Sách
Giáo hội chúng ta đã hoạt động được hơn bốn nhiệm kỳ, trải qua hai mươi hai năm và đã tạo được bước phát triển vượt bậc trong nước và trên cả thế giới. Thật vậy, theo thống kê chính thức, trong nước chúng ta đã có trên một vạn ngôi chùa và bốn vạn Tăng Ni. Phải nói đó là thành quả rất lớn mà Phật giáo chưa từng có trong lịch sử. Đặc biệt là bốn vạn Tăng Ni đều sinh hoạt chung trong một Giáo hội Phật giáo Việt Nam có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, mà Phật giáo thế giới cũng không làm được. Ngoài ra, việc quan trọng hơn nữa là các nước theo Phật giáo trên thế giới đã không nghĩ được rằng Phật giáo Việt Nam có nhiều sơn môn hệ phái tu hành khác nhau, nhưng tất cả đã cùng hòa quyện trong sinh hoạt đạo pháp như nước với sữa. Chỉ có Phật giáo Việt Nam làm được việc này.
Đối với các tổ chức tôn giáo trên thế giới, sinh hoạt của chúng ta đã thay đổi từng ngày, từng tháng, từng năm khác nhau. Thật vậy, năm 2002, tôi được cử sang Hoa Kỳ và đã tiếp xúc với các tổ chức trong Hội đồng Tôn giáo Thế giới vì Hòa bình bên cạnh Liên Hiệp Quốc. Họ phát biểu rằng không thể tin Việt Nam có một tổ chức Giáo hội duy nhất với sự hiện diện của cộng đồng Tăng lữ và các tự viện nhiều như vậy. Năm nay, tôi lại sang thăm Hội đồng này, qua phần giới thiệu của chúng tôi, kèm theo phim ảnh, họ đã nhận thấy được sự thật rằng sinh hoạt của Phật giáo chúng ta đã phát triển nhanh chóng. Điều đáng mừng là cộng đồng tôn giáo thế giới đã thể hiện sự trọng thị đối với Phật giáo Việt Nam. Và ông Tổng Thư ký của Hội đồng Tôn giáo Thế giới có nhã ý mời Giáo hội chúng ta cử đại biểu tham dự vào tổ chức của họ, để Phật giáo Việt Nam đóng góp những lý tưởng cùng sinh hoạt thực tế giúp cho các tôn giáo hiểu và học theo hướng phát triển của Phật giáo chúng ta. Các tổ chức tôn giáo đã đánh giá cao hoạt động của Giáo hội chúng ta. Ngoài ra, tôi cũng đi thăm Hội đồng Nhà thờ Tin Lành và Hội đồng Giám Mục ở Mỹ. Đến nơi nào, họ cũng trọng thị Phật giáo Việt Nam và kỳ vọng sự đóng góp của chúng ta cho cộng đồng thế giới ở thế kỷ XXI. Đó là vài nét mà tôi chia sẻ với quý vị, chúng ta cùng nhau suy nghĩ để góp phần phát triển sinh hoạt Phật giáo nước nhà cũng như đóng góp vào việc xây dựng hòa bình thế giới.
Giáo hội chúng ta kế thừa truyền thống do Đức Bổn sư Thích Ca khai sáng, cũng như kế thừa sự nghiệp tiền nhân để lại. Phật dạy mỗi năm, Tăng Ni phải cấm túc An cư trau dồi tam vô lậu học. Đó là việc quan trọng nhất không thay đổi từ thời Phật tại thế truyền đến chư vị Tổ sư và cho đến ngày nay. Muốn Phật pháp cửu trụ, chỉ có cách trau dồi giới đức, tâm đức và tuệ đức. Vì vậy, trong mùa An cư, khẩu hiệu của Giáo hội chúng ta đề ra là thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, siêng tu tam vô lậu học. Tăng Ni cần thực hiện những việc quan trọng này.
Cấm túc An cư là việc làm tất yếu. Có cấm túc An cư mới có tuổi đạo. Đó là phần hình thức, nhưng nội dung An cư của chúng ta là thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, siêng tu tam vô lậu học, mới thực sự quan trọng. Nếu không thực hiện, hoặc không phát huy triệt để phần nội dung của cấm túc An cư, thì không thể nào đạt được thành quả trên bước đường tiến tu. Cấm túc An cư để tránh đi ra ngoài, dẫm đạp côn trùng là việc thể hiện lòng từ của chúng ta. Tuy nhiên, thúc liễm thân tâm mới là việc quan trọng. Thúc liễm đúng thì thân sẽ khỏe mạnh, tâm sẽ trong sáng. Thúc liễm không đúng thì tự ràng buộc thân tâm, làm cho thân trở thành bệnh hoạn và tâm sanh ra phiền não. Mong quý vị làm đúng để cơ thể khỏe và tâm sáng, mới có thể đóng góp cho đạo pháp, cho dân tộc và hòa bình thế giới.
