Sách
Hôm nay, nhân ngày húy kỵ Tổ sư, hàng môn hạ của Thiên Thai Thiền giáo tông cần ôn lại pháp môn hành trì của Tổ để nương theo sự chỉ dạy ấy trong cuộc sống tu hành, nhất định sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.
Trong bài sám Pháp Hoa, tôi dùng sáu câu để ca ngợi Tổ Huệ Đăng:
Con nay hạnh ngộ Thiền nhân
Huệ Đăng, Thanh Kế hiện thân Phật Đà
Tùy duyên độ chúng Ta bà
Pháp Hoa Thiền giáo thật là chân tông
Tu hành cần phải dụng công
Lục căn thanh tịnh, lục thông hiển bày.
Trong tám muôn bốn ngàn pháp môn tu của Đức Phật để lại, chọn được pháp tu thích hợp với chúng ta, hợp với hoàn cảnh và thời đại của chúng ta, quả là rất khó. Nhưng chúng ta đã may mắn được gặp Tổ sư, hay gặp Tổ qua giáo pháp của ngài chỉ dạy và thể nghiệm được phần nào kết quả tốt đẹp.
Tổ Huệ Đăng là bậc danh Tăng ở thế kỷ XX. Ngài đã tham gia phong trào cách mạng chống Pháp ở miền Trung do vua Hàm Nghi lãnh đạo. Khi tổ chức bị tan rã, Tổ đã cùng đi với đoàn thương thuyền đến núi Chân Tiên, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ở núi này, ngài nghe tiếng tụng kinh ở chùa Long Hòa của cụ Tổ Hải Hội cũng là người ở Phú Yên vào đó hành đạo. Ngài đã thức tỉnh và phát tâm quy y với cụ Tổ Hải Hội. Tổ Hải Hội nhận ra ngài là bậc pháp khí Đại thừa, có căn lành sâu dày với Phật pháp, nên đã thế phát cho ngài và đặt pháp danh là Thiện Thức, tức đã giác ngộ, nhận chân được cuộc đời này là huyễn mộng, sanh diệt, không bền chắc, nên đi tìm cái vĩnh hằng bất tử, tìm về con người thực, chân thân, chân tâm. Và cụ Tổ đã truyền cho ngài chín chữ Chuẩn Đề cùng với bộ kinh Pháp Hoa, nhưng chỉ đưa ngài quyển thứ bảy của bộ kinh này.
Sau khi lãnh hội pháp, ngài đã mang kinh vào rừng, tìm được hang của ông hổ để ẩn tu, trắc nghiệm pháp. Với quyết tâm tu hành cao độ, ngài ở trong rừng sâu ba năm, ăn măng rừng, uống nước suối. Chắc chắn do sự hạ thủ công phu mà ngài đã vượt qua được chướng khí, bệnh tật của núi rừng. Còn chúng ta quen ở tiện nghi tốt, không thể nào chịu nổi đời sống khắc nghiệt ấy. Trong núi rừng bạt ngàn, ngài trầm mình trong kinh điển, tu tập Thiền quán và gia công trì chú. Trải qua thời gian dài sống với pháp thực và Thiền thực, ngài đã đắc đạo và trở ra chùa Long Hòa đảnh lễ cụ Tổ Hải Hội để xin ấn chứng. Cụ Tổ nhận thấy ngài đã sáng đạo, mới đổi pháp danh là Huệ Đăng, pháp tự Thanh Kế, nghĩa là nối tiếp ngọn đèn trí tuệ của Phật.
Với tâm thanh tịnh, trí sáng suốt của bậc đắc đạo, Tổ Huệ Đăng trở lại cuộc đời giáo hóa người dễ dàng. Điển hình là người đầu tiên đến với Tổ là Hòa thượng Minh Tịnh ở Bình Dương. Vị này cũng quyết tâm tu, đã từng đi đến Tây Tạng học đạo với các vị Lạt ma; thử nghĩ một trăm năm trước, con đường đi đến Tây Tạng không dễ chút nào. Trở về Việt Nam, vị Sư này cũng ra Thiên Thai, đảnh lễ Tổ Huệ Đăng để cầu pháp. Sau đó, các vị nổi tiếng như Hòa thượng Minh Nguyệt, Hòa thượng Thiện Hào, Hòa thượng Huê Nghiêm, v.v… cũng đã học đạo với Tổ.
Chúng ta ca ngợi "Huệ Đăng, Thanh Kế hiện thân Phật Đà” là vậy. Nghĩ đến Tổ, nghĩ đến sức cảm hóa rất mãnh liệt của ngài, nghĩ đến cuộc đời hành đạo của ngài thật trong sáng, gợi cho chúng ta hình dung ra Phật. Điều này rất quan trọng. Thật vậy, nếu là chúng sanh nặng nghiệp chướng đầy trần lao mà gặp người Thầy cũng như vậy, thì trần lao và nghiệp chướng của cả hai sẽ tác động với nhau, làm chúng ta khổ thêm. Trái lại, gặp vị minh sư đắc đạo, tức sạch nghiệp chướng, hết trần lao, tâm hồn giải thoát, an lạc của Thầy sẽ truyền cho chúng ta, tự động lòng mình được an vui, thanh tịnh theo. Đạo là như thế, không dùng lời nói, nhưng bằng căn lành cảm nhận được.
Tổ Huệ Đăng đắc đạo, tâm ngài trong sáng, an lạc, thanh tịnh, giải thoát, được thể hiện trong lời nói của ngài, trong việc làm độ sanh của ngài, trong pháp tu mà ngài để lại cho chúng ta. Bậc Đạo sư như thế không dễ gặp, nhưng chúng ta may mắn được sống trong dòng pháp của ngài, đã cảm nhận được niềm an lạc.
