Sách
Kinh Di Đà tôi soạn nhằm mục tiêu giúp cho nhiều người hiểu và thực hành được pháp môn Tịnh độ để đạt kết quả tốt trong hiện tại và lợi lạc cho việc tu hành ngay cả sau khi xả bỏ thân này. Đức Phật dạy có được thân người là việc khó, gặp được Phật pháp còn khó hơn và tu hành thăng tiến đạo quả thì càng khó hơn nữa, khó hơn tất cả mọi cái khó. Chúng ta đã được hai việc khó trước và việc khó thứ ba, chúng ta cố vượt qua để đạt đến cứu cánh là quả vị Phật.
Đức Phật quán sát căn cơ, trình độ chúng sanh, Ngài thấy hàng thượng căn thượng trí rất hiếm và họ là đối tượng Phật dạy trong hội Hoa Nghiêm và hội Pháp Hoa. Ngài Hiền Thủ ví Đức Phật Thành đạo như mặt trời mới mọc chiếu sáng trên đỉnh núi. Và kinh Hoa Nghiêm tiêu biểu cho trí tuệ tuyệt vời của Phật, chỉ có Bồ tát mười phương nghe được, mà đại diện là Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền đóng vai trò chủ yếu để truyền lại cho các Bồ tát quyến thuộc. Nhưng sau thời Hoa Nghiêm, Phật nhận thấy ở nhân gian không ai tiếp thu được, Ngài tự nghĩ chư Phật ra đời không phải để thuyết giảng cho Bồ tát mười phương, nhưng chủ yếu là giảng dạy con người.
Vì vậy, Phật mới từ Bồ đề đạo tràng xuống Lộc Uyển triển khai Tứ Thánh đế để nói những gì gần gũi với con người thì họ mới hiểu và chấp nhận được. Đó là phương tiện huệ mà Phật sử dụng để triển khai giáo lý. Tư cách của Phật cao thượng tuyệt vời và hiểu biết của Ngài siêu tuyệt, nhưng phải giản dị hóa các pháp cho mọi người thông hiểu.
Trải qua mười hai năm, Phật giảng dạy Tứ Thánh đế, người nghe tin, chấp nhận được và cũng có một số người tu đắc đạo, nhờ nương theo Tứ Thánh đế được giải thoát, ra khỏi sanh tử, chứng quả vị A la hán. Tiếp theo, Phật nâng trình độ tu của các đối tượng đó lên bằng cách giảng kinh Bát Nhã, đưa họ đến quả chứng Vô sanh hiện tại; đó là thành quả tu của hàng Thánh chúng. Nhưng khi Phật đến thành Xá Vệ, mọi người thấy Hiền Thánh tu đắc đạo, được cung kính, nên rất nhiều người muốn được như vậy mới theo Phật tu. Nhưng họ không thể giống hàng Thánh chúng được, vì sự thật Thánh chúng không phải mới theo tu với Phật đời này, mà họ đã từng theo Phật tu từ thời quá khứ xa xưa là thời Phật Đại Thông Trí Thắng. Và trong quá trình hành Bồ tát đạo, Phật đã từng độ những người này. Như vậy, có thể nói một ngàn hai trăm năm mươi vị La hán đã tu nhiều đời trước, nên nay nghe theo lời Phật dạy và thực hành có kết quả liền. Trong khi đa số quần chúng cũng được xuất gia, mặc áo giải thoát, nhưng tâm không giải thoát, vì họ chỉ mới phát tâm. Tất nhiên họ thực hành pháp không nổi, đó là hàng hạ căn hạ trí được sống chung với Thánh chúng, được hưởng quyền lợi bình đẳng theo tinh thần Lục hòa của Phật. Tuy nhiên, đối với giáo pháp cao siêu của Phật thì chỉ có hàng thượng căn thượng trí lãnh hội được, còn họ thì khổ sở trong giáo pháp. Thật vậy, thực tế cho chúng ta thấy rõ điều này, ngồi chứng trai thì ai cũng giống nhau, nhưng ngồi Thiền thì khác, vì có người thâm nhập pháp được hỷ lạc, có người ngủ gật, hay mỏi mệt chờ đổ kiểng để được nghỉ. Hoặc có người đọc kinh không chán, nhưng cũng có người đọc kinh mà kinh một đường, họ một ngả. Tu như vậy, thì càng tu càng đi xuống, quý Ni cần cân nhắc.
