Sách
Chùa Phổ Đà đã được cố Hòa thượng Từ Hạnh xây dựng từ thập niên 70, nhưng ít ai biết chùa này. Đến thập niên 80, Ni trưởng Tịnh Thường làm Viện chủ và Ni sư Như Ngọc làm trụ trì chùa này. Lúc đó, tôi đến thăm và cầu nguyện; sau đó, mỗi mùa An cư, chùa đều tập chúng về tu học nơi đây, đặc biệt là mỗi năm, số lượng Ni chúng An cư đông hơn và chất lượng tu học cũng tốt hơn. Chất lượng tốt vì chúng An cư ở Phổ Đà phần lớn học ở Viện Phật học, hoặc tham dự khóa Giảng sư của Ban Hoằng pháp, chứng tỏ chùa này có những người tu học trong chánh pháp, trong khi một số chùa khác thường kết hợp tạp chúng gồm đủ thành phần xã hội, không mang tính cách chọn lựa như chùa Phổ Đà. Nhờ chúng thuần, nên chúng đông mà vẫn được an vui tu học. Và nhìn xa hơn, sâu hơn về chùa này sẽ thấy được nguyên nhân quan trọng. Chư Ni và Phật tử phải thấy được nhân quan trọng ấy là thấy đạo, hay thấy được pháp chân thật và từ đó khởi tu mới đạt kết quả tốt. Trước kia chùa Phổ Đà vắng, nhưng nay chùa phát triển và hoàn thành được việc đại trùng tu chùa. Chúng ta hãy suy nghĩ xem nguyên nhân nào thúc đẩy hai Ni sư làm được việc lớn như vậy.
Cơ sở vật chất quan trọng, vì thiếu nó, chúng ta không có phương tiện tu hành; nhưng tinh thần quan trọng hơn. Vì vậy, Đức Phật không bao giờ quan tâm đến cơ sở vật chất, vì theo Ngài, chánh báo đến đâu thì y báo theo đến đó. Mọi việc tốt xấu, thành bại, thiên đường hay địa ngục đều do con người quyết định, không có đấng thần linh nào quyết định thay cho ta được. Chánh báo thế nào thì y báo như vậy, nghĩa là y báo tốt hay xấu tùy thuộc ở chánh báo quyết định. Như vậy, chúng ta có thể nhận biết được chánh báo của một người bằng cách quan sát y báo của họ. Điển hình như ngài Trí Giả đại sư tu ở chùa Ngọc Tuyền, nhập Định thấy trước mặt ngài là ngôi chùa nguy nga tráng lệ, nhưng mở mắt ra là vùng đầm sình lầy. Quả đúng như vậy, sau này nơi đó được Tấn Dương Quảng (Tùy Dạng Đế) cho xây dựng ngôi chùa thật lớn. Điều đó thể hiện ý nghĩa y báo tùy ở chánh báo. Chánh báo của Trí Giả đại sư quá to lớn, nên vùng sình lầy nơi ngài ở phải trở thành ngôi đại già lam. Hoặc tôi đến thăm chùa Trực Chỉ ở Hàn Quốc là nơi xưa kia có vị phạm Tăng người Tây Trúc đã dừng chân nơi này còn là cảnh hoang sơ, chưa có người ở; nhưng ngài đã chỉ vào núi đá và nói rằng đây sẽ là ngôi đại tùng lâm. Và đúng thật, sau đó không bao lâu, vua đã cúng một ngàn năm trăm mẫu đất để xây dựng chùa và chùa này đã trở thành Pháp bảo của Hàn Quốc.
Như vậy, trong vô hình đã có chùa mà mắt thường không thấy. Ngài Trí Giả đại sư và vị phạm Tăng thấy được chùa trong Thiền định. Trên bản thể, trên chánh báo đã có thì trên y báo hay trên hiện tượng sớm muộn gì cũng hiện hữu. Người không hiểu đạo thì bôn ba tìm kiếm, nhưng vẫn không được. Người hiểu đạo thấy pháp nhĩ như thị nên ung dung tự tại mà cơ sở vật chất tự thành. Hòa thượng trụ trì chùa Trực Chỉ dẫn tôi đến thăm tòa nhà để Pháp bảo chứa đến tám mươi ngàn bản kinh gỗ, tức bộ Đại tạng kinh của Cao Ly. Tạng kinh này có rất sớm, trước bộ tạng kinh nhà Tống, nhà Thanh và nguyên bản vẫn còn giữ được đến ngày nay. Điều lạ thứ hai mà Hòa thượng trụ trì chùa này cũng không biết là tòa nhà Pháp bảo không hề có mối mọt vãng lai thăm viếng, trong khi các tòa nhà khác đã bị mối ăn hết. Và đặc biệt hơn nữa là trên mái nhà chứa tạng kinh không hề có chim chóc nào đến đậu.
