Người xuất gia suốt đời sống chung với pháp lữ là điều quá tốt đẹp cho nếp sống tu hành; nhưng không được tu chung suốt đời mà chỉ được cùng An cư kiết hạ trong ba tháng với đại chúng, cũng là may mắn lắm. Điều này quan trọng, vì nhờ sự tu học chung, mới có điều kiện học hỏi kinh nghiệm sống của các bạn đạo, nhất là cùng theo nếp sống phạm hạnh, rất có lợi cho việc phát triển đạo pháp. Nói đến sống phạm hạnh, một số vị lớn tuổi thường chấp giới luật quá khắc khe, điều này không nên; nhưng buông xuôi, không hành trì, lại càng không nên. Chúng ta phải suy nghĩ, thực hành giới luật như thế nào cho hài hòa với thời đại ngày nay mà vẫn thực hiện được bản hoài của Phật và sự mong mỏi của chư vị Tổ sư, đó là giới biệt giải thoát.
Chúng ta hiểu rằng Phật dùng hàng rào giới luật để ngăn chặn những sai phạm của người tu. Vì thuận thế, là pháp đối trị thế gian, pháp Phật đưa ra phải tùy theo phong tục, tập quán từng nơi, từng việc khác nhau. Phật sống ở An Độ vào thời kỳ cổ đại, nên giới của ngài đặt ra thích hợp với nếp sống người dân An thời ấy, giúp cho đại chúng được giải thoát. Nhưng ngày nay, muốn được giải thoát, thiết nghĩ chúng ta có thể thay đổi ít nhiều cho thích hợp với từng nơi, từng lúc. Thí dụ vào thời cổ đại của Phật, không có Tivi, radio, không có nối mạng, cũng không có phim ảnh. Vì thế, không có những tội lỗi phát sanh từ lãnh vực này, tất nhiên Phật không đưa ra những điều luật ngăn cấm tương ưng. Một số Thầy không hiểu rõ, cho rằng luật Phật không cấm xem phim. Thực tế những loại phim ảnh không lành mạnh tác hại đến giới thanh niên ngày nay mà xã hội đang bài trừ; riêng đối với người tu, nếu bị tiêm nhiễm, dần dần không còn Tăng thể.
Ban Chức sự trường hạ cần suy nghĩ để đưa ra những điều luật đúng đắn, ngăn cấm hoàn toàn những phim, sách có hại cho việc tu hành; đối với những phim, sách báo, băng đĩa có lợi cho sự phát triển tri thức và đạo đức, nên khuyến khích đọc, hay xem. Nếu cấm toàn bộ thì không đúng, phải có trí tuệ sáng suốt để điều hành. Giới luật của Phật có "Khai, giá, trì, phạm”, chúng ta quản lý chúng cũng thế, những gì cần mở để phát sanh trí tuệ, những việc cần buộc để hạn chế sai trái làm giảm Tăng thân, là trách nhiệm của các vị lãnh đạo. Nếu đưa ra điều luật hạn chế sự phát triển hiểu biết của Tăng Ni, sẽ làm cho Phật giáo suy đồi. Những lúc Phật giáo bị suy yếu là lúc Tăng già thất học, trong khi xã hội đi lên. Điều này rất nguy hiểm cho Phật giáo. Trái lại, Phật giáo hưng thạnh như thời Đinh, Lê, Lý, Trần, nhờ có các Thiền sư hiểu biết thế pháp, vừa thông suốt Phật pháp và ứng dụng hài hòa giáo pháp với cuộc sống người dân, giúp cho Tăng Ni phát huy trí tuệ cùng năng lực phục vụ cuộc đời thật tốt đẹp. Ap dụng giới luật khắc khe làm hại sức khỏe Tăng Ni cũng không tốt, mà buông lỏng để hư hỏng càng hại hơn. Giới luật tuy nhiều, nhưng nhằm xây dựng đời sống tinh thần của chúng ta là chính. Tuy nhiên, muốn tinh thần tốt đẹp, phải bảo vệ sức khỏe. Vào thời niên thiếu, tôi đã trải qua một thời gian tu khổ hạnh, vì không được hướng dẫn, nên phát sanh nhiều bệnh; may nhờ được chỉ dẫn lại, tôi mới khỏi bệnh.
Các Ni trưởng nên rút kinh nghiệm bản thân, giáo dưỡng lớp đàn em để kiện toàn người tu có sức khỏe, có đức hạnh và có trí tuệ. Tôi làm đạo được lâu dài, nhờ biết kết hợp ba yếu tố, sức khỏe, đạo đức và trí tuệ. Thiếu đức hạnh, người đời không kính trọng, làm sao cảm hóa được quần chúng. Không có trí tuệ, chúng ta sẽ hướng dẫn sai lầm, không ai tin theo. Không có sức khỏe tốt, không thể làm việc nhiều. Đào tạo mẫu người có trí tuệ, đạo đức và khỏe mạnh, mới giúp cho Phật giáo tồn tại và phát triển được. Người lo học để giựt mảnh bằng, rồi bệnh hoạn, không sống nổi thì sở học dùng vào đâu. Hoặc theo thế học, bị tiêm nhiễm thế gian, chỉ còn chiếc áo nhà tu mà tâm thế tục, hiểu biết theo người đời, là điều đáng sợ nhất.