Tiếp xúc với các vị đại diện của tổ chức tôn giáo vừa nói trên, họ hỏi rằng tôi đã lớn tuổi, giữ nhiều chức vụ, làm việc nhiều. Ngày nào cũng đi làm việc và thuyết giảng liên tục, làm thế nào tôi có được sức chịu đựng. Tôi trả lời rằng nhờ đạo Phật dạy thúc liễm thân tâm. Tu đúng pháp sẽ có sức khỏe kỳ diệu, làm việc không mệt mỏi và gặp khó khăn không buồn phiền, nản chí. Thúc liễm thân tâm phải đạt đến thành quả tối thiểu như vậy mới được. Tôi làm được nhờ sống theo lời Phật dạy và phát huy pháp Phật trong cuộc sống của mình.
Ai cũng biết cái thân này là nghiệp của chúng ta. Tuy mỗi người đều có thân tứ đại, nhưng tứ đại của mỗi người không giống nhau, vì đó là thân nghiệp của chúng sanh. Chỉ có thân Phật là giống nhau, Phật nào cũng có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, có sức khỏe kỳ diệu và tâm trí siêu tuyệt. Còn từ hàng Bồ tát trở xuống, có vị phải gánh chịu cái nghiệp thực sự, nhưng có vị thị hiện nghiệp để làm gương cho đời noi theo tu hành. Đa số chúng ta hiện hữu trên cuộc đời vì nghiệp, không phải vì nguyện. Riêng tôi, sanh ra trong gia đình nghèo, lại sống trong hoàn cảnh chiến tranh, nên thiếu thốn vật chất. Vì thế tôi thường đau yếu. Nhưng từ khi phát tâm xuất gia, nhờ minh sư chỉ đạo, tôi thực tập pháp Phật, lần chuyển hóa thân mình từ bệnh hoạn, yếu đuối, trở thành khỏe mạnh. Điều chỉnh thân là việc làm quan trọng. Vì có thân, có nghiệp, chúng ta phải chữa bệnh thân và nhắm vô nghiệp của mình mà sửa. Không thể có vị thuốc sử dụng hiệu quả cho tất cả thân bệnh cũng như tâm bệnh. Vì vậy, Đức Phật đã đưa ra tám muôn bốn ngàn pháp môn tu nhằm ứng trị tám muôn bốn ngàn phiền não trần lao, nghiệp chướng của chúng sanh. Chúng ta đọc tất cả tám muôn bốn ngàn pháp này để biết chọn cho mình pháp thích hợp; hoặc nhờ vị minh sư đã đọc và đắc đạo, nhờ họ chỉ dạy chúng ta uống thuốc nào, tức sử dụng pháp môn nào chữa trị đúng cái nghiệp của chúng ta thì mới khỏi bệnh, hết nghiệp. Nếu minh sư không thấy được bệnh nghiệp của chúng ta, chỉ sai, chúng ta sẽ tăng trưởng nghiệp. Uống thuốc đúng thì hết bệnh; uống thuốc sai, không bệnh thành bệnh. Chính vì vậy mà trên thực tế, không ít người tu một thời gian trở thành ốm yếu, bệnh hoạn.
Sử dụng đúng pháp thì nghiệp tiêu và cơ thể khỏe mạnh; từ phát xuất như vậy mới tiến lên được. Tầm sư học đạo thì phải gặp minh sư hiểu nghiệp bệnh mà cho thuốc tương ưng. Thí dụ có Thầy không tiếp thu được thức ăn mặn, từ khi sanh ra cho đến lớn ăn chay hoàn toàn. Minh sư phải biết cơ thể người này chỉ thích hợp với thức ăn chay và cho họ ăn đủ dinh dưỡng để sống và tu. Không có minh sư chỉ đạo đúng, chúng ta sẽ phạm sai lầm căn bản này mà làm cơ thể thành bệnh hoạn, phiền não. Ngược lại, người có căn lành, phát tâm tu, nhưng cơ thể họ lại không tiếp thu được thức ăn chay, nên ăn rau quả là bệnh. Minh sư cũng phải biết phương cách chuyển hóa cơ thể họ. Cho họ ăn chay, nhưng phải có thời gian tập sự, từ từ giảm lượng thịt cá và tăng lượng rau quả. Phải có quá trình cải tạo cơ thể từ năm hay mười năm, không thể thay đổi liền trong một ngày một giờ. Chúng ta tu là chữa bệnh, tập lần cho cơ thể quen với rau đậu, với nếp sống ngủ nghỉ của Thiền gia.
Trên bước đường tu, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác đều phải có cách sinh hoạt khác nhau và chúng ta là phàm phu tất nhiên phải hành đạo khác. Tôi nhờ Hòa thượng ân sư chỉ dạy, chuyển đổi lần cơ thể cho quen với cách sống Thiền môn, nên không bệnh. Và sau đó, sang Nhật, tôi lại được các Hòa thượng dạy tôi luyện tập thêm khí công và hiệp khí đạo; nghĩa là dùng khí điều chỉnh cơ thể và bệnh tật. Thiền môn tránh dùng thuốc để khỏi bị hóa chất tác hại, thì cũng phải có cách khác dạy chúng ta. Các Thiền sư ngày xưa thường dùng khí công và hiệp khí đạo, sau cùng mới dùng thuốc cỏ cây. Tu theo cách này, tôi tự điều chỉnh cơ thể, loại trừ được bệnh tật, nên khỏe, làm việc không mệt mỏi; đó là kinh nghiệm tu mà tôi muốn chia sẻ với quý vị.