"Tùy duyên độ chúng Ta bà”, nghĩa là tùy theo hoàn cảnh và nhân duyên mà tu. Tinh thần này thể hiện rõ nét qua sự chỉ dạy của Tổ. Trên bước đường tu, có nhiều người chấp pháp, cho rằng pháp phải như thế này, thế nọ, nhưng chính họ đã phải khổ vì cái chấp đó. Tổ Huệ Đăng đắc đạo, ngài dạy chúng ta vô hữu định pháp, tức không có pháp cố định nào làm cho chúng ta giải thoát được. Thiết nghĩ giáo pháp căn bản của Phật có thể rút gọn trong bốn chữ "Không, tĩnh, xả và tuệ”, mà Tổ dùng từ "Tùy duyên”, tức không cố định. Thật vậy, pháp không cố định; vì pháp thích hợp với người này thì không thích hợp với người khác, thích hợp với thời đại này không thể thích hợp với thời khác, thích hợp với chỗ này không thể thích hợp với chỗ khác.
Nhận thấy quan niệm của xã hội Việt Nam một trăm năm trước đã không chấp nhận việc nhà Sư đi khất thực, cho nên Tổ thực hiện tinh thần tùy duyên bằng cách cho khẩn đất hoang, dạy đại chúng làm ruộng để có thực phẩm tự túc và cũng vừa làm thuốc để cứu người, cộng với thần lực trì chú Chuẩn Đề mà các vị tu hành với Tổ đã có khả năng chữa khỏi những người bị bệnh tâm thần, bị ma dựa, v.v...
Riêng tôi, cảm ân Tổ sâu dày, vì nhờ nương theo pháp tùy duyên của Tổ chỉ dạy mà vượt qua biết bao chướng nạn. Nếu không học được hai chữ "Tùy duyên”, cứ chấp chặt với pháp cố định, tai nạn không lường. Sự thật lịch sử cho thấy, trước khi thống nhất đất nước, sau khi thống nhất đất nước, kế đến bước sang giai đoạn đất nước đổi mới và hiện nay là giai đoạn hội nhập thế giới, chúng ta có bốn thời kỳ sinh hoạt hoàn toàn khác nhau. Tất nhiên, tùy từng lúc chúng ta hành đạo khác nhau, không phải lúc nào cũng giống lúc nào và tùy từng chỗ cũng có sự khác nhau; vì mặc dù đất nước thống nhất, nhưng mỗi địa phương lại sinh hoạt khác. Điển hình như năm 1985, cố Hòa thượng Thiện Hào là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là Chứng minh Đạo sư của Thiên Thai tông, là Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Trung ương, là đại biểu Quốc hội. Với vị trí lãnh đạo quan trọng như vậy, ngài xuống An Giang để thành lập Giáo hội Phật giáo tỉnh này, nhưng vẫn gặp nhiều trở ngại, không thể tổ chức được, thậm chí còn phải về Cần Thơ ở, không thể lưu lại tỉnh An Giang. Nhưng cũng năm 1985, tôi xuống Cà Mau thành lập Giáo hội tỉnh này, không có gì trở ngại và lên Lâm Đồng cũng vậy. Vì lúc đó, chính quyền tỉnh Cà Mau và Lâm Đồng ủng hộ chúng ta thành lập Giáo hội. Đến năm 1986, với sự đổi mới của đất nước, sinh hoạt có phần dễ hơn một chút; tuy nhiên, không phải hoàn toàn theo ý muốn của chúng ta. Tùy chỗ, tùy thời, tức tùy duyên là như vậy. Tổ dạy chúng ta quán sát, nơi hành đạo được, nên đến, không đến là đánh mất cơ hội tốt; nhưng chỗ không được mà đến là tự chuốc họa. Với người có duyên, chúng ta chỉ dạy được; vì Phật cũng chỉ độ được người có duyên với Ngài. Có duyên thì thấy Phật, họ phát tâm cung kính và hết ưu phiền, nên độ được. Với người không có duyên, khởi tâm ganh tỵ, làm sao chỉ dạy được.
Ở Ta bà này phải tùy duyên, không thể khác, vì Ta bà lúc nào cũng muôn mặt. Có trí tuệ, phải quán sát từng hoàn cảnh mà ứng xử tương ưng, tùy theo cái muôn mặt đó mà hành đạo. Chừng nào lên Cực Lạc hay ở Niết bàn, mới có sự đồng nhất hoàn toàn, không phải tùy duyên nữa. Thật vậy, ở Cực Lạc chỉ thuần có thượng thiện nhân là các Bồ tát bất thoái chuyển, tức Bồ tát Đệ Bát địa trở lên, đều có vị trí bằng với Đại Phạm Thiên vương, phước đức và trí tuệ đầy đủ, nên không cần nói, nhưng hiểu nhau, cảm thông với nhau, hỗ trợ nhau trong mọi việc làm. Chỉ ở Cực Lạc mới được như vậy. Hoặc ở Niết bàn có đủ bốn đặc tính là giải thoát, yên tĩnh, xả ly và tuệ giác, thì tự động cùng tương thông với nhau, đồng nhất như nhau. Nghĩa là ở Niết bàn, tâm hồn hoàn toàn không còn chấp nữa, mọi người đều trụ ở Không, giải thoát môn, nên không còn buồn giận, ghét ganh …. không có vấn đề rắc rối nào nữa. Đặc tính thứ hai của Niết bàn là yên tĩnh hoàn toàn, tức trong tâm không còn duyên khởi, không còn nghĩ thiện hay ác, thiếu không tham, mất không khổ. Ở Ta bà thì ai hợp với ta, ta thương, không giống ta thì ta ghét. Đặc tính thứ ba của Niết bàn là xả ly, buông bỏ mọi thứ, được mất trở nên vô nghĩa, nên không còn buồn giận, khổ đau. Tổ dạy rằng " Nào của cải, vợ con, tài vật. Nhắm mắt rồi cũng nắm tay không”. Đặc tính thứ tư là tuệ giác. Ở Niết bàn hay sống với trí tuệ, lấy trí tuệ làm thân mạng, ta quán sát diễn tiến của cuộc đời, để thấy rõ chân tướng hay thật tướng của nó; nói cách khác, tất cả mọi việc xảy ra đều có lý do. Tôi thường nghĩ tại sao họ tranh chấp với mình, mà không tranh chấp với người khác, tại sao họ kính trọng người, mà lại khinh chê mình và cố tìm ra nguyên nhân xa để hóa giải. Không có trí tuệ, hoặc chỉ thấy hiện tại, không thấy được nguyên nhân sâu xa, chúng ta cố chấp thì tự khổ. Mọi việc trên cuộc đời đều có nguyên nhân mà Phật dạy là pháp nhĩ như thị; nghĩa là cái gì cũng xảy ra đúng với quy trình của nó, người hiểu đạo, đắc đạo theo quy trình đó mà hành xử.