Ao thế tục, nhưng tâm thoát tục thì có lợi cho đạo. Tôi sang Nhật tu học, nhận chân rõ điều này. Trước đó, tôi nghĩ rằng các vị Hòa thượng chỉ biết kinh, luật, không biết pháp thế gian, không thể lãnh đạo được. Vì thế, sang Nhật, đầu tiên tôi ghi danh trường Đại học, học chính trị và luật pháp, hoàn toàn là luật thế gian. Nhưng may mắn, trong tâm tôi còn có Phật pháp và trên tay tôi còn có văn bằng Tiến sĩ Phật học. Tôi có bạn đồng học chỉ lấy bằng Tiến sĩ kinh doanh và làm kinh doanh, nay trở thành ông chủ quán ăn; chỉ nghĩ đến "kinh doanh, lợi nhuận”, thì còn gì là Thầy tu nữa. Các Ni sư nên suy nghĩ, kinh doanh làm ăn là công việc của người đời. Người tu bước vào lãnh vực này nguy hiểm. Tôi còn nhớ Hòa thượng Thiện Hoa lúc sanh tiền, có một đệ tử giỏi; ngài tin cậy và giao việc điều hành phòng phát hành kinh sách cho thầy này. Lúc khởi đầu, ông bán sách cho phòng phát hành đàng hoàng; nhưng lâu dần, ông học thêm được cách buôn bán ngoài luồng, kiếm được nhiều tiền hơn. Bấy giờ, bán cho chùa theo sổ sách thì ít, còn bán để kiếm lợi riêng cho ông thì nhiều. Kết quả là phòng phát hành bị thua lỗ, trong khi Thầy này lại có riêng một số tiền lớn. Buôn bán lâu ngày, đạo đức của người tu không còn, đại chúng không chấp nhận và ông phải hoàn tục, lập gia đình. Trải qua một thời gian dài tu học ở Nhật, trở về Việt Nam, gặp ông mà tôi không nhận ra, vì trông ông rất tiều tụy, tiền mất hết, phải đi làm thuê; cuối cùng, ông xin xuất gia lại. Chúng ta nên lấy đó làm bài học suy nghĩ.
Ngày nay, chúng ta bước theo dấu chân Phật, thấu hiểu được ý Phật dạy, trân trọng, tuân thủ những điều giúp chúng ta thăng hoa đạo đức, trí tuệ, hoặc sửa đổi cho thích hợp với sinh hoạt của thời hiện đại mà vẫn giữ được nếp sống của người xuất gia. Điển hình như chư Tăng Phật giáo Nam tông ở các nước Thái Lan, Campuchia, v.v… vẫn giữ truyền thống khất thực, mỗi sáng các ngài đi khất thực, nhưng việc sử dụng thực phẩm được cúng có thay đổi. Trước kia, tu sĩ khất thực phải dùng hết thức ăn trong bình bát và Phật tử cúng gì thì dùng nấy. Với cách này, việc ăn uống không điều độ và dùng những thức ăn không thích hợp nên sinh ra bệnh hoạn. Vì lý do đó mà Phật giáo Nam tông đã phải cải tiến, tất cả đồ dùng do Phật tử cúng dường khi đi khất thực được gom lại; sau đó, mỗi Thầy chọn thức ăn thích hợp và số lượng vừa đủ với cơ thể mình; không phải ăn tất cả thực phẩm được cúng.
Vì cơ thể của mỗi người có nhu cầu khác nhau, phát xuất từ nghiệp khác nhau, tôi đề nghị quý Ni sư nên tổ chức cho đại chúng ăn theo cách tự chọn, vừa hợp vệ sinh, vừa hợp khẩu vị mỗi người, mà lại không tốn kém. Từ trước đến nay, mỗi lần có cúng trai tăng, thức ăn rất nhiều, không thể dùng hết được, mỗi món đụng đủa một chút, còn lại thành đồ thừa, người khác ăn bị lây bệnh. Ăn tự chọn, gắp vừa đủ và lựa được món thích hợp, nhờ vậy, không bỏ thức ăn dư mà cũng không phải làm nhiều, đỡ phí phạm vô ích. Thật vậy, dọn lên mâm cúng cho coi được thường tốn kém hơn nhiều so với dọn theo cách tự chọn. Tôi đã thực hiện cách này, nên biết rõ. Nếu những vị nào muốn giữ nghi thức cúng dường cũng vẫn làm món ăn tự chọn được. Quý vị dọn thức ăn ra bàn, đến giờ quả đường, mỗi người cầm bình bát đến lấy thức ăn theo ý mình và gắp vừa đủ vào bát; sau đó vào bàn, cúng dường như thường. Riêng tôi, nhờ sớm biết điều chỉnh thức ăn và số lượng thích hợp với thể trạng, tôi khỏe mạnh, không bị "bệnh tùng khẩu nhập”.
Nói về thức ăn, Phật dạy chúng ta rất kỹ lưỡng; theo Ngài, người tu có bốn món ăn là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Đoàn thực là thức ăn vật chất để nuôi cơ thể sống còn mà tu hành. Đối với thức ăn vật chất, Đức Phật dạy rằng không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Ngài Thiên Thai dạy thêm rằng không ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Đó là kinh nghiệm của Phật và Tổ sư đã thể nghiệm, mới đưa ra pháp tu tương ưng nhằm duy trì mạng sống của chúng Tăng được khỏe mạnh.
Ngoài thức ăn vật chất, thức ăn của tinh thần mới thật sự quan trọng đối với người tu. Thật vậy, thức ăn nuôi dưỡng tinh thần chúng ta là Thiền thực và Pháp hỷ thực mà mỗi ngày trước khi ăn, đại chúng luôn nhắc nhở nhau rằng "Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn”. Vì vậy, bằng mọi cách, phải làm cho Thiền và pháp trở thành món ăn tinh thần thật sự của chúng ta. Người tu mà không thích ăn cơm Thiền, uống nước pháp, không thể sống trong đạo. Thiết nghĩ quý Ni sư nên bồi dưỡng thêm món ăn tinh thần cho đại chúng, bằng cách cho xem phim ghi lại đời sống phạm hạnh của Phật và các vị Thánh Tăng. Chùa thiếu món ăn tinh thần, thì chúng đói, tìm những thức ăn không tốt sẽ bị nhiễm độc. Nếu nhiễm chất độc của thực phẩm, bị chết thân mạng, nhưng bị nhiễm độc tinh thần, sẽ chết giới thân huệ mạng, dù còn trong đạo, nhưng không dùng được. Trên thực tế, các tu viện sinh hoạt tốt đẹp, nhờ Thiền chủ và các vị lãnh đạo đều sống phạm hạnh thanh tịnh, đại chúng mới nương theo đó thăng hoa được.