Nhìn vào vô hình, vào chiều sâu thẳm của tâm hồn, của bản thể sự vật mới thấy được đạo. Tôi thường quan sát bên ngoài để thấy được bên trong, thấy y báo và chánh báo luôn tương ưng. Đầu tiên, chúng ta thấy y báo chùa trang nghiêm, chúng tu đông và Phật tử nhiều; đó là y báo thấy được bằng mắt, nhưng tìm thấy được chánh báo bên trong là gì mới quan trọng. Nhìn sâu và nhìn xa nữa thấy cốt lõi trong chùa Phổ Đà là hai Ni sư Tịnh Thường và Như Ngọc, vì con người là chính, già lam là phụ. Chánh báo của hai Ni sư này tốt lành như thế, nếu mai sau, hai vị này ra đi, chùa sẽ mất sức sống. Chánh báo của hai Ni sư là tâm hồn, đạo đức, vì cảm hóa được người chỉ có tấm lòng và đạo đức. Đức Phật vì có lòng đại từ bi, thương tưởng cho đời, nên mọi người mới đến với Ngài. Người Tây phương nghiên cứu thấy Đức Phật có điều lạ là Ngài luôn quan tâm, săn sóc những người nghèo cùng, đau khổ, bất hạnh; nhưng hàng vua quan lại quan tâm đến Ngài. Tấm lòng từ bi trên tinh thần vô ngã của Đức Phật thực là tuyệt vời, có sức thu hút và cảm hóa được mọi người, mọi loài.
Từ bi vô ngã là chúng ta sống vì mọi người, vì Phật pháp, quên mất cá nhân mình. Nếu các cô làm trên hữu ngã thì có nhiều việc khó chấp nhận được. Tôi cũng nghiệm thấy những điều khó chấp nhận, nhưng Phật làm được, vì Ngài làm bằng tâm vô ngã; còn tâm chấp ngã thì chắc chắn không thể làm nổi. Chỉ vì lòng thương tưởng cho đời mà Phật không hề nhớ đến bản thân Ngài. Vì vậy, cuộc đời đối xử thế nào chăng nữa, Phật vẫn thương và cứu độ mọi người. Cũng vậy, vị trụ trì thương chúng, lo cho chúng, thì chúng Tăng tự tìm đến, theo họ; đất lành chim đậu là ý này. Đức Phật thành tựu Pháp thân, vì Ngài coi chúng sanh là mình, nên lo cho chúng sanh và chúng sanh trở thành Pháp thân Phật.
Tấm lòng của hai Ni sư xây dựng chùa Phổ Đà rộng rãi, vì muốn tạo chỗ ở cho chư Ni tụ họp, tu hành; còn bản thân hai Ni sư ở am cốc cũng đủ. Vì lòng bao dung như vậy mà chư Ni mới tới đây tu học. Từ chánh báo của hai Ni sư tạo thành y báo là chùa và đại chúng đến đây. Và trải qua quá trình tu hành, thống nhất thành một thể, tạo thành chánh báo lớn hơn nữa là chánh báo của cả đại chúng. Chánh báo của cả trăm người tu học ở đây thấy được bên ngoài, nhưng cái gì hiện hữu trong tâm của Ni chúng mới quan trọng. Vì Phật dạy cái gì sanh thì có diệt, chùa lớn đến mấy cũng có ngày suy sụp, người đông mấy cũng có lúc phải chia tay. Vì vậy, nhìn bề ngoài không quan trọng bằng tâm bên trong của đại chúng, đó là bản thể sự vật.
Những người đến đây tu học có cùng một mục đích hay không. Nếu người đến đây mang nhiều mục tiêu khác nhau thì sớm muộn gì chùa cũng tan hoại. Như xưa kia chùa Ấn Quang là Phật học đường Nam Việt, nên những người đến với mục đích duy nhất là tu học, không nghĩ gì khác. Vì vậy, những vị xuất thân từ Phật học đường Nam Việt hầu hết thành tài, làm nên sự nghiệp. Những vị còn hiện diện như Hòa thượng Thanh Từ, Hòa thượng Từ Thông, Hòa thượng Huyền Vi là lớp đầu tiên của trường này. Đến để tu thì đạo đức tăng trưởng, đến để học thì tri thức rộng lớn thêm. Ngược lại, nếu đại chúng có mục tiêu không đồng nhau thì dễ xảy ra tranh chấp đáng sợ.