"Pháp Hoa Thiền giáo thật là chân tông”. Tổ Huệ Đăng đắc đạo thấy nguyên nhân sâu xa và ngài dạy chúng ta tu. Ngài lập Thiên Thai Thiền giáo tông và Liên Hữu hội. Theo ngài, trên bước đường tu, lấy kinh Pháp Hoa làm chính; vì kinh này hàm chứa hai ý quan trọng là Diệu Pháp và Liên Hoa. Ý này được người Tây Tạng diễn tả là viên minh châu nằm trong hoa sen, mà chúng ta thường đọc câu Án ma ni bát di hồng. Người tu đắc đạo, tâm trong sáng, việc làm tốt đẹp ví như hoa sen không dính nước, thì chẳng có thế lực nào phá hại được họ. Đức Phật khẳng định rằng người xấu hại người tốt, họ tự chuốc họa vào thân mà còn làm cho người tốt sáng thêm. Cuộc đời của Tổ Huệ Đăng đã minh chứng điều này. Tổ đắc đạo, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi kính ngưỡng, tìm đến ngài để học đạo rất đông. Những người không đắc đạo, khởi tâm ganh tức, nói xấu ngài, Tổ vẫn thanh thản, tự tại. Những người đương quyền ở địa phương mới thưa với Tổ rằng họ nhận thấy Tổ rất tốt, làm được nhiều việc lợi ích và được nhiều người kính trọng; vì thế những người càng nói xấu ngài thì họ càng thấy những người này xấu hơn. Chúng ta tu Pháp Hoa, nhớ lời Phật dạy, không nói lỗi người khác, có lỗi thật còn không nói, huống chi là không có lỗi mà bịa đặt.
Cuộc sống của người đắc đạo hoàn toàn tốt đẹp, ví như hoa sen ( Liên Hoa) và tâm hoàn toàn trong sáng là Diệu Pháp. Với tâm trong sáng, thấy tất cả việc từ nhân đến quả, nên giải quyết tận gốc sâu xa mới quan trọng, không giải quyết trên hiện tượng. Trên hiện tượng, đưa ra luật pháp thưa kiện thì chỉ mới giải quyết trên ngọn mà thôi. Thật vậy, vì có xét xử rồi, người ta cũng chưa bằng lòng, tiếp tục thưa kiện lên cấp cao hơn nữa. Và cuối cùng, người thắng thì kiêu ngạo, người thua thì đau khổ, thù hận, không sao bằng lòng được.
Tổ Huệ Đăng đã kết hợp cả hai mặt Thiền và giáo. Thiền là giữ tâm thanh tịnh và giáo là nương theo kinh điển của Phật. Vì thế, ngài mở trường dạy Phật pháp để giúp chư Tăng có hiểu biết chính xác theo Phật, đồng thời dạy tu Thiền quán để phát triển đạo lực. Học giáo lý mà không thực tập Thiền quán, thì không thể hiểu được chiều sâu của mọi việc. Còn tu Thiền mà không hiểu rõ giáo lý của Phật, không nương vào kinh diển sẽ bị lạc vào đường tà. Riêng tôi, thực hành Thiền quán, tôi càng thấy giáo lý Phật sáng hơn và đọc kinh Phật, tôi thấy tâm càng thanh tịnh thêm.
Ngoài ra, ngài dạy rằng dù hiểu đạo, đắc đạo, một mình không thể làm được gì; phải có nhiều người hiểu đạo, đắc đạo, mới được an lành và có thể phát triển đạo pháp. Người Việt chúng ta cũng có câu rất hay "Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Có nhiều bạn tốt hỗ trợ, chắc chắn thành tựu được nhiều việc lớn. Trên tinh thần mở rộng đạo pháp, đạo lực, đạo hạnh, Tổ Huệ Đăng đã thành lập Liên Hữu Hội để kết hợp những người tu Thiền với người tu Pháp Hoa cùng nhau sách tấn, hỗ trợ trên bước đường tu. Những người cùng đồng hạnh, đồng nguyện mới có thể liên kết, tạo được kết quả tốt đẹp; vì sự liên kết ô hợp tạo thành tạp chúng chống phá nhau, không tu được. Thiết nghĩ đường hướng tu hành theo Thiên Thai Thiền giáo tông và Liên Hữu Hội của Tổ sư rất phù hợp với thời đại của chúng ta. Thật vậy, ngày nay, trong bất cứ tổ chức nào mà mọi người có cùng một ý hướng và dành toàn tâm toàn lực cho một việc làm, chắc chắn việc thành tựu dễ dàng. Điển hình như sáng nay, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh làm lễ bế giảng trường hạ của thành phố tại chùa Phổ Quang với trên hai ngàn Tăng Ni tham dự. Nhờ sự đồng tâm hiệp lực của toàn Ban Trị sự và Tăng Ni, Phật tử, nên mọi việc đã thành công ngoài sự dự kiến, đầy đủ duyên lành để cúng dường cho Tăng Ni dự lễ mỗi vị một ca sa màu đồng phục.