Xúc thực, tư niệm thực và thức thực được coi là ba món ăn tinh thần của người tu. Xúc thực là sự tiếp xúc hằng ngày của chúng ta với cuộc đời. Nếu sống trong tu viện, mỗi ngày đọc kinh, được gần gũi các bậc tu hành kiểu mẫu, trông thấy đức hạnh của họ, chúng ta sẽ tốt theo. Tôi được như ngày nay nhờ may mắn trong thời còn là học Tăng, bên cạnh có hai bậc Thầy, Hòa thượng Thiện Hoa và Thiện Hòa là hai biểu tượng mà tôi tôn thờ. Tôi sống chung với các ngài, nghe lời khuyên bảo và thấy việc làm tốt đẹp của các ngài, nên học được đức hạnh của các ngài. Nếu hàng ngày, Ni trưởng cho các sư cô tiếp xúc với người làm ăn, buôn bán, phải trái hơn thua, do năm giác quan tiếp xúc với tiền trần, đưa vào ý thức thì bắt đầu suy nghĩ theo đường thế tục, dẫn đến hư hỏng đời tu là tất yếu. Tôi có kinh nghiệm về việc này. Thời còn đi học ở Nhật, vì học luật, nên tôi phải học thuộc lòng những điều luật, điều ước. Khi đem những điều này vào tiềm thức rồi, đưa nó ra khó vô cùng. Hễ Thiền, nhắm mắt lại là chúng xuất hiện liền. Vì thế, chư vị Tổ sư nhận rõ tầm quan trọng của xúc thực, mới dạy rằng "bất dĩ chư trần tác đối”; nghĩa là không cho sáu căn tiếp xúc với sáu trần, để không bị nhiễm ô và không lưu giữ phiền não. Tuy nhiên, cần cân nhắc ý của Tổ dạy để không trở thành người vô dụng, gọi là củi mục than nguội mà Tổ thường quở trách. Cần biết chọn lựa những gì nên tiếp xúc và những gì phải ngăn cấm. Chúng ta còn nhớ câu chuyện thầy Mạnh Tử thuở nhỏ rất ham học và thích bắt chước. Nhà thầy ở khu lao động, gần lò sát sanh, nên thường qua coi người đồ tể giết heo. Về nhà, thầy đã bắt chước, lấy củ khoai để tập mổ. Mẹ của thầy sợ con tiếp xúc việc đó mỗi ngày, sau này cũng sẽ làm nghề mổ heo, nên bà đã dọn nhà đến gần một ông thầy đồ dạy học . Lần này thầy Mạnh Tử trông thấy bọn trẻ học, cũng bắt chước lấy lá làm giấy, lấy cây làm viết để học, mẹ thầy rất mừng. Câu chuyện này cho thấy ảnh hưởng của xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày rất quan trọng. Nếu Mạnh Tử không được người mẹ cho tiếp xúc với môi trường đạo đức, học hành, thì thầy đã không trở thành Thánh Hiền.
Trên bước đường hướng dẫn đại chúng tu hành, chúng ta không nên hạn chế tuyệt đối, cần biết rõ điều gì nên cho, việc nào nên cấm. Con đường Thánh Hiền không mở ra, làm sao xây dựng được Hiền Thánh Tăng. Con đường tội lỗi không đóng lại, làm sao tránh khỏi những việc sai phạm, hư xấu. Theo Phật, chúng ta luôn sử dụng trí tuệ để quán sát, dòng nước ví như sức sống của dòng đời rất có lợi, từ bỏ cuộc sống làm sao tu được; phải bảo vệ cuộc sống mình cho tốt. Nhưng dòng nước chảy xuôi thường gây ra lũ lụt, người ta phải ngăn nó lại bằng cách mở đập cho nước chảy vào để chuyển nó thành dòng điện mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Dòng đời cũng thế, quý Ni sư phải biết đóng cửa thế gian, mở ra con đường nhân thiên, con đường Bồ tát hạnh cho đại chúng đi theo. Suy nghĩ của con người không thể ngăn được, nhưng chúng ta nên cho tiếp xúc với những gì tốt đẹp, cao quý, nhưng phải thích hợp với trình độ và nghiệp lực của chúng. Có nhiều chùa bắt chúng khuya công phu, trưa quả đường, tối Tịnh độ, Thiền, cứ như vậy trở thành công thức. Ngồi Thiền, nhưng không biết làm gì, người gục, người ngủ, đợi cho hết giờ. Tu như vậy, làm sao có kết quả tốt. Theo tôi, không tu thì thôi, tu thì phải cho ra hồn; dứt khoát như vậy.
Riêng tôi, đọc sách, đọc kinh, nhận ra ý nào hay thì thích giữ lại trong tâm để vào Thiền quán chiếu lời Phật dạy. Càng Thiền, trí tuệ càng phát sanh, hôm sau đọc lại thấy pháp sáng hơn. Vì vậy, đọc kinh, tham Thiền thấy thú vị mới thích Thiền, thích đọc kinh, không thích tiếp xúc với người. Điển hình như Hòa thượng Trí Tịnh mỗi ngày đến hai giờ trưa là ngài không tiếp khách để sống với kinh. Tôi thì sáu giờ chiều "bế quan” để dùng pháp Phật rửa sạch nhiễm ô trong ngày. Tất cả sự việc mà người đời đem đến cho chúng ta, dùng pháp tẩy sạch, làm cho tâm sáng, mới giữ được bản chất của người tu. Nếu không, tiếp nhận bao nhiêu việc thế gian phiền toái mà họ trút cho ta, một lúc ta cũng đủ sức sân hận, buồn phiền, đau khổ như người đời. Tôi làm nhiều việc liên tục được là nhờ sử dụng được Thiền thực và Pháp thực trên bước đường hành đạo. Giảng được nhiều năm liền, vì tiềm thức của tôi đã chứa sẵn pháp Phật.
Xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày giữa ta và cuộc đời, nếu chứa đầy pháp Phật, tất cả nhiễm ô thế gian sẽ được pháp Phật tiêu hóa, chuyển đổi thành hiểu biết, trí giác để cho những lời khuyên tương ưng với hoàn cảnh của người, giúp họ giải quyết việc một cách nhẹ nhàng; còn chấp vào lập trường riêng để áp đặt, chắc chắn không đúng. Nói cách khác, lóng nghe quần chúng, tiếp thu khổ đau mà họ đưa vào tiềm thức chúng ta và sẽ có Phật pháp hóa giải, chỉ đạo được cho họ con đường sống tốt đẹp, tức chế tác được pháp tu thích hợp. Nhận thấy rõ yêu cầu của số đông quần chúng thích tụng kinh Pháp Hoa, nhưng không có thời giờ tụng cả bộ kinh dày, tôi biên soạn Bổn môn Pháp Hoa ngắn gọn và dễ hiểu, chỉ đọc trong ba mươi phút là có thể về đi làm. Đối với tôi, tìm những pháp thích hợp cho nhiều người tu được, còn pháp của chúng ta tu, họ không thể sử dụng. Tôi thường nghe một số Ni sư nói rằng thời của chúng ta khó khăn mà tu được, thời này tu dễ quá mà họ không tu, tức chết. "Tức chết” là bị đọa. Tu lâu, tâm chúng ta phải chứa đầy pháp Phật và những kinh nghiệm quý báu của chư vị Tổ sư. Không có "Tức chết”, mà phải thấy rõ yêu cầu của nhiều người và hóa giải khó khăn cho họ, chế ra pháp tu thích hợp với họ.
Ngoài xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày qua sáu giác quan của chúng ta với Phật, pháp, Bồ tát, còn có món ăn tinh thần là tư niệm thực, tức Thiền. Chúng ta đưa hình ảnh Phật, Pháp, Bồ tát vào an trụ trong tâm ta, mới có huệ. Vạn Hạnh Thiền sư an trụ Thiền mà cố vấn cho vua Lý Thái Tổ dựng nước, an dân và rất nhiều tấm gương sáng chói của các Thiền sư còn lưu danh thơm muôn thuở trong sử sách. Nhờ xúc thực, đọc kinh mở rộng tri thức theo Phật và tư niệm thực, suy nghĩ áo nghĩa Phật dạy trong Thiền định, hai thức ăn tinh thần này cho chúng ta hiểu biết là thức thực. Ngài Huyền Trang gọi đó là đại viên cảnh trí, một sự thông minh tuyệt đỉnh, một hiểu biết xác thực hoàn toàn mọi việc như ảnh hiện trong gương và việc qua rồi, tâm người tu hoàn toàn thanh thản, tự tại, giống như gương sáng chẳng lưu lại hình ảnh của vật nào cả.
Trong mùa An cư, mong rằng Ni trưởng giải quyết được những bức xúc, khó khăn của đại chúng, hướng dẫn chúng nhân tiến bước trên con đường Hiền Thánh. Cầu nguyện tất cả pháp lữ luôn an lành trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.
Hôm nay đến thăm trường hạ chùa Kim Liên gợi tôi nhớ đến Hòa thượng Thích Hành Trụ là vị luật sư đầu tiên hướng dẫn tôi học luật Sa di. Ngài được kính trọng như một bậc long tượng của chúng ta. Phải nói rằng vào thời đó, tu sĩ chưa có điều kiện học như ngày nay và cũng ít có người học Đại học. Ngày nay, quý Thầy cô trẻ có điều kiện học tốt hơn nhiều, nên nhiều người đã hoàn tất chương trình Đại học và trên Đại học, với học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đó là điều mong ước của Giáo hội chúng ta. Tuy nhiên, đối trước tình trạng tu học của Tăng Ni trẻ thời hiện đại, riêng tôi có phần hơi lo lắng. Thật vậy, vào thời kỳ của Hòa thượng Hành Trụ, tuy giới tu sĩ không được học nhiều như bây giờ, nhưng tất cả đều tu hành hòa hợp, thanh tịnh trong các chúng hội đạo tràng, nên đã trở thành những biểu tượng đáng quý trọng của hàng Phật tử tại gia. Nhờ đó, Phật giáo bắt đầu hưng thạnh.
Ngày nay, Tăng Ni có điều kiện học tốt hơn, có bằng cấp cao hơn, nhưng nếu quan sát ở mặt khác thì việc tu hành không bằng thời xưa. Đó là vấn đề mà tôi ưu tư. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rõ, tôi được các Hòa thượng chọn lựa và đào tạo ở hai mặt, đạo học cũng như thế học. Trong khi một số huynh đệ của tôi, chỉ chuyên theo thế học, lấy được học vị Cử Nhân, Tiến sĩ rồi, thì số người này ở lại trong đạo, lo cho đạo không nhiều. Và những người trụ được trong đạo, phần lớn ít học, nhưng chuyên tu. Riêng tôi, được ra nước ngoài học, nhưng không từ bỏ sự nghiệp tu hành của mình. Tôi đã dành nhiều thời giờ sống trong tự viện hoặc các đạo tràng để tìm hiểu sinh hoạt của họ, để thể nghiệm pháp Phật. Nhờ quá trình tu học miên mật như vậy, mà tôi còn an trú trong đạo để hướng dẫn quý vị hôm nay.