Phật dạy chúng ta tu học, nhưng học gì, tu gì mới là việc quan trọng. Tôi nhờ lúc còn nhỏ thấy ở chùa Ấn Quang có câu đối rằng học chân thật nghĩa như thị văn, như thị tư, như thị tu trì. Học cho được chân thật nghĩa là gì? Đức Phật xuất gia tìm được nghĩa chân thật là sự thật tạo nên an lạc và khổ đau. Ngài là người đầu tiên tìm được nguyên nhân dẫn mọi người mọi loài đến khổ đau và an lạc. Vì vậy, Ngài nói tất cả việc do ta quyết định. Phật gọi đó là bốn chân lý không thay đổi: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chúng ta học được chân thật nghĩa hay bốn chân lý ấy là học được rằng con người khổ đau, thế giới khổ đau và nguyên nhân dẫn đến khổ đau, thế giới an lạc hay Niết bàn và con đường dẫn đến Niết bàn mà ta thể nghiệm được ngay trong cuộc sống chúng ta.
Nguyên nhân dẫn đến khổ đau là lòng tham lam, sân hận, kiêu căng, tự mãn, khinh người, v.v… Bài học này của Phật mà tôi tâm đắc và chấp nhận ngay từ đầu. Theo kinh nghiệm tu hành của tôi, muốn hết khổ đau là chấp nhận hay tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh, như vậy là tôi được giải thoát ngay. Tại sao tôn trọng và chấp nhận ý kiến của người. Vì ta thấy rõ được nghiệp sâu xa của từng người, nguyên nhân bên trong như vậy thì phải hiện rõ bên ngoài như vậy. Ý này được kinh Pháp Hoa diễn tả là pháp nhĩ như thị. Tôi thấy người nói xấu hay khen ngợi mình đều đúng sự thật. Đức Phật thấy nguyên nhân nào người phỉ báng hay kính trọng Ngài, nên Phật hoàn toàn thanh thản trong cuộc sống là giải thoát. Người tu lấy giải thoát làm chính, thanh thản giữa cuộc đời, không dao động với lời khen chê; vì nhận chân được người đó thì phải nói vậy, làm vậy, không thể khác. Có Thầy nói rằng con quạ đen, con cò trắng. Ta chấp nhận cái đen của quạ là sự thật, muốn nó trắng sao được, không thể bẻ cong được. Khỉ mặc áo người cũng vẫn là khỉ. Nhìn kỹ thấy đúng sự thật và tôn trọng thế giới sanh diệt là vậy. Người cũng có cao, ốm, mập, trắng, thấp, đen, khác nhau và các loài cũng không giống nhau. Thấy đúng như chúng hiện hữu là thấy được sự thật, còn ta bóp méo sự thật, muốn tất cả đều cao trắng, khỏe mạnh… thì thế giới không thể hoàn toàn như vậy. Có người thanh liêm cũng có người tham nhũng, tất nhiên mọi việc đều có hậu quả tương ưng của nó.
Đối với tôi, tôn trọng sự thật là tôn trọng cuộc sống, niềm tin của mọi người, bắt họ theo ta là vô lý. Mỗi người, mỗi loài đều có nghiệp riêng, ta giúp được gì thì giúp, bắt họ cạo đầu theo ta là sai lầm lớn, hoặc đệ tử bỏ đi thì Trụ trì buồn khổ. Xuất gia là họ tự nguyện phát tâm, đừng tầm thường hóa đạo của chúng ta mà phạm tội lớn. Tôi ít khuyên người xuất gia, vì nhận thấy họ chưa muốn tu hay không thích hợp với đời sống xuất gia. Theo tôi, xuất gia hay tu theo Tam thừa giáo quá quý báu, nên khó có những người trần gian đi theo con đường này được. Phần lớn, tu theo nhân thừa và Thiên thừa thì dễ hơn. Tu Thanh văn, Duyên giác khó lắm, tưởng dễ nhưng ta làm không kết quả hay kết quả ngược lại thì tai hại vô cùng.