"Tu hành cần phải dụng công”. Việc tu hành không đạt kết quả tốt đẹp, vì thiếu dụng công. Dụng công lớn thì kết quả lớn. Tôi làm được một số việc cũng phải trải qua mấy chục năm dụng công tu hành, nghĩa là nỗ lực học, suy tư giáo điển, đọc kinh, lễ sám, kiết thất, tham Thiền, v.v… Còn Tổ sư của chúng ta cũng từng hạ quyết tâm, trải thân thể nghiệm giáo pháp. Như đã nói sau khi học đạo với Tổ Long Hòa, ngài vào hang ông Hổ ẩn tu, nghiền ngẫm bộ kinh Pháp Hoa và tham Thiền quán tưởng ý Phật dạy. Cuối cùng, ngài ngộ được pháp và chọn năm phẩm cuối trong quyển thứ bảy của kinh Pháp Hoa để truyền bá. Ban đầu tôi không nhận ra chủ ý của ngài, nhưng về sau, đọc kỹ tôi thấy quả tình Bồ tát hạnh mà Tổ vạch ra theo kinh Pháp Hoa rất đúng; cho nên tôi cũng theo đó để thọ trì và hành đạo.
Theo lời Tổ dạy, muốn vượt qua mọi chướng ngại trên bước đường tu, cần phải nương theo hạnh đức của ba vị Bồ tát kiểu mẫu mà kinh Pháp Hoa đề ra là Bồ tát Diệu Âm, Quan Âm và Phổ Hiền. Bồ tát Diệu Âm không thường xuyên ở Ta bà, vì dù có tốt mấy mà ở lâu, họ cũng xem thường. Vì thế, đủ duyên thì Bồ tát Diệu Âm xuất hiện và ngài hiện hữu như một đóa sen tỏa hương thơm cho đời; nhưng mãn duyên, ngài nhẹ nhàng ra đi, không quan tâm đến việc khen thưởng. Chúng ta tu hành theo hạnh của Diệu Âm cần nhớ ý này. Nơi nào cần, chúng ta đến và giúp đỡ xong, trở về bổn độ, đừng ở lâu dễ sanh phiền não.
Bồ tát gương mẫu thứ hai là ngài Quan Âm nổi danh ở thế giới Ta bà. Mọi người lễ lạy, tôn thờ ngài, cầu xin ngài gia hộ; vì Bồ tát này rất đa năng, đa dạng. Ngài xuất hiện ở khắp mọi nơi dưới mọi dạng hình, không có hình cố định, mới có thể đáp ứng mọi yêu cầu của tất cả chúng sanh một cách tự tại. Thiết nghĩ ở thế giới Ta bà muôn mặt, muốn được chấp nhận phải đổi mới luôn, không nên lập lại nhiều lần một việc y, vì người ta dễ nhàm chán. Phật Thích Ca cũng dạy trong kinh Bảo Tích rằng Phật không lập lại những gì của Phật khác nói. Bồ tát Quan Âm luôn đổi mới tương ưng với nhịp sống của chúng sanh và Bồ tát Diệu Âm chỉ xuất hiện khi chúng sanh cần đến. Đó là hai cách sống thiết thực lợi ích của hai vị Bồ tát mà chúng ta chọn để thực hành theo.
Vị thứ ba là Bồ tát Phổ Hiền rất đặc biệt. Ngài xuất hiện ở Ta bà với đầy đủ thế và lực, nghĩa là song hành với ngài luôn có vô số Bồ tát quyến thuộc và Thiên long Bát bộ hộ trì. Với uy lực như thế, Phổ Hiền thành tựu mọi việc khó khăn ở Ta bà. Theo tôi, Thiên long Bát bộ hộ trì có thể hiểu theo ngày nay là sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể và quần chúng. Thực tế cho thấy, chúng ta làm Phật sự được là nhờ quần chúng ủng hộ và chính quyền thuận theo. Ngoài ra, muốn xây dựng, phát triển, tất yếu phải có tiền của mà kinh diễn tả là Phổ Hiền Bồ tát đến đâu thì trời mưa hoa đến đó. Nói theo ngày nay là sức người, sức của đầy đủ, dễ dàng thành công.
Xưa kia Tổ Huệ Đăng hành đạo cũng có đủ thế và lực như vậy. Ngài đến vùng hoang sơ mà chẳng bao lâu, số người cầu đạo ở khắp mọi nơi đã tìm đến theo Tổ rất đông và những người đương quyền ở địa phương cũng kính mến đức hạnh của ngài, ủng hộ ngài. Đồng thời những Phật tử theo ngài cũng tăng trưởng phước báo, nên họ đã phát tâm cúng dường, xây dựng ngôi già lam khang trang trong thời kỳ đó.
Chúng ta thực hiện theo hạnh đức của Bồ tát Diệu Âm, Quan Âm và Phổ Hiền, thì ở Ta bà này cũng được an lành. Tổ sư đã vạch ra cho chúng ta phương hướng tu hành, làm đúng như Tổ dạy, nhất định đạt được kết quả tốt đẹp cho bản thân mình và giữ gìn được Tổ nghiệp, thắp sáng ngọn đèn chánh pháp trên thế gian, làm lợi ích cho chúng hữu tình.