Tôi nhắc các tu sĩ trẻ ngày nay cần quan tâm, chúng ta học thế học với ai và học những gì. Hẳn nhiên là học pháp thế gian, với người thế gian. Nhưng người xuất gia đang tập tiến bước trên con đường giải thoát mà học pháp thế gian, chịu sự ràng buộc của người đời, , tâm chúng ta dễ bị cuộc đời làm thay đổi. Nói cách khác, dễ bị cám dỗ, sẽ đánh mất tư chất và sự nghiệp quan trọng của người tu. Nếu giỏi pháp thế gian, có tầm hiểu biết rộng, ví như hổ, nhưng vẫn giữ được đạo hạnh của người tu, là chúa sơn lâm đã được thêm cánh. Được như vậy, chúng ta mới làm chủ thế gian và xuất thế gian. Lịch sử Phật giáo đã chứng minh điều này, trong những thời kỳ hiện hữu các vị cao đức được tôn danh là "bậc long tượng” vì các ngài đã thông suốt cả hai lãnh vực, thế gian và xuất thế gian. Nghĩa là các ngài có tài ứng xử siêu tuyệt trong việc cứu nhân độ thế, ví như "rồng” làm mưa làm gió trên hư không, cộng thêm đạo lực phi thường của các ngài, nên không ai khuấy phá được, ví như sức mạnh của "voi” trên đất liền. Vì vậy, các ngài mới đưa Phật giáo lên đỉnh cao. Các Thầy cô học pháp thế gian, nhưng đừng đánh mất đời sống phạm hạnh của người tu, mới bảo vệ được Phật giáo. Tôi thấy một số tu sĩ theo đuổi thế học một thời gian thì không muốn sống với đạo chúng nữa, không thích sống phạm hạnh, vì thấy bị ràng buộc. Họ thích ở am cốc riêng, mua vườn tạo mãi, là đã rơi vào đời sống tư hữu, trái với bổn hoài của Phật, chắc chắn làm hại cho đạo.
Nhớ đến Hòa thượng Hành Trụ, liên tưởng đến thập niên 50, lúc đó có hai trung tâm tu học, một dành cho Ni chúng. Người xuất gia suốt đời sống chung với pháp lữ là điều quá tốt đẹp cho nếp sống tu hành; nhưng không được tu chung suốt đời mà chỉ được cùng An cư kiết hạ trong ba tháng với đại chúng, cũng là may mắn lắm. Điều này quan trọng, vì nhờ sự tu học chung, mới có điều kiện học hỏi kinh nghiệm sống của các bạn đạo, nhất là cùng theo nếp sống phạm hạnh, rất có lợi cho việc phát triển đạo pháp. Nói đến sống phạm hạnh, một số vị lớn tuổi thường chấp giới luật quá khắc khe, điều này không nên; nhưng buông xuôi, không hành trì, lại càng không nên. Chúng ta phải suy nghĩ, thực hành giới luật như thế nào cho hài hòa với thời đại ngày nay mà vẫn thực hiện được bản hoài của Phật và sự mong mỏi của chư vị Tổ sư, đó là giới biệt giải thoát.
Chúng ta hiểu rằng Phật dùng hàng rào giới luật để ngăn chặn những sai phạm của người tu. Vì thuận thế, là pháp đối trị thế gian, pháp Phật đưa ra phải tùy theo phong tục, tập quán từng nơi, từng việc khác nhau. Phật sống ở An Độ vào thời kỳ cổ đại, nên giới của ngài đặt ra thích hợp với nếp sống người dân An thời ấy, giúp cho đại chúng được giải thoát. Nhưng ngày nay, muốn được giải thoát, thiết nghĩ chúng ta có thể thay đổi ít nhiều cho thích hợp với từng nơi, từng lúc. Thí dụ vào thời cổ đại của Phật, không có Tivi, radio, không có nối mạng, cũng không có phim ảnh. Vì thế, không có những tội lỗi phát sanh từ lãnh vực này, tất nhiên Phật không đưa ra những điều luật ngăn cấm tương ưng. Một số Thầy không hiểu rõ, cho rằng luật Phật không cấm xem phim. Thực tế những loại phim ảnh không lành mạnh tác hại đến giới thanh niên ngày nay mà xã hội đang bài trừ; riêng đối với người tu, nếu bị tiêm nhiễm, dần dần không còn Tăng thể.
Ban Chức sự trường hạ cần suy nghĩ để đưa ra những điều luật đúng đắn, ngăn cấm hoàn toàn những phim, sách có hại cho việc tu hành; đối với những phim, sách báo, băng đĩa có lợi cho sự phát triển tri thức và đạo đức, nên khuyến khích đọc, hay xem. Nếu cấm toàn bộ thì không đúng, phải có trí tuệ sáng suốt để điều hành. Giới luật của Phật có "Khai, giá, trì, phạm”, chúng ta quản lý chúng cũng thế, những gì cần mở để phát sanh trí tuệ, những việc cần buộc để hạn chế sai trái làm giảm Tăng thân, là trách nhiệm của các vị lãnh đạo. Nếu đưa ra điều luật hạn chế sự phát triển hiểu biết của Tăng Ni, sẽ làm cho Phật giáo suy đồi. Những lúc Phật giáo bị suy yếu là lúc Tăng già thất học, trong khi xã hội đi lên. Điều này rất nguy hiểm cho Phật giáo. Trái lại, Phật giáo hưng thạnh như thời Đinh, Lê, Lý, Trần, nhờ có các Thiền sư hiểu biết thế pháp, vừa thông suốt Phật pháp và ứng dụng hài hòa giáo pháp với cuộc sống người dân, giúp cho Tăng Ni phát huy trí tuệ cùng năng lực phục vụ cuộc đời thật tốt đẹp. Ap dụng giới luật khắc khe làm hại sức khỏe Tăng Ni cũng không tốt, mà buông lỏng để hư hỏng càng hại hơn. Giới luật tuy nhiều, nhưng nhằm xây dựng đời sống tinh thần của chúng ta là chính. Tuy nhiên, muốn tinh thần tốt đẹp, phải bảo vệ sức khỏe. Vào thời niên thiếu, tôi đã trải qua một thời gian tu khổ hạnh, vì không được hướng dẫn, nên phát sanh nhiều bệnh; may nhờ được chỉ dẫn lại, tôi mới khỏi bệnh.