Thanh văn thừa là xuất gia làm Tăng Ni. Nhiều người già xin xuất gia và lại đòi thọ giới Tỳ kheo để tu là tham lam quá. Ta nghĩ thế nào về Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni. Tư cách Tỳ kheo rất quan trọng, không khéo ta làm giảm giá trị của người xuất gia. Ai tu cũng được, tại sao phải thọ giới Tỳ kheo mới là tu. Xưa kia ngài Tối Trừng là Tổ sư tông Thiên Thai của Nhật Bản, đến 60 tuổi, ngài xin xả giới Tỳ kheo, mặc dù được vua phong là Truyền Giáo đại sư. Vì ngài nói rõ là không giữ được giới Tỳ kheo, nên không dám lãnh thọ. Các cô nghĩ sao? Một vị đại Tăng, đại Pháp sư tự quyết định không làm Tỳ kheo, vì sợ thọ giới không giữ được sẽ phạm tội phá pháp, đọa ba đường ác, không cứu được. Chúng ta xuất gia có làm tròn ba việc là xuất thế tục, xuất phiền não và xuất tam giới hay không. Có người xuất gia rồi xin về nhà ở là sai lầm lớn, là điều cấm kỵ nhất chúng ta phải nhớ.
Chúng xuất gia còn điều nữa rất quan trọng mà ở đây muốn duy trì được chúng, phải tôn trọng. Chúng xuất gia mang tính cách xuất thế, nên phải tôn trọng pháp Lục hòa. Không tôn trọng Lục hòa, không là Tăng chúng, mà trở thành ngoại đạo, không phải đệ tử Phật. Chúng xuất gia phải cùng sống chung, cùng tu chung. Đến giờ học, tụng kinh, Thiền quán, ăn ngủ, lao động, hay làm gì thì mọi người trong chúng đều làm như vậy, không thể nại lý do gì để làm khác. Ngày nay, chỉ còn Thiền viện Trúc Lâm của Hòa thượng Thanh Từ, hoặc rất ít chùa còn giữ được quy tắc này. Quần áo, cơm nước, tiền bạc đều do chùa quản lý, cung cấp cho đại chúng, là đúng kiểu mẫu của người xuất gia: Tăng vô nhất vật. Chỉ được giữ đồ dùng cá nhân đơn sơ như kem và bàn chải đánh răng, hay khăn mặt, bình bát… Thanh tịnh chúng được xây dựng như vậy thì Phật pháp hưng thạnh. Đối với người không chịu nổi thanh quy Thiền đường thì phải ở chúng ngoại Thiền là người chưa tròn hạnh.
Thời xưa, phải đạt quả Tu đà hoàn mới được coi là thanh tịnh và được nhập chúng để cùng tu. Những người không thông minh, bệnh hoạn, tánh tình không dễ thương thì không được ở trong chúng. Tánh tình hiền hòa, thông minh, khỏe mạnh, nhiếp thọ được chánh pháp là những tiêu chuẩn của Tỳ kheo. Những tiêu chuẩn này cao quá, ta không đạt được thì phải ở ngoại chúng tu hành. Nguyên tắc dứt khoát phải vậy thì chúng thuần tịnh, Phật pháp mới còn lâu dài. Vì vậy, Đức Phật dung cho những người được mặt này, mất mặt kia có thể tu riêng trong hang núi, cốc am gọi là Độc giác. Vì họ sống chung đụng chạm, nên được phép ở riêng; nhưng phải gia công tu Thiền quán, xóa buồn phiền, bực bội trong lòng. Thực tập Thiền quán để phát sanh trí tuệ, thấy đúng sự thật và tâm hồn trở thành tốt lành, sau đó mới vào chúng tu được.
Chúng tu riêng và chúng tu tập thể, cả hai chúng này đều phải hoàn thiện tư cách Tỳ kheo, nghĩa là có tâm trí trong sáng, tình thương bao la và sức khỏe tốt, mới bước sang hành Bồ tát đạo. Tu Bồ tát pháp phải có tấm lòng vị tha vô ngã, sức khỏe tốt và thông minh mới chịu đựng được khổ nhục của cuộc đời đổ trút lên ta trên bước đường giáo hóa độ sanh. Có người hiểu lầm rằng thọ Tỳ kheo thì phải thọ Bồ tát giới để khỏi tội. Thực sự thọ Tỳ kheo phải đạt tiêu chuẩn cao như vừa nói, mới thọ giới Bồ tát để bước sang giai đoạn cứu đời, vì thực sự có đạo đức và tri thức cao mới thuyết phục được người, dạy được họ. Đó là việc làm của Tam thừa giáo mà Đức Phật đề ra cho hàng Thánh chúng. Người bình thường không tròn tư cách nhân thừa thì làm Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni sao được.