Tâm chúng ta được điều chỉnh từng bước, gạn lọc cho trong sáng. Không biết cách điều chỉnh, làm cho thân bệnh hoạn thì tâm sẽ theo đó mà buồn phiền và sự buồn phiền này sẽ tác động lại thân, khiến cho bệnh tăng thêm. Cứ như vậy mà thân tâm đi xuống, thì dù có cấm túc An cư, vẫn bệnh hoạn, buồn phiền là đã thực hành sai pháp thúc liễm thân tâm. Tăng Ni cần ghi nhớ cốt lõi của việc thúc liễm thân tâm để tự điều chỉnh, phấn đấu đi lên. Ngoài ra, chúng ta còn trau dồi giới đức trong mùa An cư. Quan trọng là chuyển giới thành đức. Muốn Phật pháp cửu trụ, không thể làm gì khác hơn việc trau dồi giới đức, tâm đức và tuệ đức. Là tu sĩ Phật giáo, không thể thiếu đức hạnh. Các vị Bồ tát thị hiện và chư vị Thánh Tăng đều thanh tịnh hoàn toàn, nên đã đạt vô lậu giới thể, nghĩa là từ tâm thanh tịnh, mà thể hiện lời nói và hành động thanh tịnh, làm lợi ích cho mọi người, xứng đáng cho chư Thiên và loài người cung kính, cúng dường. Chúng ta còn là phàm Tăng đủ nghiệp chướng, trần lao, phải dùng pháp Phật phá trừ vô minh, mới có lời nói và hành động tốt. Đó là mục tiêu của An cư cấm túc.
Khởi đầu, giới nhằm mục tiêu ràng buộc chúng ta, không cho buông lung, chạy theo trần tục. Trong mùa An cư ba tháng, Hòa thượng nghiêm cấm chúng ta không được ra khỏi chùa. Bình thường chúng ta thích đi làm việc này việc nọ, thì An cư, không được đi, cảm thấy bực bội. Đó chính là nghiệp. Chúng ta tu thế nào để chuyển sự bực bội này trở thành thích thú, thì tâm hồn sẽ trong sáng. Theo tôi, bị cấm ra ngoài trong mùa An cư, cảm thấy buồn phiền, chúng ta khắc phục bằng cách đọc tụng kinh điển, lễ sám hồng danh, tham Thiền quán tưởng. Cấm túc An cư chính là môi trường tốt để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, trí năng sáng suốt. Được như vậy, Tăng Ni mới có đủ năng lực thực sự để gánh vác đạo pháp. Riêng tôi, rất thích cấm túc An cư vì nghĩ nhờ đó mà không phải đến nhà cư sĩ hộ niệm. Được ở yên trong chùa để tĩnh tâm, đọc kinh, lễ Phật, v.v… Nhưng đến năm 1981, Giáo hội cử tôi làm Trưởng ban Hoằng pháp, tôi liền thưa với Hòa thượng Trí Thủ (lúc đó ngài giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương) rằng tôi có nguyện An cư không đi ra ngoài. Hòa thượng mới dạy tôi rằng làm hoằng pháp mà không đi thuyết giảng mùa An cư là thời gian Tăng Ni tập hợp một chỗ để tu, thì sau mùa An cư, hoằng pháp cho ai. Nhờ ngài dạy bảo như vậy mà tôi phát tâm đi giảng dạy khắp mọi miền đất nước trong mùa An cư. Tuy nhiên, tôi chỉ đến thuyết giảng ở các trường hạ thuộc miền Nam và miền Trung, miền Tây Nguyên. Hai năm nay, tôi mới ra đến phía Bắc. Tôi phát nguyện ba tháng An cư, đi giảng dạy, thăm viếng, cúng dường các trường hạ để tạo điều kiện giúp Tăng Ni tu hành và tạo điều kiện cho các Phật tử trồng căn lành ở Tam Bảo.
Ngoài việc thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, Tăng Ni còn phải siêng tu tam vô lậu học là giới, định, tuệ. Bước đầu đương nhiên phải đi từ huệ hữu lậu vào huệ vô lậu. Huệ hữu lậu gồm có văn huệ, tư huệ và tu huệ, nghĩa là do nghe, đọc, suy nghĩ kinh điển và ứng dụng tinh thần Phật dạy trong cuộc sống, làm cho tâm chúng ta trở thành thanh tịnh và thông minh, có trực giác. Tôi học Phật pháp hay bất cứ lãnh vực nào cũng mau thuộc và nhớ lâu là nhờ tập trung tư tưởng. Chú mục vào một việc nào đó, lâu ngày việc tự sáng lên. Từ đó, nhìn việc, nhìn người biết phải ứng xử như thế nào. Đó chính là trực giác do Thiền, tập trung tư tưởng, không phân tâm tán loạn, nên nhìn chính xác, thì không suy nghĩ sai lầm, không nói sai, không làm sai. Tam vô lậu học đối với người tu vô cùng quan trọng là như vậy. Từ huệ hữu lậu tiến đến huệ vô lậu, có tầm nhìn chính xác, đúng chánh pháp, chúng ta nói điều đáng nói, làm việc đáng làm. Với thành quả như vậy, sự hiện hữu của chúng ta trên cuộc đời làm lợi ích cho thế gian, thực hiện được lời di huấn của Phật.