Các Ni trưởng nên rút kinh nghiệm bản thân, giáo dưỡng lớp đàn em để kiện toàn người tu có sức khỏe, có đức hạnh và có trí tuệ. Tôi làm đạo được lâu dài, nhờ biết kết hợp ba yếu tố, sức khỏe, đạo đức và trí tuệ. Thiếu đức hạnh, người đời không kính trọng, làm sao cảm hóa được quần chúng. Không có trí tuệ, chúng ta sẽ hướng dẫn sai lầm, không ai tin theo. Không có sức khỏe tốt, không thể làm việc nhiều. Đào tạo mẫu người có trí tuệ, đạo đức và khỏe mạnh, mới giúp cho Phật giáo tồn tại và phát triển được. Người lo học để giựt mảnh bằng, rồi bệnh hoạn, không sống nổi thì sở học dùng vào đâu. Hoặc theo thế học, bị tiêm nhiễm thế gian, chỉ còn chiếc áo nhà tu mà tâm thế tục, hiểu biết theo người đời, là điều đáng sợ nhất.
Ao thế tục, nhưng tâm thoát tục thì có lợi cho đạo. Tôi sang Nhật tu học, nhận chân rõ điều này. Trước đó, tôi nghĩ rằng các vị Hòa thượng chỉ biết kinh, luật, không biết pháp thế gian, không thể lãnh đạo được. Vì thế, sang Nhật, đầu tiên tôi ghi danh trường Đại học, học chính trị và luật pháp, hoàn toàn là luật thế gian. Nhưng may mắn, trong tâm tôi còn có Phật pháp và trên tay tôi còn có văn bằng Tiến sĩ Phật học. Tôi có bạn đồng học chỉ lấy bằng Tiến sĩ kinh doanh và làm kinh doanh, nay trở thành ông chủ quán ăn; chỉ nghĩ đến "kinh doanh, lợi nhuận”, thì còn gì là Thầy tu nữa. Các Ni sư nên suy nghĩ, kinh doanh làm ăn là công việc của người đời. Người tu bước vào lãnh vực này nguy hiểm. Tôi còn nhớ Hòa thượng Thiện Hoa lúc sanh tiền, có một đệ tử giỏi; ngài tin cậy và giao việc điều hành phòng phát hành kinh sách cho thầy này. Lúc khởi đầu, ông bán sách cho phòng phát hành đàng hoàng; nhưng lâu dần, ông học thêm được cách buôn bán ngoài luồng, kiếm được nhiều tiền hơn. Bấy giờ, bán cho chùa theo sổ sách thì ít, còn bán để kiếm lợi riêng cho ông thì nhiều. Kết quả là phòng phát hành bị thua lỗ, trong khi Thầy này lại có riêng một số tiền lớn. Buôn bán lâu ngày, đạo đức của người tu không còn, đại chúng không chấp nhận và ông phải hoàn tục, lập gia đình. Trải qua một thời gian dài tu học ở Nhật, trở về Việt Nam, gặp ông mà tôi không nhận ra, vì trông ông rất tiều tụy, tiền mất hết, phải đi làm thuê; cuối cùng, ông xin xuất gia lại. Chúng ta nên lấy đó làm bài học suy nghĩ.
Ngày nay, chúng ta bước theo dấu chân Phật, thấu hiểu được ý Phật dạy, trân trọng, tuân thủ những điều giúp chúng ta thăng hoa đạo đức, trí tuệ, hoặc sửa đổi cho thích hợp với sinh hoạt của thời hiện đại mà vẫn giữ được nếp sống của người xuất gia. Điển hình như chư Tăng Phật giáo Nam tông ở các nước Thái Lan, Campuchia, v.v… vẫn giữ truyền thống khất thực, mỗi sáng các ngài đi khất thực, nhưng việc sử dụng thực phẩm được cúng có thay đổi. Trước kia, tu sĩ khất thực phải dùng hết thức ăn trong bình bát và Phật tử cúng gì thì dùng nấy. Với cách này, việc ăn uống không điều độ và dùng những thức ăn không thích hợp nên sinh ra bệnh hoạn. Vì lý do đó mà Phật giáo Nam tông đã phải cải tiến, tất cả đồ dùng do Phật tử cúng dường khi đi khất thực được gom lại; sau đó, mỗi Thầy chọn thức ăn thích hợp và số lượng vừa đủ với cơ thể mình; không phải ăn tất cả thực phẩm được cúng.
Vì cơ thể của mỗi người có nhu cầu khác nhau, phát xuất từ nghiệp khác nhau, tôi đề nghị quý Ni sư nên tổ chức cho đại chúng ăn theo cách tự chọn, vừa hợp vệ sinh, vừa hợp khẩu vị mỗi người, mà lại không tốn kém. Từ trước đến nay, mỗi lần có cúng trai tăng, thức ăn rất nhiều, không thể dùng hết được, mỗi món đụng đủa một chút, còn lại thành đồ thừa, người khác ăn bị lây bệnh. Ăn tự chọn, gắp vừa đủ và lựa được món thích hợp, nhờ vậy, không bỏ thức ăn dư mà cũng không phải làm nhiều, đỡ phí phạm vô ích. Thật vậy, dọn lên mâm cúng cho coi được thường tốn kém hơn nhiều so với dọn theo cách tự chọn. Tôi đã thực hiện cách này, nên biết rõ. Nếu những vị nào muốn giữ nghi thức cúng dường cũng vẫn làm món ăn tự chọn được. Quý vị dọn thức ăn ra bàn, đến giờ quả đường, mỗi người cầm bình bát đến lấy thức ăn theo ý mình và gắp vừa đủ vào bát; sau đó vào bàn, cúng dường như thường. Riêng tôi, nhờ sớm biết điều chỉnh thức ăn và số lượng thích hợp với thể trạng, tôi khỏe mạnh, không bị "bệnh tùng khẩu nhập”.