Việc quan trọng của chúng xuất gia là phải tu hạnh Thanh văn để xóa được nghiệp chướng trần lao. Khi tất cả đều thanh tịnh thì đại chúng cùng sống trên dạng bản thể, cùng hợp nhất, tạo thành chánh pháp của tập thể; tuy cả trăm người, nhưng thành một khối có sức mạnh tập thể mở rộng lực chi phối đến bên ngoài. Còn chúng không hòa hợp, không an vui trong chánh pháp thì sẽ gây buồn phiền, đụng chạm và biến thành phiền não; ở trong nhà Phật pháp giải thoát mà phiền não sanh ra thì không thể nào cứu được. Cầu mong chư Ni chùa Phổ Đà nỗ lực tu hành để phát triển chánh báo, đạt được thành quả của hàng Thanh văn xuất gia như Đức Phật đã dạy, ngõ hầu ngôi chùa vật chất theo đó mở rộng hơn nữa để làm lợi lạc cho chúng hữu tình.
(Bài giảng tại lễ khánh thành chùa Phổ Đà, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, ngày 7-4-2002)
Cơ sở vật chất quan trọng, vì thiếu nó, chúng ta không có phương tiện tu hành; nhưng tinh thần quan trọng hơn. Vì vậy, Đức Phật không bao giờ quan tâm đến cơ sở vật chất, vì theo Ngài, chánh báo đến đâu thì y báo theo đến đó. Mọi việc tốt xấu, thành bại, thiên đường hay địa ngục đều do con người quyết định, không có đấng thần linh nào quyết định thay cho ta được. Chánh báo thế nào thì y báo như vậy, nghĩa là y báo tốt hay xấu tùy thuộc ở chánh báo quyết định. Như vậy, chúng ta có thể nhận biết được chánh báo của một người bằng cách quan sát y báo của họ. Điển hình như ngài Trí Giả đại sư tu ở chùa Ngọc Tuyền, nhập Định thấy trước mặt ngài là ngôi chùa nguy nga tráng lệ, nhưng mở mắt ra là vùng đầm sình lầy. Quả đúng như vậy, sau này nơi đó được Tấn Dương Quảng (Tùy Dạng Đế) cho xây dựng ngôi chùa thật lớn. Điều đó thể hiện ý nghĩa y báo tùy ở chánh báo. Chánh báo của Trí Giả đại sư quá to lớn, nên vùng sình lầy nơi ngài ở phải trở thành ngôi đại già lam. Hoặc tôi đến thăm chùa Trực Chỉ ở Hàn Quốc là nơi xưa kia có vị phạm Tăng người Tây Trúc đã dừng chân nơi này còn là cảnh hoang sơ, chưa có người ở; nhưng ngài đã chỉ vào núi đá và nói rằng đây sẽ là ngôi đại tùng lâm. Và đúng thật, sau đó không bao lâu, vua đã cúng một ngàn năm trăm mẫu đất để xây dựng chùa và chùa này đã trở thành Pháp bảo của Hàn Quốc.
Như vậy, trong vô hình đã có chùa mà mắt thường không thấy. Ngài Trí Giả đại sư và vị phạm Tăng thấy được chùa trong Thiền định. Trên bản thể, trên chánh báo đã có thì trên y báo hay trên hiện tượng sớm muộn gì cũng hiện hữu. Người không hiểu đạo thì bôn ba tìm kiếm, nhưng vẫn không được. Người hiểu đạo thấy pháp nhĩ như thị nên ung dung tự tại mà cơ sở vật chất tự thành. Hòa thượng trụ trì chùa Trực Chỉ dẫn tôi đến thăm tòa nhà để Pháp bảo chứa đến tám mươi ngàn bản kinh gỗ, tức bộ Đại tạng kinh của Cao Ly. Tạng kinh này có rất sớm, trước bộ tạng kinh nhà Tống, nhà Thanh và nguyên bản vẫn còn giữ được đến ngày nay. Điều lạ thứ hai mà Hòa thượng trụ trì chùa này cũng không biết là tòa nhà Pháp bảo không hề có mối mọt vãng lai thăm viếng, trong khi các tòa nhà khác đã bị mối ăn hết. Và đặc biệt hơn nữa là trên mái nhà chứa tạng kinh không hề có chim chóc nào đến đậu.