Phật thuyết pháp giúp cho một số người thăng hoa, nhưng cũng có một số người bị đọa, vì thấy người khác tu, được cung kính, cúng dường; còn họ ở chùa lâu, không ai kính trọng họ, nên sanh tâm ganh tức. Đức Phật nói về tiền thân của đệ tử của Xá Lợi Phất để nhắc nhở chúng ta không nên phạm lỗi này. Trong một kiếp quá khứ, vị đệ tử này làm Trụ trì một ngôi chùa lớn. Về việc này, các Trụ trì thời nay cần lưu ý. Là Trụ trì chùa cần nhớ rằng chùa do Thầy Tổ xây dựng để lại, chúng ta kế thế. Phải thấy rõ là công đức của Thầy, của Tổ rất lớn, nhờ trải qua quá trình tu hành mới được cúng dường, xây dựng được chùa. Người sau chỉ kế thừa sự nghiệp vật chất, nghĩ chùa của ta mà hưởng thụ, nên tu lâu theo cách này sẽ bị đọa. Thầy, Tổ từ không làm nên có và chúng ta từ có làm tốt đẹp thêm, sao lại để xuống cấp và khởi ý niệm ganh tỵ với người khác.
Ai làm Trụ trì nên nhớ ý này, Trụ trì không được cúng dường, nhưng họ lại tìm Thầy không chức vụ ở chùa để cúng dường; nếu Trụ trì tức giận là phạm sai lầm lớn, về sau bị đọa. Đệ tử của Xá Lợi Phất làm Trụ trì mà không được cúng dường, trong khi một vị Thầy đã đắc quả La hán, nên có nội lực thu hút được quần chúng. Thu hút được quần chúng nhờ hai lực tác động, một là Phật lực và hai là ma lực. Phật lực gia bị thì thu hút được quần chúng thánh thiện đến với ta, ma lực tác động thì khiến người đến xúi ta làm việc ác. Có cô trì chú có người theo mà thấy họ mặt xanh nanh bạc, coi chừng đó là ác ma có thể giúp được một số việc, nhưng họ hại nhiều hơn và cuối cuộc đời thường trở thành thân tàn ma dại. Ngọn cờ của Đức Phật giương lên để mọi người được an vui, giải thoát; ngọn cờ của ma thì tác động cho người hơn thua, đấu tranh, giết chóc nhau.
Tiền thân của đệ tử Xá Lợi Phất làm thầy Trụ trì không được quần chúng thương kính, khởi tâm sân hận. Trên bước đường tu, các cô tham lam, sân hận là đã bị ác ma dựa. Vì vậy, tu hành phải cố đoạn tham sân, phiền não; nếu khởi lên ác niệm thì ác ma sẽ đến tác động, xúi giục làm chúng ta tăng trưởng tham sân, phiền não, hơn thua phải trái.
Khi Phật tử không thích vị Trụ trì này và thương kính Thầy tu thực sự thì ông Trụ trì càng bực tức, ghét vị Thầy nọ hơn nữa. Có người đến hỏi đạo vị Thánh, thì Trụ trì cho biết không có ở chùa, họ nhờ chuyển phẩm vật cúng dường đến vị Thánh thì thầy Trụ trì lại vứt đi. Một hôm có vị đại thí chủ thỉnh vị La hán chứng trai cũng phải mời Trụ trì, vì sợ mất lòng. Các cô phải suy nghĩ việc này, không phải người mời thỉnh ta vì quý trọng, nhưng vì sợ làm mất lòng ta mà mời. Đối với tôi, như vậy thì không nên đi, vì ta không cần miếng ăn.