Một số người chủ trương rằng phải đi từ giới mới tiến sang định và huệ. Nhưng đối với tôi, từ huệ khởi đầu, nghĩa là do đọc tụng, suy nghĩ lời Phật dạy và ứng dụng trong cuộc sống (tức con đường văn, tư, tu). Vì thế, Thiền gia thường nói rằng không định thì không có huệ. Vì nếu định mà không có huệ, dễ trở thành giới cấm thủ, nghĩa là chấp chặt, bị vướng mắc vào giới điều, làm cho thân bệnh, tâm buồn phiền, hoặc dễ rơi vào tà định khiến nghĩ sai, làm sai.
Tự chúng ta không thể thanh tịnh được. Phải siêng năng thọ trì, đọc tụng kinh điển, lễ bái chư Phật. Do lòng thành kính đối với Phật và lời dạy của Ngài, thân tâm chúng ta lần thanh tịnh. Kinh Pháp Hoa gọi đó là Phật sở hộ niệm kinh, nghĩa là người thọ trì kinh điển đều được chư Phật hộ trì, phá trừ vô minh nghiệp chướng, phiền não trần lao của chúng ta tan mất, huệ vô lậu mới phát sanh, thấy được giới thể và thanh tịnh. Nếu không có huệ, không thấy được Vô tác Thánh đế mà Phật dạy, chỉ thấy Sanh diệt Thánh đế thì không thể giải thoát. Theo kinh nghiệm của tôi, trên bước đường hành đạo, gặp việc khó khăn, nguy hiểm, thường khởi tâm điên đảo vọng tưởng. Nghĩa là chúng ta sợ việc khó và lo không đủ sức, không làm được; đó là phiền não trần lao. Chúng ta sợ và lo mà làm, thì làm trong sự tán loạn, trong trần lao nghiệp chướng, nên việc trở nên càng khó và trở ngại hơn. Khi tôi gặp trường hợp như thế, tôi thường đọc kinh, lễ sám hồng danh Phật, Bồ tát. Nhờ nương lực gia trì của pháp, tâm tôi an lành; nhờ lễ sám hồng danh, tôi cảm nhận được lực Phật che chở; không còn cảm thấy khó khổ, không sợ. Tôi vẫn tiến bước trên đường đạo thì việc khó thành dễ và làm được. Vì vậy, tôi rất tin tưởng ở sự gia bị của Phật. Thí dụ tôi vừa hoàn thành chuyến công tác ở Mỹ trở về, tôi đã thăm viếng các trường hạ thuộc chín tỉnh miền Trung. Liền tiếp theo, tôi lại thuyết giảng ở mười ba tỉnh phía Bắc. Đi liên tục trong mùa nóng bức, ăn nghỉ thất thường, chính tôi không tin mình đủ sức làm công việc mà Giáo hội giao phó. Nhưng suốt trong những tuần qua, làm việc liên tục trong thời tiết khắc nghiệt như vậy, tôi vẫn thấy khỏe và bình an; cả đoàn Ban Hoằng pháp cũng bình an. Tôi tin đó là nhờ sức gia hộ của Phật mà thành tựu như vậy. Tôi nhắc nhở Tăng Ni tỉnh nhà rút kinh nghiệm tu hành, chắc chắn quý vị sẽ thành công và có sáng tạo hơn chúng tôi.
Lần này là lần thứ hai Ban Hoằng pháp thăm các trường hạ phía Bắc và thuyết giảng. Chúng tôi nhận thấy Tăng Ni chấp hành nghiêm chỉnh chỉ đạo của Trung ương Giáo hội, đã cấm túc An cư. Đó là điều đáng mừng cho Giáo hội chúng ta. Tôi tin tưởng rằng với đà phát triển như trên đã nói, Phật giáo Việt Nam sẽ có vị trí quan trọng trong cộng đồng dân tộc và đối với các tôn giáo bạn trên thế giới. Tháp tùng theo đoàn của Ban Hoằng pháp có các Phật tử thuộc thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phía Bắc, cùng chung góp tịnh tài, tịnh vật dâng cúng Hòa thượng đường chủ và chư tôn đức. Mong quý vị tiếp nhận để các Phật tử gieo trồng căn lành, đời đời kiếp kiếp được làm quyến thuộc của Tam Bảo.
Trong chuyến thăm viếng này, số Phật tử tín tâm ở miền Bắc tháp tùng theo đoàn nhiều hơn. Đặc biệt các Phật tử này thuộc nhiều đạo tràng khác nhau đã cùng chung sức, chung lòng, làm được những việc mà bình thường tưởng không làm nổi. Đa số Phật tử lớn tuổi, nhưng trên đoạn đường dài khó khăn, thiếu thốn về ăn uống và nơi nghỉ ngơi, quý vị cũng đã vượt khó, làm tròn trách nhiệm phân phối, chuyển tải toàn bộ phẩm vật cúng dường và kinh điển đến ba mươi bốn trường hạ thuộc mười bốn tỉnh phía Bắc. Tôi cũng tin rằng đó là nhờ lực Phật hộ trì mà quý Phật tử lớn tuổi thành công mỹ mãn Phật sự này.