Nhìn vào vô hình, vào chiều sâu thẳm của tâm hồn, của bản thể sự vật mới thấy được đạo. Tôi thường quan sát bên ngoài để thấy được bên trong, thấy y báo và chánh báo luôn tương ưng. Đầu tiên, chúng ta thấy y báo chùa trang nghiêm, chúng tu đông và Phật tử nhiều; đó là y báo thấy được bằng mắt, nhưng tìm thấy được chánh báo bên trong là gì mới quan trọng. Nhìn sâu và nhìn xa nữa thấy cốt lõi trong chùa Phổ Đà là hai Ni sư Tịnh Thường và Như Ngọc, vì con người là chính, già lam là phụ. Chánh báo của hai Ni sư này tốt lành như thế, nếu mai sau, hai vị này ra đi, chùa sẽ mất sức sống. Chánh báo của hai Ni sư là tâm hồn, đạo đức, vì cảm hóa được người chỉ có tấm lòng và đạo đức. Đức Phật vì có lòng đại từ bi, thương tưởng cho đời, nên mọi người mới đến với Ngài. Người Tây phương nghiên cứu thấy Đức Phật có điều lạ là Ngài luôn quan tâm, săn sóc những người nghèo cùng, đau khổ, bất hạnh; nhưng hàng vua quan lại quan tâm đến Ngài. Tấm lòng từ bi trên tinh thần vô ngã của Đức Phật thực là tuyệt vời, có sức thu hút và cảm hóa được mọi người, mọi loài.
Từ bi vô ngã là chúng ta sống vì mọi người, vì Phật pháp, quên mất cá nhân mình. Nếu các cô làm trên hữu ngã thì có nhiều việc khó chấp nhận được. Tôi cũng nghiệm thấy những điều khó chấp nhận, nhưng Phật làm được, vì Ngài làm bằng tâm vô ngã; còn tâm chấp ngã thì chắc chắn không thể làm nổi. Chỉ vì lòng thương tưởng cho đời mà Phật không hề nhớ đến bản thân Ngài. Vì vậy, cuộc đời đối xử thế nào chăng nữa, Phật vẫn thương và cứu độ mọi người. Cũng vậy, vị trụ trì thương chúng, lo cho chúng, thì chúng Tăng tự tìm đến, theo họ; đất lành chim đậu là ý này. Đức Phật thành tựu Pháp thân, vì Ngài coi chúng sanh là mình, nên lo cho chúng sanh và chúng sanh trở thành Pháp thân Phật.
Tấm lòng của hai Ni sư xây dựng chùa Phổ Đà rộng rãi, vì muốn tạo chỗ ở cho chư Ni tụ họp, tu hành; còn bản thân hai Ni sư ở am cốc cũng đủ. Vì lòng bao dung như vậy mà chư Ni mới tới đây tu học. Từ chánh báo của hai Ni sư tạo thành y báo là chùa và đại chúng đến đây. Và trải qua quá trình tu hành, thống nhất thành một thể, tạo thành chánh báo lớn hơn nữa là chánh báo của cả đại chúng. Chánh báo của cả trăm người tu học ở đây thấy được bên ngoài, nhưng cái gì hiện hữu trong tâm của Ni chúng mới quan trọng. Vì Phật dạy cái gì sanh thì có diệt, chùa lớn đến mấy cũng có ngày suy sụp, người đông mấy cũng có lúc phải chia tay. Vì vậy, nhìn bề ngoài không quan trọng bằng tâm bên trong của đại chúng, đó là bản thể sự vật.
Những người đến đây tu học có cùng một mục đích hay không. Nếu người đến đây mang nhiều mục tiêu khác nhau thì sớm muộn gì chùa cũng tan hoại. Như xưa kia chùa Ấn Quang là Phật học đường Nam Việt, nên những người đến với mục đích duy nhất là tu học, không nghĩ gì khác. Vì vậy, những vị xuất thân từ Phật học đường Nam Việt hầu hết thành tài, làm nên sự nghiệp. Những vị còn hiện diện như Hòa thượng Thanh Từ, Hòa thượng Từ Thông, Hòa thượng Huyền Vi là lớp đầu tiên của trường này. Đến để tu thì đạo đức tăng trưởng, đến để học thì tri thức rộng lớn thêm. Ngược lại, nếu đại chúng có mục tiêu không đồng nhau thì dễ xảy ra tranh chấp đáng sợ.
Phật dạy chúng ta tu học, nhưng học gì, tu gì mới là việc quan trọng. Tôi nhờ lúc còn nhỏ thấy ở chùa Ấn Quang có câu đối rằng học chân thật nghĩa như thị văn, như thị tư, như thị tu trì. Học cho được chân thật nghĩa là gì? Đức Phật xuất gia tìm được nghĩa chân thật là sự thật tạo nên an lạc và khổ đau. Ngài là người đầu tiên tìm được nguyên nhân dẫn mọi người mọi loài đến khổ đau và an lạc. Vì vậy, Ngài nói tất cả việc do ta quyết định. Phật gọi đó là bốn chân lý không thay đổi: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chúng ta học được chân thật nghĩa hay bốn chân lý ấy là học được rằng con người khổ đau, thế giới khổ đau và nguyên nhân dẫn đến khổ đau, thế giới an lạc hay Niết bàn và con đường dẫn đến Niết bàn mà ta thể nghiệm được ngay trong cuộc sống chúng ta.