Thí chủ dặn Trụ trì thỉnh Thánh Tăng chứng trai, nhưng Trụ trì không mời và họ lại nhờ Trụ trì mang thức ăn về cúng dường Thánh Tăng; nhưng ông này tức giận, nên nửa đường ném đồ cúng xuống sông. Khi thầy Trụ trì chết, bị đọa và tái sanh lại thì gặp Xá Lợi Phất mới theo ngài tu hành. Có điều lạ là khi người ta sớt bát cho chư Tăng, đến phiên ông thì họ lại bỏ quên, không sớt bát cho ông. Ông luôn luôn phải ăn cơm dư của Xá Lợi Phất. Xá Lợi Phất hỏi Phật tại sao ông này lại bị quả báo kỳ lạ như vậy, Phật mới nói nhân quả đó.
Chúng ta tu hành, khi tâm niệm ác sanh ra, phải cố gắng sám hối cho tận diệt ý ác. Theo tôi, tìm cái tốt của người mà nghĩ đến, vì ai cũng có điều tốt, chỉ tại chúng ta không thấy mà thôi. Người tu được cung kính cúng dường, tất nhiên phải có điểm tốt. Chúng ta tìm điều tốt đó bằng cách nào? Ta xem thí chủ cúng họ vì lý do gì. Thí chủ thương quý thì ta nghĩ người này với vị Thầy đó có nhân duyên, Thầy trò họ gặp nhau thì quý nhau là tự nhiên. Chúng ta còn nhớ câu chuyện những người dân trong một thành nọ kính trọng Mục Kiền Liên, coi Mục Kiền Liên là Thầy của họ, nhưng lại xem thường Phật thì sao. Không phải Mục Kiền Liên giỏi hơn Phật, nhưng Phật chỉ độ được người có duyên với Ngài mà thôi. Ta cũng vậy, không độ được vì không có nhân duyên với họ, thì để người khác độ họ.
Thấu hiểu lý nhân duyên Phật dạy, xóa được tánh ác trong lòng; còn nghĩ người xấu, dở hơn mình là không đúng. Nếu người có học vị được kính trọng, ta không học được bằng họ, nên họ hơn ta là đúng; khởi ý niệm tốt như vậy, ta cũng nỗ lực học mới có bằng cấp như họ. Hoặc có người không học mà vẫn có người theo. Ta tìm điểm tốt của người đó thấy họ tuy không học, nhưng hiền lành thì hiền cũng là tánh đáng quý. Người không kính trọng vì ta không hiền, vì ta học giỏi thường kiêu ngạo. Tôi thấy nhiều người học giỏi, nhưng cuộc đời lang bạt, vì hay xem thường người khác. Ngoài ra, tôi quan sát thấy có người không học giỏi cũng không hiền, nhưng cũng được quần chúng thương kính, vì họ chịu cực khổ lo lắng cho bổn đạo. Nửa đêm có người chết, gọi họ cũng đi. Ai cần thì họ sẵn lòng giúp bất cứ lúc nào, ở đâu. Như vậy, ta thấy mỗi người đều có mặt tốt riêng. Ta tập hợp những hạnh tốt của người mà tự rèn luyện mình thành vị Bồ tát đa năng.