Cầu mong tất cả Tăng Ni còn một tháng An cư kiết hạ, nỗ lực thực hiện được những thành quả để dâng cúng Đức Phật, dâng lên chư vị Tổ sư tiền bối, đền đáp được ơn Tam Bảo, ơn Thầy hiền bạn tốt, ơn đàn na tín thí và ơn đất nước đồng bào. Chúng tôi cũng thay lời Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương, kính chúc Hòa thượng đường chủ và quý Tăng Ni trường hạ luôn an lành trong chánh pháp của Đức Phật.
(Bài giảng tại trường hạ chùa Quán Sứ, Hà Nội và chùa Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phúc, khu vực phía Bắc, ngày 11-8-2004)
Đối với các tổ chức tôn giáo trên thế giới, sinh hoạt của chúng ta đã thay đổi từng ngày, từng tháng, từng năm khác nhau. Thật vậy, năm 2002, tôi được cử sang Hoa Kỳ và đã tiếp xúc với các tổ chức trong Hội đồng Tôn giáo Thế giới vì Hòa bình bên cạnh Liên Hiệp Quốc. Họ phát biểu rằng không thể tin Việt Nam có một tổ chức Giáo hội duy nhất với sự hiện diện của cộng đồng Tăng lữ và các tự viện nhiều như vậy. Năm nay, tôi lại sang thăm Hội đồng này, qua phần giới thiệu của chúng tôi, kèm theo phim ảnh, họ đã nhận thấy được sự thật rằng sinh hoạt của Phật giáo chúng ta đã phát triển nhanh chóng. Điều đáng mừng là cộng đồng tôn giáo thế giới đã thể hiện sự trọng thị đối với Phật giáo Việt Nam. Và ông Tổng Thư ký của Hội đồng Tôn giáo Thế giới có nhã ý mời Giáo hội chúng ta cử đại biểu tham dự vào tổ chức của họ, để Phật giáo Việt Nam đóng góp những lý tưởng cùng sinh hoạt thực tế giúp cho các tôn giáo hiểu và học theo hướng phát triển của Phật giáo chúng ta. Các tổ chức tôn giáo đã đánh giá cao hoạt động của Giáo hội chúng ta. Ngoài ra, tôi cũng đi thăm Hội đồng Nhà thờ Tin Lành và Hội đồng Giám Mục ở Mỹ. Đến nơi nào, họ cũng trọng thị Phật giáo Việt Nam và kỳ vọng sự đóng góp của chúng ta cho cộng đồng thế giới ở thế kỷ XXI. Đó là vài nét mà tôi chia sẻ với quý vị, chúng ta cùng nhau suy nghĩ để góp phần phát triển sinh hoạt Phật giáo nước nhà cũng như đóng góp vào việc xây dựng hòa bình thế giới.
Giáo hội chúng ta kế thừa truyền thống do Đức Bổn sư Thích Ca khai sáng, cũng như kế thừa sự nghiệp tiền nhân để lại. Phật dạy mỗi năm, Tăng Ni phải cấm túc An cư trau dồi tam vô lậu học. Đó là việc quan trọng nhất không thay đổi từ thời Phật tại thế truyền đến chư vị Tổ sư và cho đến ngày nay. Muốn Phật pháp cửu trụ, chỉ có cách trau dồi giới đức, tâm đức và tuệ đức. Vì vậy, trong mùa An cư, khẩu hiệu của Giáo hội chúng ta đề ra là thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, siêng tu tam vô lậu học. Tăng Ni cần thực hiện những việc quan trọng này.
Cấm túc An cư là việc làm tất yếu. Có cấm túc An cư mới có tuổi đạo. Đó là phần hình thức, nhưng nội dung An cư của chúng ta là thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, siêng tu tam vô lậu học, mới thực sự quan trọng. Nếu không thực hiện, hoặc không phát huy triệt để phần nội dung của cấm túc An cư, thì không thể nào đạt được thành quả trên bước đường tiến tu. Cấm túc An cư để tránh đi ra ngoài, dẫm đạp côn trùng là việc thể hiện lòng từ của chúng ta. Tuy nhiên, thúc liễm thân tâm mới là việc quan trọng. Thúc liễm đúng thì thân sẽ khỏe mạnh, tâm sẽ trong sáng. Thúc liễm không đúng thì tự ràng buộc thân tâm, làm cho thân trở thành bệnh hoạn và tâm sanh ra phiền não. Mong quý vị làm đúng để cơ thể khỏe và tâm sáng, mới có thể đóng góp cho đạo pháp, cho dân tộc và hòa bình thế giới.
Tiếp xúc với các vị đại diện của tổ chức tôn giáo vừa nói trên, họ hỏi rằng tôi đã lớn tuổi, giữ nhiều chức vụ, làm việc nhiều. Ngày nào cũng đi làm việc và thuyết giảng liên tục, làm thế nào tôi có được sức chịu đựng. Tôi trả lời rằng nhờ đạo Phật dạy thúc liễm thân tâm. Tu đúng pháp sẽ có sức khỏe kỳ diệu, làm việc không mệt mỏi và gặp khó khăn không buồn phiền, nản chí. Thúc liễm thân tâm phải đạt đến thành quả tối thiểu như vậy mới được. Tôi làm được nhờ sống theo lời Phật dạy và phát huy pháp Phật trong cuộc sống của mình.