Nguyên nhân dẫn đến khổ đau là lòng tham lam, sân hận, kiêu căng, tự mãn, khinh người, v.v… Bài học này của Phật mà tôi tâm đắc và chấp nhận ngay từ đầu. Theo kinh nghiệm tu hành của tôi, muốn hết khổ đau là chấp nhận hay tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh, như vậy là tôi được giải thoát ngay. Tại sao tôn trọng và chấp nhận ý kiến của người. Vì ta thấy rõ được nghiệp sâu xa của từng người, nguyên nhân bên trong như vậy thì phải hiện rõ bên ngoài như vậy. Ý này được kinh Pháp Hoa diễn tả là pháp nhĩ như thị. Tôi thấy người nói xấu hay khen ngợi mình đều đúng sự thật. Đức Phật thấy nguyên nhân nào người phỉ báng hay kính trọng Ngài, nên Phật hoàn toàn thanh thản trong cuộc sống là giải thoát. Người tu lấy giải thoát làm chính, thanh thản giữa cuộc đời, không dao động với lời khen chê; vì nhận chân được người đó thì phải nói vậy, làm vậy, không thể khác. Có Thầy nói rằng con quạ đen, con cò trắng. Ta chấp nhận cái đen của quạ là sự thật, muốn nó trắng sao được, không thể bẻ cong được. Khỉ mặc áo người cũng vẫn là khỉ. Nhìn kỹ thấy đúng sự thật và tôn trọng thế giới sanh diệt là vậy. Người cũng có cao, ốm, mập, trắng, thấp, đen, khác nhau và các loài cũng không giống nhau. Thấy đúng như chúng hiện hữu là thấy được sự thật, còn ta bóp méo sự thật, muốn tất cả đều cao trắng, khỏe mạnh… thì thế giới không thể hoàn toàn như vậy. Có người thanh liêm cũng có người tham nhũng, tất nhiên mọi việc đều có hậu quả tương ưng của nó.
Đối với tôi, tôn trọng sự thật là tôn trọng cuộc sống, niềm tin của mọi người, bắt họ theo ta là vô lý. Mỗi người, mỗi loài đều có nghiệp riêng, ta giúp được gì thì giúp, bắt họ cạo đầu theo ta là sai lầm lớn, hoặc đệ tử bỏ đi thì Trụ trì buồn khổ. Xuất gia là họ tự nguyện phát tâm, đừng tầm thường hóa đạo của chúng ta mà phạm tội lớn. Tôi ít khuyên người xuất gia, vì nhận thấy họ chưa muốn tu hay không thích hợp với đời sống xuất gia. Theo tôi, xuất gia hay tu theo Tam thừa giáo quá quý báu, nên khó có những người trần gian đi theo con đường này được. Phần lớn, tu theo nhân thừa và Thiên thừa thì dễ hơn. Tu Thanh văn, Duyên giác khó lắm, tưởng dễ nhưng ta làm không kết quả hay kết quả ngược lại thì tai hại vô cùng.
Thanh văn thừa là xuất gia làm Tăng Ni. Nhiều người già xin xuất gia và lại đòi thọ giới Tỳ kheo để tu là tham lam quá. Ta nghĩ thế nào về Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni. Tư cách Tỳ kheo rất quan trọng, không khéo ta làm giảm giá trị của người xuất gia. Ai tu cũng được, tại sao phải thọ giới Tỳ kheo mới là tu. Xưa kia ngài Tối Trừng là Tổ sư tông Thiên Thai của Nhật Bản, đến 60 tuổi, ngài xin xả giới Tỳ kheo, mặc dù được vua phong là Truyền Giáo đại sư. Vì ngài nói rõ là không giữ được giới Tỳ kheo, nên không dám lãnh thọ. Các cô nghĩ sao? Một vị đại Tăng, đại Pháp sư tự quyết định không làm Tỳ kheo, vì sợ thọ giới không giữ được sẽ phạm tội phá pháp, đọa ba đường ác, không cứu được. Chúng ta xuất gia có làm tròn ba việc là xuất thế tục, xuất phiền não và xuất tam giới hay không. Có người xuất gia rồi xin về nhà ở là sai lầm lớn, là điều cấm kỵ nhất chúng ta phải nhớ.