Trong kinh Pháp Hoa nêu lên hình ảnh của bốn vị Bồ tát Tùng địa dũng xuất là Thượng Hạnh, Tịnh Hạnh, Vô Biên Hạnh, An Lập Hạnh. Bốn vị này thân cận nhất với Phật ở hội Pháp Hoa và có bốn hạnh được người thương quý nhất. Chúng ta hành Bồ tát đạo bước theo dấu chân các ngài, nên lập những hạnh này. 1- Thượng Hạnh là hạnh khó làm. Sinh hoạt trong đại chúng, thấy việc nào người ngán sợ, ta hạ quyết tâm làm, chuyện dễ để người khác, việc có quyền lợi thì nên tránh. Các cô tu hành làm như vậy sẽ được người thương quý. Tất cả Bồ tát đều thích làm việc khó làm. 2- Vô Biên Hạnh là đa năng. Ta nhìn hạnh từng người được kính trọng và ta học tất cả hạnh ấy. Ra làm đạo, gặp việc nào ta cũng làm, không từ chối, không nhứt thiết phải làm việc nào. Đa số người thường nghĩ phải làm việc nào theo ý họ mới được. Chịu cực, hiền lành, học giỏi… được người thương, thấy vậy ta cũng làm việc đó. Cô nào bị xỉ vả mà không phản ứng lại, sẽ được đại chúng thương. Có người gây khó khăn, ta mới có điều kiện nhẫn nhục và được thương, đó là kinh nghiệm hành đạo của riêng tôi. 3- Tịnh Hạnh là lòng luôn trong sáng, đừng để mây phiền não nổi lên. Không buồn giận, nhứt tâm niệm Phật, thì họ không làm gì được ta, mà tâm trong sáng của ta vẫn tỏa sáng khiến người thương quý hạnh đó của ta. 4- An Lạc Hạnh, tức đứng đúng chỗ và làm đúng việc. Trong đại chúng, ta làm việc gì thích hợp mà ai cũng chấp nhận. Người lớn đứng trước, nhỏ đứng sau. Có vị lớn mà cứ nhường người nhỏ đứng trước, họ đứng sau thì người nhỏ khác cũng chẳng dám đứng chung hàng, gây ra sự lộn xộn. Cứ đứng đúng chỗ là an lạc, tâm chúng sẽ yên tịnh theo. Cô nhỏ lại lên đứng trước, đại chúng chướng mắt, tâm không thanh tịnh. Ngoài chỗ đứng đúng trong chánh điện, còn có chỗ đứng quan trọng hơn, đó là vị trí trong đạo, trong xã hội. Trong Giáo hội, có người ở chức vụ đó thì đại chúng thấy phải, nếu mọi người thấy không phải thì chúng ta làm việc khó vô cùng. Đứng đúng chỗ, làm đúng việc cũng có nghĩa là trách nhiệm phải đi đôi với chức vụ của ta. Lãnh chức mà không lãnh việc là hỏng, vì đứng không đúng chỗ, choán chỗ khiến người khác không làm được, mà ta cũng không làm được. Vì vậy, Giáo hội phải đề cử người đúng vị trí mới phát huy được khả năng họ và phát triển được sinh hoạt của đoàn thể Tăng chúng.
Sau khi giáo hóa một ngàn hai trăm năm mươi vị thành tựu tư cách Thánh chúng, Đức Phật hướng dẫn họ lên Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết bàn ngay trong cuộc đời này; nói cách khác, họ ra khỏi sự chi phối của sanh tử ngay khi còn sống. Đó là con đường của Phật đưa đại chúng từ vị trí thấp lên quả vị cao; nhưng ở khoảng giữa thời kỳ giáo hóa của Đức Phật, ngài Hiền Thủ ví như mặt trời lên cao, ánh sáng chiếu tận hang cùng ngõ hẻm. Lúc ấy, uy tín của Phật quá lớn, nên người xuất gia theo Ngài rất đông, nhưng tư cách và khả năng của số đông lại quá hạn hẹp, nên đã xảy ra những điều trái ngược. Thật vậy, ở Kỳ Hoàn tịnh xá, đại chúng được hưởng quyền lợi vật chất quá nhiều, nên họ bị mờ mắt, không thấy con đường tâm linh; vì bấy giờ, ông trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật và chư Tăng rất nhiều, muốn gì cũng có. Về việc bảo hộ thì có vua Ba Tư Nặc hết lòng đến mức ai khoác áo nhà Sư dù phạm tội gì cũng được tha. Vì vậy, chúng Tăng bị lệch hướng tu, Đức Phật mới nói kinh Di Đà ở thành Xá Vệ, tịnh xá Kỳ Hoàn để nhắc nhở họ rằng dù vật chất có nhiều bao nhiêu, nhưng tu không đắc đạo, nhắm mắt lìa đời không biết về đâu. Người xuất gia bỏ tất cả, nhưng vô chùa kẹt vật chất thì bị đọa, uổng công.