Ai cũng biết cái thân này là nghiệp của chúng ta. Tuy mỗi người đều có thân tứ đại, nhưng tứ đại của mỗi người không giống nhau, vì đó là thân nghiệp của chúng sanh. Chỉ có thân Phật là giống nhau, Phật nào cũng có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, có sức khỏe kỳ diệu và tâm trí siêu tuyệt. Còn từ hàng Bồ tát trở xuống, có vị phải gánh chịu cái nghiệp thực sự, nhưng có vị thị hiện nghiệp để làm gương cho đời noi theo tu hành. Đa số chúng ta hiện hữu trên cuộc đời vì nghiệp, không phải vì nguyện. Riêng tôi, sanh ra trong gia đình nghèo, lại sống trong hoàn cảnh chiến tranh, nên thiếu thốn vật chất. Vì thế tôi thường đau yếu. Nhưng từ khi phát tâm xuất gia, nhờ minh sư chỉ đạo, tôi thực tập pháp Phật, lần chuyển hóa thân mình từ bệnh hoạn, yếu đuối, trở thành khỏe mạnh. Điều chỉnh thân là việc làm quan trọng. Vì có thân, có nghiệp, chúng ta phải chữa bệnh thân và nhắm vô nghiệp của mình mà sửa. Không thể có vị thuốc sử dụng hiệu quả cho tất cả thân bệnh cũng như tâm bệnh. Vì vậy, Đức Phật đã đưa ra tám muôn bốn ngàn pháp môn tu nhằm ứng trị tám muôn bốn ngàn phiền não trần lao, nghiệp chướng của chúng sanh. Chúng ta đọc tất cả tám muôn bốn ngàn pháp này để biết chọn cho mình pháp thích hợp; hoặc nhờ vị minh sư đã đọc và đắc đạo, nhờ họ chỉ dạy chúng ta uống thuốc nào, tức sử dụng pháp môn nào chữa trị đúng cái nghiệp của chúng ta thì mới khỏi bệnh, hết nghiệp. Nếu minh sư không thấy được bệnh nghiệp của chúng ta, chỉ sai, chúng ta sẽ tăng trưởng nghiệp. Uống thuốc đúng thì hết bệnh; uống thuốc sai, không bệnh thành bệnh. Chính vì vậy mà trên thực tế, không ít người tu một thời gian trở thành ốm yếu, bệnh hoạn.
Sử dụng đúng pháp thì nghiệp tiêu và cơ thể khỏe mạnh; từ phát xuất như vậy mới tiến lên được. Tầm sư học đạo thì phải gặp minh sư hiểu nghiệp bệnh mà cho thuốc tương ưng. Thí dụ có Thầy không tiếp thu được thức ăn mặn, từ khi sanh ra cho đến lớn ăn chay hoàn toàn. Minh sư phải biết cơ thể người này chỉ thích hợp với thức ăn chay và cho họ ăn đủ dinh dưỡng để sống và tu. Không có minh sư chỉ đạo đúng, chúng ta sẽ phạm sai lầm căn bản này mà làm cơ thể thành bệnh hoạn, phiền não. Ngược lại, người có căn lành, phát tâm tu, nhưng cơ thể họ lại không tiếp thu được thức ăn chay, nên ăn rau quả là bệnh. Minh sư cũng phải biết phương cách chuyển hóa cơ thể họ. Cho họ ăn chay, nhưng phải có thời gian tập sự, từ từ giảm lượng thịt cá và tăng lượng rau quả. Phải có quá trình cải tạo cơ thể từ năm hay mười năm, không thể thay đổi liền trong một ngày một giờ. Chúng ta tu là chữa bệnh, tập lần cho cơ thể quen với rau đậu, với nếp sống ngủ nghỉ của Thiền gia.
Trên bước đường tu, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác đều phải có cách sinh hoạt khác nhau và chúng ta là phàm phu tất nhiên phải hành đạo khác. Tôi nhờ Hòa thượng ân sư chỉ dạy, chuyển đổi lần cơ thể cho quen với cách sống Thiền môn, nên không bệnh. Và sau đó, sang Nhật, tôi lại được các Hòa thượng dạy tôi luyện tập thêm khí công và hiệp khí đạo; nghĩa là dùng khí điều chỉnh cơ thể và bệnh tật. Thiền môn tránh dùng thuốc để khỏi bị hóa chất tác hại, thì cũng phải có cách khác dạy chúng ta. Các Thiền sư ngày xưa thường dùng khí công và hiệp khí đạo, sau cùng mới dùng thuốc cỏ cây. Tu theo cách này, tôi tự điều chỉnh cơ thể, loại trừ được bệnh tật, nên khỏe, làm việc không mệt mỏi; đó là kinh nghiệm tu mà tôi muốn chia sẻ với quý vị.