Chúng xuất gia còn điều nữa rất quan trọng mà ở đây muốn duy trì được chúng, phải tôn trọng. Chúng xuất gia mang tính cách xuất thế, nên phải tôn trọng pháp Lục hòa. Không tôn trọng Lục hòa, không là Tăng chúng, mà trở thành ngoại đạo, không phải đệ tử Phật. Chúng xuất gia phải cùng sống chung, cùng tu chung. Đến giờ học, tụng kinh, Thiền quán, ăn ngủ, lao động, hay làm gì thì mọi người trong chúng đều làm như vậy, không thể nại lý do gì để làm khác. Ngày nay, chỉ còn Thiền viện Trúc Lâm của Hòa thượng Thanh Từ, hoặc rất ít chùa còn giữ được quy tắc này. Quần áo, cơm nước, tiền bạc đều do chùa quản lý, cung cấp cho đại chúng, là đúng kiểu mẫu của người xuất gia: Tăng vô nhất vật. Chỉ được giữ đồ dùng cá nhân đơn sơ như kem và bàn chải đánh răng, hay khăn mặt, bình bát… Thanh tịnh chúng được xây dựng như vậy thì Phật pháp hưng thạnh. Đối với người không chịu nổi thanh quy Thiền đường thì phải ở chúng ngoại Thiền là người chưa tròn hạnh.
Thời xưa, phải đạt quả Tu đà hoàn mới được coi là thanh tịnh và được nhập chúng để cùng tu. Những người không thông minh, bệnh hoạn, tánh tình không dễ thương thì không được ở trong chúng. Tánh tình hiền hòa, thông minh, khỏe mạnh, nhiếp thọ được chánh pháp là những tiêu chuẩn của Tỳ kheo. Những tiêu chuẩn này cao quá, ta không đạt được thì phải ở ngoại chúng tu hành. Nguyên tắc dứt khoát phải vậy thì chúng thuần tịnh, Phật pháp mới còn lâu dài. Vì vậy, Đức Phật dung cho những người được mặt này, mất mặt kia có thể tu riêng trong hang núi, cốc am gọi là Độc giác. Vì họ sống chung đụng chạm, nên được phép ở riêng; nhưng phải gia công tu Thiền quán, xóa buồn phiền, bực bội trong lòng. Thực tập Thiền quán để phát sanh trí tuệ, thấy đúng sự thật và tâm hồn trở thành tốt lành, sau đó mới vào chúng tu được.
Chúng tu riêng và chúng tu tập thể, cả hai chúng này đều phải hoàn thiện tư cách Tỳ kheo, nghĩa là có tâm trí trong sáng, tình thương bao la và sức khỏe tốt, mới bước sang hành Bồ tát đạo. Tu Bồ tát pháp phải có tấm lòng vị tha vô ngã, sức khỏe tốt và thông minh mới chịu đựng được khổ nhục của cuộc đời đổ trút lên ta trên bước đường giáo hóa độ sanh. Có người hiểu lầm rằng thọ Tỳ kheo thì phải thọ Bồ tát giới để khỏi tội. Thực sự thọ Tỳ kheo phải đạt tiêu chuẩn cao như vừa nói, mới thọ giới Bồ tát để bước sang giai đoạn cứu đời, vì thực sự có đạo đức và tri thức cao mới thuyết phục được người, dạy được họ. Đó là việc làm của Tam thừa giáo mà Đức Phật đề ra cho hàng Thánh chúng. Người bình thường không tròn tư cách nhân thừa thì làm Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni sao được.
Việc quan trọng của chúng xuất gia là phải tu hạnh Thanh văn để xóa được nghiệp chướng trần lao. Khi tất cả đều thanh tịnh thì đại chúng cùng sống trên dạng bản thể, cùng hợp nhất, tạo thành chánh pháp của tập thể; tuy cả trăm người, nhưng thành một khối có sức mạnh tập thể mở rộng lực chi phối đến bên ngoài. Còn chúng không hòa hợp, không an vui trong chánh pháp thì sẽ gây buồn phiền, đụng chạm và biến thành phiền não; ở trong nhà Phật pháp giải thoát mà phiền não sanh ra thì không thể nào cứu được. Cầu mong chư Ni chùa Phổ Đà nỗ lực tu hành để phát triển chánh báo, đạt được thành quả của hàng Thanh văn xuất gia như Đức Phật đã dạy, ngõ hầu ngôi chùa vật chất theo đó mở rộng hơn nữa để làm lợi lạc cho chúng hữu tình.
(Bài giảng tại lễ khánh thành chùa Phổ Đà, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, ngày 7-4-2002)