(Bài giảng trường hạ Thiên Thai ngày 7-8-2006)
Trong bài sám Pháp Hoa, tôi dùng sáu câu để ca ngợi Tổ Huệ Đăng:
Con nay hạnh ngộ Thiền nhân
Huệ Đăng, Thanh Kế hiện thân Phật Đà
Tùy duyên độ chúng Ta bà
Pháp Hoa Thiền giáo thật là chân tông
Tu hành cần phải dụng công
Lục căn thanh tịnh, lục thông hiển bày.
Trong tám muôn bốn ngàn pháp môn tu của Đức Phật để lại, chọn được pháp tu thích hợp với chúng ta, hợp với hoàn cảnh và thời đại của chúng ta, quả là rất khó. Nhưng chúng ta đã may mắn được gặp Tổ sư, hay gặp Tổ qua giáo pháp của ngài chỉ dạy và thể nghiệm được phần nào kết quả tốt đẹp.
Tổ Huệ Đăng là bậc danh Tăng ở thế kỷ XX. Ngài đã tham gia phong trào cách mạng chống Pháp ở miền Trung do vua Hàm Nghi lãnh đạo. Khi tổ chức bị tan rã, Tổ đã cùng đi với đoàn thương thuyền đến núi Chân Tiên, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ở núi này, ngài nghe tiếng tụng kinh ở chùa Long Hòa của cụ Tổ Hải Hội cũng là người ở Phú Yên vào đó hành đạo. Ngài đã thức tỉnh và phát tâm quy y với cụ Tổ Hải Hội. Tổ Hải Hội nhận ra ngài là bậc pháp khí Đại thừa, có căn lành sâu dày với Phật pháp, nên đã thế phát cho ngài và đặt pháp danh là Thiện Thức, tức đã giác ngộ, nhận chân được cuộc đời này là huyễn mộng, sanh diệt, không bền chắc, nên đi tìm cái vĩnh hằng bất tử, tìm về con người thực, chân thân, chân tâm. Và cụ Tổ đã truyền cho ngài chín chữ Chuẩn Đề cùng với bộ kinh Pháp Hoa, nhưng chỉ đưa ngài quyển thứ bảy của bộ kinh này.
Sau khi lãnh hội pháp, ngài đã mang kinh vào rừng, tìm được hang của ông hổ để ẩn tu, trắc nghiệm pháp. Với quyết tâm tu hành cao độ, ngài ở trong rừng sâu ba năm, ăn măng rừng, uống nước suối. Chắc chắn do sự hạ thủ công phu mà ngài đã vượt qua được chướng khí, bệnh tật của núi rừng. Còn chúng ta quen ở tiện nghi tốt, không thể nào chịu nổi đời sống khắc nghiệt ấy. Trong núi rừng bạt ngàn, ngài trầm mình trong kinh điển, tu tập Thiền quán và gia công trì chú. Trải qua thời gian dài sống với pháp thực và Thiền thực, ngài đã đắc đạo và trở ra chùa Long Hòa đảnh lễ cụ Tổ Hải Hội để xin ấn chứng. Cụ Tổ nhận thấy ngài đã sáng đạo, mới đổi pháp danh là Huệ Đăng, pháp tự Thanh Kế, nghĩa là nối tiếp ngọn đèn trí tuệ của Phật.
Với tâm thanh tịnh, trí sáng suốt của bậc đắc đạo, Tổ Huệ Đăng trở lại cuộc đời giáo hóa người dễ dàng. Điển hình là người đầu tiên đến với Tổ là Hòa thượng Minh Tịnh ở Bình Dương. Vị này cũng quyết tâm tu, đã từng đi đến Tây Tạng học đạo với các vị Lạt ma; thử nghĩ một trăm năm trước, con đường đi đến Tây Tạng không dễ chút nào. Trở về Việt Nam, vị Sư này cũng ra Thiên Thai, đảnh lễ Tổ Huệ Đăng để cầu pháp. Sau đó, các vị nổi tiếng như Hòa thượng Minh Nguyệt, Hòa thượng Thiện Hào, Hòa thượng Huê Nghiêm, v.v… cũng đã học đạo với Tổ.
Chúng ta ca ngợi "Huệ Đăng, Thanh Kế hiện thân Phật Đà” là vậy. Nghĩ đến Tổ, nghĩ đến sức cảm hóa rất mãnh liệt của ngài, nghĩ đến cuộc đời hành đạo của ngài thật trong sáng, gợi cho chúng ta hình dung ra Phật. Điều này rất quan trọng. Thật vậy, nếu là chúng sanh nặng nghiệp chướng đầy trần lao mà gặp người Thầy cũng như vậy, thì trần lao và nghiệp chướng của cả hai sẽ tác động với nhau, làm chúng ta khổ thêm. Trái lại, gặp vị minh sư đắc đạo, tức sạch nghiệp chướng, hết trần lao, tâm hồn giải thoát, an lạc của Thầy sẽ truyền cho chúng ta, tự động lòng mình được an vui, thanh tịnh theo. Đạo là như thế, không dùng lời nói, nhưng bằng căn lành cảm nhận được.
Tổ Huệ Đăng đắc đạo, tâm ngài trong sáng, an lạc, thanh tịnh, giải thoát, được thể hiện trong lời nói của ngài, trong việc làm độ sanh của ngài, trong pháp tu mà ngài để lại cho chúng ta. Bậc Đạo sư như thế không dễ gặp, nhưng chúng ta may mắn được sống trong dòng pháp của ngài, đã cảm nhận được niềm an lạc.