Nói về thức ăn, Phật dạy chúng ta rất kỹ lưỡng; theo Ngài, người tu có bốn món ăn là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực và thức thực. Đoàn thực là thức ăn vật chất để nuôi cơ thể sống còn mà tu hành. Đối với thức ăn vật chất, Đức Phật dạy rằng không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Ngài Thiên Thai dạy thêm rằng không ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Đó là kinh nghiệm của Phật và Tổ sư đã thể nghiệm, mới đưa ra pháp tu tương ưng nhằm duy trì mạng sống của chúng Tăng được khỏe mạnh.
Ngoài thức ăn vật chất, thức ăn của tinh thần mới thật sự quan trọng đối với người tu. Thật vậy, thức ăn nuôi dưỡng tinh thần chúng ta là Thiền thực và Pháp hỷ thực mà mỗi ngày trước khi ăn, đại chúng luôn nhắc nhở nhau rằng "Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn”. Vì vậy, bằng mọi cách, phải làm cho Thiền và pháp trở thành món ăn tinh thần thật sự của chúng ta. Người tu mà không thích ăn cơm Thiền, uống nước pháp, không thể sống trong đạo. Thiết nghĩ quý Ni sư nên bồi dưỡng thêm món ăn tinh thần cho đại chúng, bằng cách cho xem phim ghi lại đời sống phạm hạnh của Phật và các vị Thánh Tăng. Chùa thiếu món ăn tinh thần, thì chúng đói, tìm những thức ăn không tốt sẽ bị nhiễm độc. Nếu nhiễm chất độc của thực phẩm, bị chết thân mạng, nhưng bị nhiễm độc tinh thần, sẽ chết giới thân huệ mạng, dù còn trong đạo, nhưng không dùng được. Trên thực tế, các tu viện sinh hoạt tốt đẹp, nhờ Thiền chủ và các vị lãnh đạo đều sống phạm hạnh thanh tịnh, đại chúng mới nương theo đó thăng hoa được.
Xúc thực, tư niệm thực và thức thực được coi là ba món ăn tinh thần của người tu. Xúc thực là sự tiếp xúc hằng ngày của chúng ta với cuộc đời. Nếu sống trong tu viện, mỗi ngày đọc kinh, được gần gũi các bậc tu hành kiểu mẫu, trông thấy đức hạnh của họ, chúng ta sẽ tốt theo. Tôi được như ngày nay nhờ may mắn trong thời còn là học Tăng, bên cạnh có hai bậc Thầy, Hòa thượng Thiện Hoa và Thiện Hòa là hai biểu tượng mà tôi tôn thờ. Tôi sống chung với các ngài, nghe lời khuyên bảo và thấy việc làm tốt đẹp của các ngài, nên học được đức hạnh của các ngài. Nếu hàng ngày, Ni trưởng cho các sư cô tiếp xúc với người làm ăn, buôn bán, phải trái hơn thua, do năm giác quan tiếp xúc với tiền trần, đưa vào ý thức thì bắt đầu suy nghĩ theo đường thế tục, dẫn đến hư hỏng đời tu là tất yếu. Tôi có kinh nghiệm về việc này. Thời còn đi học ở Nhật, vì học luật, nên tôi phải học thuộc lòng những điều luật, điều ước. Khi đem những điều này vào tiềm thức rồi, đưa nó ra khó vô cùng. Hễ Thiền, nhắm mắt lại là chúng xuất hiện liền. Vì thế, chư vị Tổ sư nhận rõ tầm quan trọng của xúc thực, mới dạy rằng "bất dĩ chư trần tác đối”; nghĩa là không cho sáu căn tiếp xúc với sáu trần, để không bị nhiễm ô và không lưu giữ phiền não. Tuy nhiên, cần cân nhắc ý của Tổ dạy để không trở thành người vô dụng, gọi là củi mục than nguội mà Tổ thường quở trách. Cần biết chọn lựa những gì nên tiếp xúc và những gì phải ngăn cấm. Chúng ta còn nhớ câu chuyện thầy Mạnh Tử thuở nhỏ rất ham học và thích bắt chước. Nhà thầy ở khu lao động, gần lò sát sanh, nên thường qua coi người đồ tể giết heo. Về nhà, thầy đã bắt chước, lấy củ khoai để tập mổ. Mẹ của thầy sợ con tiếp xúc việc đó mỗi ngày, sau này cũng sẽ làm nghề mổ heo, nên bà đã dọn nhà đến gần một ông thầy đồ dạy học . Lần này thầy Mạnh Tử trông thấy bọn trẻ học, cũng bắt chước lấy lá làm giấy, lấy cây làm viết để học, mẹ thầy rất mừng. Câu chuyện này cho thấy ảnh hưởng của xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày rất quan trọng. Nếu Mạnh Tử không được người mẹ cho tiếp xúc với môi trường đạo đức, học hành, thì thầy đã không trở thành Thánh Hiền.