Tâm chúng ta được điều chỉnh từng bước, gạn lọc cho trong sáng. Không biết cách điều chỉnh, làm cho thân bệnh hoạn thì tâm sẽ theo đó mà buồn phiền và sự buồn phiền này sẽ tác động lại thân, khiến cho bệnh tăng thêm. Cứ như vậy mà thân tâm đi xuống, thì dù có cấm túc An cư, vẫn bệnh hoạn, buồn phiền là đã thực hành sai pháp thúc liễm thân tâm. Tăng Ni cần ghi nhớ cốt lõi của việc thúc liễm thân tâm để tự điều chỉnh, phấn đấu đi lên. Ngoài ra, chúng ta còn trau dồi giới đức trong mùa An cư. Quan trọng là chuyển giới thành đức. Muốn Phật pháp cửu trụ, không thể làm gì khác hơn việc trau dồi giới đức, tâm đức và tuệ đức. Là tu sĩ Phật giáo, không thể thiếu đức hạnh. Các vị Bồ tát thị hiện và chư vị Thánh Tăng đều thanh tịnh hoàn toàn, nên đã đạt vô lậu giới thể, nghĩa là từ tâm thanh tịnh, mà thể hiện lời nói và hành động thanh tịnh, làm lợi ích cho mọi người, xứng đáng cho chư Thiên và loài người cung kính, cúng dường. Chúng ta còn là phàm Tăng đủ nghiệp chướng, trần lao, phải dùng pháp Phật phá trừ vô minh, mới có lời nói và hành động tốt. Đó là mục tiêu của An cư cấm túc.
Khởi đầu, giới nhằm mục tiêu ràng buộc chúng ta, không cho buông lung, chạy theo trần tục. Trong mùa An cư ba tháng, Hòa thượng nghiêm cấm chúng ta không được ra khỏi chùa. Bình thường chúng ta thích đi làm việc này việc nọ, thì An cư, không được đi, cảm thấy bực bội. Đó chính là nghiệp. Chúng ta tu thế nào để chuyển sự bực bội này trở thành thích thú, thì tâm hồn sẽ trong sáng. Theo tôi, bị cấm ra ngoài trong mùa An cư, cảm thấy buồn phiền, chúng ta khắc phục bằng cách đọc tụng kinh điển, lễ sám hồng danh, tham Thiền quán tưởng. Cấm túc An cư chính là môi trường tốt để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, trí năng sáng suốt. Được như vậy, Tăng Ni mới có đủ năng lực thực sự để gánh vác đạo pháp. Riêng tôi, rất thích cấm túc An cư vì nghĩ nhờ đó mà không phải đến nhà cư sĩ hộ niệm. Được ở yên trong chùa để tĩnh tâm, đọc kinh, lễ Phật, v.v… Nhưng đến năm 1981, Giáo hội cử tôi làm Trưởng ban Hoằng pháp, tôi liền thưa với Hòa thượng Trí Thủ (lúc đó ngài giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương) rằng tôi có nguyện An cư không đi ra ngoài. Hòa thượng mới dạy tôi rằng làm hoằng pháp mà không đi thuyết giảng mùa An cư là thời gian Tăng Ni tập hợp một chỗ để tu, thì sau mùa An cư, hoằng pháp cho ai. Nhờ ngài dạy bảo như vậy mà tôi phát tâm đi giảng dạy khắp mọi miền đất nước trong mùa An cư. Tuy nhiên, tôi chỉ đến thuyết giảng ở các trường hạ thuộc miền Nam và miền Trung, miền Tây Nguyên. Hai năm nay, tôi mới ra đến phía Bắc. Tôi phát nguyện ba tháng An cư, đi giảng dạy, thăm viếng, cúng dường các trường hạ để tạo điều kiện giúp Tăng Ni tu hành và tạo điều kiện cho các Phật tử trồng căn lành ở Tam Bảo.
Ngoài việc thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, Tăng Ni còn phải siêng tu tam vô lậu học là giới, định, tuệ. Bước đầu đương nhiên phải đi từ huệ hữu lậu vào huệ vô lậu. Huệ hữu lậu gồm có văn huệ, tư huệ và tu huệ, nghĩa là do nghe, đọc, suy nghĩ kinh điển và ứng dụng tinh thần Phật dạy trong cuộc sống, làm cho tâm chúng ta trở thành thanh tịnh và thông minh, có trực giác. Tôi học Phật pháp hay bất cứ lãnh vực nào cũng mau thuộc và nhớ lâu là nhờ tập trung tư tưởng. Chú mục vào một việc nào đó, lâu ngày việc tự sáng lên. Từ đó, nhìn việc, nhìn người biết phải ứng xử như thế nào. Đó chính là trực giác do Thiền, tập trung tư tưởng, không phân tâm tán loạn, nên nhìn chính xác, thì không suy nghĩ sai lầm, không nói sai, không làm sai. Tam vô lậu học đối với người tu vô cùng quan trọng là như vậy. Từ huệ hữu lậu tiến đến huệ vô lậu, có tầm nhìn chính xác, đúng chánh pháp, chúng ta nói điều đáng nói, làm việc đáng làm. Với thành quả như vậy, sự hiện hữu của chúng ta trên cuộc đời làm lợi ích cho thế gian, thực hiện được lời di huấn của Phật.
Một số người chủ trương rằng phải đi từ giới mới tiến sang định và huệ. Nhưng đối với tôi, từ huệ khởi đầu, nghĩa là do đọc tụng, suy nghĩ lời Phật dạy và ứng dụng trong cuộc sống (tức con đường văn, tư, tu). Vì thế, Thiền gia thường nói rằng không định thì không có huệ. Vì nếu định mà không có huệ, dễ trở thành giới cấm thủ, nghĩa là chấp chặt, bị vướng mắc vào giới điều, làm cho thân bệnh, tâm buồn phiền, hoặc dễ rơi vào tà định khiến nghĩ sai, làm sai.