"Tùy duyên độ chúng Ta bà”, nghĩa là tùy theo hoàn cảnh và nhân duyên mà tu. Tinh thần này thể hiện rõ nét qua sự chỉ dạy của Tổ. Trên bước đường tu, có nhiều người chấp pháp, cho rằng pháp phải như thế này, thế nọ, nhưng chính họ đã phải khổ vì cái chấp đó. Tổ Huệ Đăng đắc đạo, ngài dạy chúng ta vô hữu định pháp, tức không có pháp cố định nào làm cho chúng ta giải thoát được. Thiết nghĩ giáo pháp căn bản của Phật có thể rút gọn trong bốn chữ "Không, tĩnh, xả và tuệ”, mà Tổ dùng từ "Tùy duyên”, tức không cố định. Thật vậy, pháp không cố định; vì pháp thích hợp với người này thì không thích hợp với người khác, thích hợp với thời đại này không thể thích hợp với thời khác, thích hợp với chỗ này không thể thích hợp với chỗ khác.
Nhận thấy quan niệm của xã hội Việt Nam một trăm năm trước đã không chấp nhận việc nhà Sư đi khất thực, cho nên Tổ thực hiện tinh thần tùy duyên bằng cách cho khẩn đất hoang, dạy đại chúng làm ruộng để có thực phẩm tự túc và cũng vừa làm thuốc để cứu người, cộng với thần lực trì chú Chuẩn Đề mà các vị tu hành với Tổ đã có khả năng chữa khỏi những người bị bệnh tâm thần, bị ma dựa, v.v...
Riêng tôi, cảm ân Tổ sâu dày, vì nhờ nương theo pháp tùy duyên của Tổ chỉ dạy mà vượt qua biết bao chướng nạn. Nếu không học được hai chữ "Tùy duyên”, cứ chấp chặt với pháp cố định, tai nạn không lường. Sự thật lịch sử cho thấy, trước khi thống nhất đất nước, sau khi thống nhất đất nước, kế đến bước sang giai đoạn đất nước đổi mới và hiện nay là giai đoạn hội nhập thế giới, chúng ta có bốn thời kỳ sinh hoạt hoàn toàn khác nhau. Tất nhiên, tùy từng lúc chúng ta hành đạo khác nhau, không phải lúc nào cũng giống lúc nào và tùy từng chỗ cũng có sự khác nhau; vì mặc dù đất nước thống nhất, nhưng mỗi địa phương lại sinh hoạt khác. Điển hình như năm 1985, cố Hòa thượng Thiện Hào là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là Chứng minh Đạo sư của Thiên Thai tông, là Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Trung ương, là đại biểu Quốc hội. Với vị trí lãnh đạo quan trọng như vậy, ngài xuống An Giang để thành lập Giáo hội Phật giáo tỉnh này, nhưng vẫn gặp nhiều trở ngại, không thể tổ chức được, thậm chí còn phải về Cần Thơ ở, không thể lưu lại tỉnh An Giang. Nhưng cũng năm 1985, tôi xuống Cà Mau thành lập Giáo hội tỉnh này, không có gì trở ngại và lên Lâm Đồng cũng vậy. Vì lúc đó, chính quyền tỉnh Cà Mau và Lâm Đồng ủng hộ chúng ta thành lập Giáo hội. Đến năm 1986, với sự đổi mới của đất nước, sinh hoạt có phần dễ hơn một chút; tuy nhiên, không phải hoàn toàn theo ý muốn của chúng ta. Tùy chỗ, tùy thời, tức tùy duyên là như vậy. Tổ dạy chúng ta quán sát, nơi hành đạo được, nên đến, không đến là đánh mất cơ hội tốt; nhưng chỗ không được mà đến là tự chuốc họa. Với người có duyên, chúng ta chỉ dạy được; vì Phật cũng chỉ độ được người có duyên với Ngài. Có duyên thì thấy Phật, họ phát tâm cung kính và hết ưu phiền, nên độ được. Với người không có duyên, khởi tâm ganh tỵ, làm sao chỉ dạy được.
Ở Ta bà này phải tùy duyên, không thể khác, vì Ta bà lúc nào cũng muôn mặt. Có trí tuệ, phải quán sát từng hoàn cảnh mà ứng xử tương ưng, tùy theo cái muôn mặt đó mà hành đạo. Chừng nào lên Cực Lạc hay ở Niết bàn, mới có sự đồng nhất hoàn toàn, không phải tùy duyên nữa. Thật vậy, ở Cực Lạc chỉ thuần có thượng thiện nhân là các Bồ tát bất thoái chuyển, tức Bồ tát Đệ Bát địa trở lên, đều có vị trí bằng với Đại Phạm Thiên vương, phước đức và trí tuệ đầy đủ, nên không cần nói, nhưng hiểu nhau, cảm thông với nhau, hỗ trợ nhau trong mọi việc làm. Chỉ ở Cực Lạc mới được như vậy. Hoặc ở Niết bàn có đủ bốn đặc tính là giải thoát, yên tĩnh, xả ly và tuệ giác, thì tự động cùng tương thông với nhau, đồng nhất như nhau. Nghĩa là ở Niết bàn, tâm hồn hoàn toàn không còn chấp nữa, mọi người đều trụ ở Không, giải thoát môn, nên không còn buồn giận, ghét ganh …. không có vấn đề rắc rối nào nữa. Đặc tính thứ hai của Niết bàn là yên tĩnh hoàn toàn, tức trong tâm không còn duyên khởi, không còn nghĩ thiện hay ác, thiếu không tham, mất không khổ. Ở Ta bà thì ai hợp với ta, ta thương, không giống ta thì ta ghét. Đặc tính thứ ba của Niết bàn là xả ly, buông bỏ mọi thứ, được mất trở nên vô nghĩa, nên không còn buồn giận, khổ đau. Tổ dạy rằng " Nào của cải, vợ con, tài vật. Nhắm mắt rồi cũng nắm tay không”. Đặc tính thứ tư là tuệ giác. Ở Niết bàn hay sống với trí tuệ, lấy trí tuệ làm thân mạng, ta quán sát diễn tiến của cuộc đời, để thấy rõ chân tướng hay thật tướng của nó; nói cách khác, tất cả mọi việc xảy ra đều có lý do. Tôi thường nghĩ tại sao họ tranh chấp với mình, mà không tranh chấp với người khác, tại sao họ kính trọng người, mà lại khinh chê mình và cố tìm ra nguyên nhân xa để hóa giải. Không có trí tuệ, hoặc chỉ thấy hiện tại, không thấy được nguyên nhân sâu xa, chúng ta cố chấp thì tự khổ. Mọi việc trên cuộc đời đều có nguyên nhân mà Phật dạy là pháp nhĩ như thị; nghĩa là cái gì cũng xảy ra đúng với quy trình của nó, người hiểu đạo, đắc đạo theo quy trình đó mà hành xử.