Trên bước đường hướng dẫn đại chúng tu hành, chúng ta không nên hạn chế tuyệt đối, cần biết rõ điều gì nên cho, việc nào nên cấm. Con đường Thánh Hiền không mở ra, làm sao xây dựng được Hiền Thánh Tăng. Con đường tội lỗi không đóng lại, làm sao tránh khỏi những việc sai phạm, hư xấu. Theo Phật, chúng ta luôn sử dụng trí tuệ để quán sát, dòng nước ví như sức sống của dòng đời rất có lợi, từ bỏ cuộc sống làm sao tu được; phải bảo vệ cuộc sống mình cho tốt. Nhưng dòng nước chảy xuôi thường gây ra lũ lụt, người ta phải ngăn nó lại bằng cách mở đập cho nước chảy vào để chuyển nó thành dòng điện mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Dòng đời cũng thế, quý Ni sư phải biết đóng cửa thế gian, mở ra con đường nhân thiên, con đường Bồ tát hạnh cho đại chúng đi theo. Suy nghĩ của con người không thể ngăn được, nhưng chúng ta nên cho tiếp xúc với những gì tốt đẹp, cao quý, nhưng phải thích hợp với trình độ và nghiệp lực của chúng. Có nhiều chùa bắt chúng khuya công phu, trưa quả đường, tối Tịnh độ, Thiền, cứ như vậy trở thành công thức. Ngồi Thiền, nhưng không biết làm gì, người gục, người ngủ, đợi cho hết giờ. Tu như vậy, làm sao có kết quả tốt. Theo tôi, không tu thì thôi, tu thì phải cho ra hồn; dứt khoát như vậy.
Riêng tôi, đọc sách, đọc kinh, nhận ra ý nào hay thì thích giữ lại trong tâm để vào Thiền quán chiếu lời Phật dạy. Càng Thiền, trí tuệ càng phát sanh, hôm sau đọc lại thấy pháp sáng hơn. Vì vậy, đọc kinh, tham Thiền thấy thú vị mới thích Thiền, thích đọc kinh, không thích tiếp xúc với người. Điển hình như Hòa thượng Trí Tịnh mỗi ngày đến hai giờ trưa là ngài không tiếp khách để sống với kinh. Tôi thì sáu giờ chiều "bế quan” để dùng pháp Phật rửa sạch nhiễm ô trong ngày. Tất cả sự việc mà người đời đem đến cho chúng ta, dùng pháp tẩy sạch, làm cho tâm sáng, mới giữ được bản chất của người tu. Nếu không, tiếp nhận bao nhiêu việc thế gian phiền toái mà họ trút cho ta, một lúc ta cũng đủ sức sân hận, buồn phiền, đau khổ như người đời. Tôi làm nhiều việc liên tục được là nhờ sử dụng được Thiền thực và Pháp thực trên bước đường hành đạo. Giảng được nhiều năm liền, vì tiềm thức của tôi đã chứa sẵn pháp Phật.
Xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày giữa ta và cuộc đời, nếu chứa đầy pháp Phật, tất cả nhiễm ô thế gian sẽ được pháp Phật tiêu hóa, chuyển đổi thành hiểu biết, trí giác để cho những lời khuyên tương ưng với hoàn cảnh của người, giúp họ giải quyết việc một cách nhẹ nhàng; còn chấp vào lập trường riêng để áp đặt, chắc chắn không đúng. Nói cách khác, lóng nghe quần chúng, tiếp thu khổ đau mà họ đưa vào tiềm thức chúng ta và sẽ có Phật pháp hóa giải, chỉ đạo được cho họ con đường sống tốt đẹp, tức chế tác được pháp tu thích hợp. Nhận thấy rõ yêu cầu của số đông quần chúng thích tụng kinh Pháp Hoa, nhưng không có thời giờ tụng cả bộ kinh dày, tôi biên soạn Bổn môn Pháp Hoa ngắn gọn và dễ hiểu, chỉ đọc trong ba mươi phút là có thể về đi làm. Đối với tôi, tìm những pháp thích hợp cho nhiều người tu được, còn pháp của chúng ta tu, họ không thể sử dụng. Tôi thường nghe một số Ni sư nói rằng thời của chúng ta khó khăn mà tu được, thời này tu dễ quá mà họ không tu, tức chết. "Tức chết” là bị đọa. Tu lâu, tâm chúng ta phải chứa đầy pháp Phật và những kinh nghiệm quý báu của chư vị Tổ sư. Không có "Tức chết”, mà phải thấy rõ yêu cầu của nhiều người và hóa giải khó khăn cho họ, chế ra pháp tu thích hợp với họ.
Ngoài xúc thực là sự tiếp xúc hàng ngày qua sáu giác quan của chúng ta với Phật, pháp, Bồ tát, còn có món ăn tinh thần là tư niệm thực, tức Thiền. Chúng ta đưa hình ảnh Phật, Pháp, Bồ tát vào an trụ trong tâm ta, mới có huệ. Vạn Hạnh Thiền sư an trụ Thiền mà cố vấn cho vua Lý Thái Tổ dựng nước, an dân và rất nhiều tấm gương sáng chói của các Thiền sư còn lưu danh thơm muôn thuở trong sử sách. Nhờ xúc thực, đọc kinh mở rộng tri thức theo Phật và tư niệm thực, suy nghĩ áo nghĩa Phật dạy trong Thiền định, hai thức ăn tinh thần này cho chúng ta hiểu biết là thức thực. Ngài Huyền Trang gọi đó là đại viên cảnh trí, một sự thông minh tuyệt đỉnh, một hiểu biết xác thực hoàn toàn mọi việc như ảnh hiện trong gương và việc qua rồi, tâm người tu hoàn toàn thanh thản, tự tại, giống như gương sáng chẳng lưu lại hình ảnh của vật nào cả.
Trong mùa An cư, mong rằng Ni trưởng giải quyết được những bức xúc, khó khăn của đại chúng, hướng dẫn chúng nhân tiến bước trên con đường Hiền Thánh. Cầu nguyện tất cả pháp lữ luôn an lành trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.