Tự chúng ta không thể thanh tịnh được. Phải siêng năng thọ trì, đọc tụng kinh điển, lễ bái chư Phật. Do lòng thành kính đối với Phật và lời dạy của Ngài, thân tâm chúng ta lần thanh tịnh. Kinh Pháp Hoa gọi đó là Phật sở hộ niệm kinh, nghĩa là người thọ trì kinh điển đều được chư Phật hộ trì, phá trừ vô minh nghiệp chướng, phiền não trần lao của chúng ta tan mất, huệ vô lậu mới phát sanh, thấy được giới thể và thanh tịnh. Nếu không có huệ, không thấy được Vô tác Thánh đế mà Phật dạy, chỉ thấy Sanh diệt Thánh đế thì không thể giải thoát. Theo kinh nghiệm của tôi, trên bước đường hành đạo, gặp việc khó khăn, nguy hiểm, thường khởi tâm điên đảo vọng tưởng. Nghĩa là chúng ta sợ việc khó và lo không đủ sức, không làm được; đó là phiền não trần lao. Chúng ta sợ và lo mà làm, thì làm trong sự tán loạn, trong trần lao nghiệp chướng, nên việc trở nên càng khó và trở ngại hơn. Khi tôi gặp trường hợp như thế, tôi thường đọc kinh, lễ sám hồng danh Phật, Bồ tát. Nhờ nương lực gia trì của pháp, tâm tôi an lành; nhờ lễ sám hồng danh, tôi cảm nhận được lực Phật che chở; không còn cảm thấy khó khổ, không sợ. Tôi vẫn tiến bước trên đường đạo thì việc khó thành dễ và làm được. Vì vậy, tôi rất tin tưởng ở sự gia bị của Phật. Thí dụ tôi vừa hoàn thành chuyến công tác ở Mỹ trở về, tôi đã thăm viếng các trường hạ thuộc chín tỉnh miền Trung. Liền tiếp theo, tôi lại thuyết giảng ở mười ba tỉnh phía Bắc. Đi liên tục trong mùa nóng bức, ăn nghỉ thất thường, chính tôi không tin mình đủ sức làm công việc mà Giáo hội giao phó. Nhưng suốt trong những tuần qua, làm việc liên tục trong thời tiết khắc nghiệt như vậy, tôi vẫn thấy khỏe và bình an; cả đoàn Ban Hoằng pháp cũng bình an. Tôi tin đó là nhờ sức gia hộ của Phật mà thành tựu như vậy. Tôi nhắc nhở Tăng Ni tỉnh nhà rút kinh nghiệm tu hành, chắc chắn quý vị sẽ thành công và có sáng tạo hơn chúng tôi.
Lần này là lần thứ hai Ban Hoằng pháp thăm các trường hạ phía Bắc và thuyết giảng. Chúng tôi nhận thấy Tăng Ni chấp hành nghiêm chỉnh chỉ đạo của Trung ương Giáo hội, đã cấm túc An cư. Đó là điều đáng mừng cho Giáo hội chúng ta. Tôi tin tưởng rằng với đà phát triển như trên đã nói, Phật giáo Việt Nam sẽ có vị trí quan trọng trong cộng đồng dân tộc và đối với các tôn giáo bạn trên thế giới. Tháp tùng theo đoàn của Ban Hoằng pháp có các Phật tử thuộc thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phía Bắc, cùng chung góp tịnh tài, tịnh vật dâng cúng Hòa thượng đường chủ và chư tôn đức. Mong quý vị tiếp nhận để các Phật tử gieo trồng căn lành, đời đời kiếp kiếp được làm quyến thuộc của Tam Bảo.
Trong chuyến thăm viếng này, số Phật tử tín tâm ở miền Bắc tháp tùng theo đoàn nhiều hơn. Đặc biệt các Phật tử này thuộc nhiều đạo tràng khác nhau đã cùng chung sức, chung lòng, làm được những việc mà bình thường tưởng không làm nổi. Đa số Phật tử lớn tuổi, nhưng trên đoạn đường dài khó khăn, thiếu thốn về ăn uống và nơi nghỉ ngơi, quý vị cũng đã vượt khó, làm tròn trách nhiệm phân phối, chuyển tải toàn bộ phẩm vật cúng dường và kinh điển đến ba mươi bốn trường hạ thuộc mười bốn tỉnh phía Bắc. Tôi cũng tin rằng đó là nhờ lực Phật hộ trì mà quý Phật tử lớn tuổi thành công mỹ mãn Phật sự này.
Cầu mong tất cả Tăng Ni còn một tháng An cư kiết hạ, nỗ lực thực hiện được những thành quả để dâng cúng Đức Phật, dâng lên chư vị Tổ sư tiền bối, đền đáp được ơn Tam Bảo, ơn Thầy hiền bạn tốt, ơn đàn na tín thí và ơn đất nước đồng bào. Chúng tôi cũng thay lời Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương, kính chúc Hòa thượng đường chủ và quý Tăng Ni trường hạ luôn an lành trong chánh pháp của Đức Phật.
(Bài giảng tại trường hạ chùa Quán Sứ, Hà Nội và chùa Trung Hậu, tỉnh Vĩnh Phúc, khu vực phía Bắc, ngày 11-8-2004)