"Pháp Hoa Thiền giáo thật là chân tông”. Tổ Huệ Đăng đắc đạo thấy nguyên nhân sâu xa và ngài dạy chúng ta tu. Ngài lập Thiên Thai Thiền giáo tông và Liên Hữu hội. Theo ngài, trên bước đường tu, lấy kinh Pháp Hoa làm chính; vì kinh này hàm chứa hai ý quan trọng là Diệu Pháp và Liên Hoa. Ý này được người Tây Tạng diễn tả là viên minh châu nằm trong hoa sen, mà chúng ta thường đọc câu Án ma ni bát di hồng. Người tu đắc đạo, tâm trong sáng, việc làm tốt đẹp ví như hoa sen không dính nước, thì chẳng có thế lực nào phá hại được họ. Đức Phật khẳng định rằng người xấu hại người tốt, họ tự chuốc họa vào thân mà còn làm cho người tốt sáng thêm. Cuộc đời của Tổ Huệ Đăng đã minh chứng điều này. Tổ đắc đạo, Tăng Ni và Phật tử khắp nơi kính ngưỡng, tìm đến ngài để học đạo rất đông. Những người không đắc đạo, khởi tâm ganh tức, nói xấu ngài, Tổ vẫn thanh thản, tự tại. Những người đương quyền ở địa phương mới thưa với Tổ rằng họ nhận thấy Tổ rất tốt, làm được nhiều việc lợi ích và được nhiều người kính trọng; vì thế những người càng nói xấu ngài thì họ càng thấy những người này xấu hơn. Chúng ta tu Pháp Hoa, nhớ lời Phật dạy, không nói lỗi người khác, có lỗi thật còn không nói, huống chi là không có lỗi mà bịa đặt.
Cuộc sống của người đắc đạo hoàn toàn tốt đẹp, ví như hoa sen ( Liên Hoa) và tâm hoàn toàn trong sáng là Diệu Pháp. Với tâm trong sáng, thấy tất cả việc từ nhân đến quả, nên giải quyết tận gốc sâu xa mới quan trọng, không giải quyết trên hiện tượng. Trên hiện tượng, đưa ra luật pháp thưa kiện thì chỉ mới giải quyết trên ngọn mà thôi. Thật vậy, vì có xét xử rồi, người ta cũng chưa bằng lòng, tiếp tục thưa kiện lên cấp cao hơn nữa. Và cuối cùng, người thắng thì kiêu ngạo, người thua thì đau khổ, thù hận, không sao bằng lòng được.
Tổ Huệ Đăng đã kết hợp cả hai mặt Thiền và giáo. Thiền là giữ tâm thanh tịnh và giáo là nương theo kinh điển của Phật. Vì thế, ngài mở trường dạy Phật pháp để giúp chư Tăng có hiểu biết chính xác theo Phật, đồng thời dạy tu Thiền quán để phát triển đạo lực. Học giáo lý mà không thực tập Thiền quán, thì không thể hiểu được chiều sâu của mọi việc. Còn tu Thiền mà không hiểu rõ giáo lý của Phật, không nương vào kinh diển sẽ bị lạc vào đường tà. Riêng tôi, thực hành Thiền quán, tôi càng thấy giáo lý Phật sáng hơn và đọc kinh Phật, tôi thấy tâm càng thanh tịnh thêm.
Ngoài ra, ngài dạy rằng dù hiểu đạo, đắc đạo, một mình không thể làm được gì; phải có nhiều người hiểu đạo, đắc đạo, mới được an lành và có thể phát triển đạo pháp. Người Việt chúng ta cũng có câu rất hay "Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”. Có nhiều bạn tốt hỗ trợ, chắc chắn thành tựu được nhiều việc lớn. Trên tinh thần mở rộng đạo pháp, đạo lực, đạo hạnh, Tổ Huệ Đăng đã thành lập Liên Hữu Hội để kết hợp những người tu Thiền với người tu Pháp Hoa cùng nhau sách tấn, hỗ trợ trên bước đường tu. Những người cùng đồng hạnh, đồng nguyện mới có thể liên kết, tạo được kết quả tốt đẹp; vì sự liên kết ô hợp tạo thành tạp chúng chống phá nhau, không tu được. Thiết nghĩ đường hướng tu hành theo Thiên Thai Thiền giáo tông và Liên Hữu Hội của Tổ sư rất phù hợp với thời đại của chúng ta. Thật vậy, ngày nay, trong bất cứ tổ chức nào mà mọi người có cùng một ý hướng và dành toàn tâm toàn lực cho một việc làm, chắc chắn việc thành tựu dễ dàng. Điển hình như sáng nay, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh làm lễ bế giảng trường hạ của thành phố tại chùa Phổ Quang với trên hai ngàn Tăng Ni tham dự. Nhờ sự đồng tâm hiệp lực của toàn Ban Trị sự và Tăng Ni, Phật tử, nên mọi việc đã thành công ngoài sự dự kiến, đầy đủ duyên lành để cúng dường cho Tăng Ni dự lễ mỗi vị một ca sa màu đồng phục.
"Tu hành cần phải dụng công”. Việc tu hành không đạt kết quả tốt đẹp, vì thiếu dụng công. Dụng công lớn thì kết quả lớn. Tôi làm được một số việc cũng phải trải qua mấy chục năm dụng công tu hành, nghĩa là nỗ lực học, suy tư giáo điển, đọc kinh, lễ sám, kiết thất, tham Thiền, v.v… Còn Tổ sư của chúng ta cũng từng hạ quyết tâm, trải thân thể nghiệm giáo pháp. Như đã nói sau khi học đạo với Tổ Long Hòa, ngài vào hang ông Hổ ẩn tu, nghiền ngẫm bộ kinh Pháp Hoa và tham Thiền quán tưởng ý Phật dạy. Cuối cùng, ngài ngộ được pháp và chọn năm phẩm cuối trong quyển thứ bảy của kinh Pháp Hoa để truyền bá. Ban đầu tôi không nhận ra chủ ý của ngài, nhưng về sau, đọc kỹ tôi thấy quả tình Bồ tát hạnh mà Tổ vạch ra theo kinh Pháp Hoa rất đúng; cho nên tôi cũng theo đó để thọ trì và hành đạo.
Theo lời Tổ dạy, muốn vượt qua mọi chướng ngại trên bước đường tu, cần phải nương theo hạnh đức của ba vị Bồ tát kiểu mẫu mà kinh Pháp Hoa đề ra là Bồ tát Diệu Âm, Quan Âm và Phổ Hiền. Bồ tát Diệu Âm không thường xuyên ở Ta bà, vì dù có tốt mấy mà ở lâu, họ cũng xem thường. Vì thế, đủ duyên thì Bồ tát Diệu Âm xuất hiện và ngài hiện hữu như một đóa sen tỏa hương thơm cho đời; nhưng mãn duyên, ngài nhẹ nhàng ra đi, không quan tâm đến việc khen thưởng. Chúng ta tu hành theo hạnh của Diệu Âm cần nhớ ý này. Nơi nào cần, chúng ta đến và giúp đỡ xong, trở về bổn độ, đừng ở lâu dễ sanh phiền não.
Bồ tát gương mẫu thứ hai là ngài Quan Âm nổi danh ở thế giới Ta bà. Mọi người lễ lạy, tôn thờ ngài, cầu xin ngài gia hộ; vì Bồ tát này rất đa năng, đa dạng. Ngài xuất hiện ở khắp mọi nơi dưới mọi dạng hình, không có hình cố định, mới có thể đáp ứng mọi yêu cầu của tất cả chúng sanh một cách tự tại. Thiết nghĩ ở thế giới Ta bà muôn mặt, muốn được chấp nhận phải đổi mới luôn, không nên lập lại nhiều lần một việc y, vì người ta dễ nhàm chán. Phật Thích Ca cũng dạy trong kinh Bảo Tích rằng Phật không lập lại những gì của Phật khác nói. Bồ tát Quan Âm luôn đổi mới tương ưng với nhịp sống của chúng sanh và Bồ tát Diệu Âm chỉ xuất hiện khi chúng sanh cần đến. Đó là hai cách sống thiết thực lợi ích của hai vị Bồ tát mà chúng ta chọn để thực hành theo.
Vị thứ ba là Bồ tát Phổ Hiền rất đặc biệt. Ngài xuất hiện ở Ta bà với đầy đủ thế và lực, nghĩa là song hành với ngài luôn có vô số Bồ tát quyến thuộc và Thiên long Bát bộ hộ trì. Với uy lực như thế, Phổ Hiền thành tựu mọi việc khó khăn ở Ta bà. Theo tôi, Thiên long Bát bộ hộ trì có thể hiểu theo ngày nay là sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể và quần chúng. Thực tế cho thấy, chúng ta làm Phật sự được là nhờ quần chúng ủng hộ và chính quyền thuận theo. Ngoài ra, muốn xây dựng, phát triển, tất yếu phải có tiền của mà kinh diễn tả là Phổ Hiền Bồ tát đến đâu thì trời mưa hoa đến đó. Nói theo ngày nay là sức người, sức của đầy đủ, dễ dàng thành công.
Xưa kia Tổ Huệ Đăng hành đạo cũng có đủ thế và lực như vậy. Ngài đến vùng hoang sơ mà chẳng bao lâu, số người cầu đạo ở khắp mọi nơi đã tìm đến theo Tổ rất đông và những người đương quyền ở địa phương cũng kính mến đức hạnh của ngài, ủng hộ ngài. Đồng thời những Phật tử theo ngài cũng tăng trưởng phước báo, nên họ đã phát tâm cúng dường, xây dựng ngôi già lam khang trang trong thời kỳ đó.
Chúng ta thực hiện theo hạnh đức của Bồ tát Diệu Âm, Quan Âm và Phổ Hiền, thì ở Ta bà này cũng được an lành. Tổ sư đã vạch ra cho chúng ta phương hướng tu hành, làm đúng như Tổ dạy, nhất định đạt được kết quả tốt đẹp cho bản thân mình và giữ gìn được Tổ nghiệp, thắp sáng ngọn đèn chánh pháp trên thế gian, làm lợi ích cho chúng hữu tình.
(Bài giảng trường hạ Thiên Thai ngày 7-8-2006)