Trong quá trình tu hành, chúng ta phải có một hướng đi rõ rệt. Người tự lực được thì đã lên Niết bàn, đắc quả Thánh hiện tại; nhưng ta không thể tự lực thì phải nhờ tha lực gia bị. Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng ta tha lực của Phật Di Đà. Nương vào tha lực của Đức Di Đà, tức nương theo một vị Đạo sư có đủ ba tiêu chuẩn toàn hảo. Một là Ngài có hiểu biết sáng suốt hoàn toàn, nên còn có tôn danh là Vô lượng quang. Nương theo một vị Thầy sáng suốt như vậy thì mới bảo đảm tu hành không bị lạc lối. Hai là Phật Di Đà có tuổi thọ vô cùng, nên có tên là Vô lượng thọ. Trên bước đường tu, chúng ta theo học với vị Thầy sống lâu, khỏe mạnh, sáng suốt, chắc chắn chúng ta cũng thể nghiệm được pháp sống lâu và khỏe mạnh mà đầu óc vẫn minh mẫn như Ngài. Điển hình là trong mười kiếp, đệ tử được Đức Di Đà giáo hóa gồm Thanh văn đắc La hán và hàng Bồ tát đầy đủ công đức rất đông. Tiêu chuẩn thứ ba là Phật Di Đà có phước đức nhiều đến vô lượng, nên Ngài cũng có tên là Vô lượng công đức. Phước đức hiểu theo ngày nay là sức người và sức của. Ngài trải qua quá trình tu lâu dài, giáo hóa được nhiều người, tạo thành số quyến thuộc rất đông; đó là sức người có được do công đức giáo hóa. Trên bước đường hành đạo, tùy theo công đức lớn nhỏ mà chúng ta giáo hóa được một người, hay mười người, ngàn người, triệu người, cho đến vô số người. Căn cứ trên tiêu chuẩn này, một tu sĩ ở Nhật muốn được công nhận là Đại đức thì phải lãnh đạo được một trăm nóc gia, tức phải có quần chúng theo. Ở Việt Nam, tu sĩ lãnh đạo được quần chúng phải nói rất ít.
Căn cứ vào sức người của Phật Di Đà ở Tây phương quá đông và đặc biệt là người đông mà toàn là người tài giỏi xuất sắc và có đạo đức thì của cải quý báu từ đây sản sanh ra là điều tất yếu. Vì vậy, chúng ta thấy kinh diễn tả tất cả mọi thứ ở nước Cực Lạc của Phật Di Đà toàn xây dựng bằng bảy báu. Thực tế hội đoàn Phật giáo Rissho Kosei kai ở Nhật có hơn tám triệu tín đồ, nên từ sức người này sanh ra sức của dễ dàng, một năm, một hội viên dư sức đóng mười ngàn đồng là họ đã có một số tiền lớn. Họ xây được Phổ Môn quán có sức chứa đến năm ngàn người, là một trong những hội trường lớn nhất của cả nước Nhật.
Phật Di Đà đã xây dựng thế giới của Ngài như vậy. Và Phật Thích Ca vào Niết bàn, Ngài khuyên chúng ta nên tu pháp môn Tịnh độ để vãng sanh Tây phương Cực Lạc thì có điều kiện tu lên dễ hơn, không bị những chướng ngại như ở Ta bà, chắc chắn không bị đọa.
Thực hành pháp môn tu Tịnh độ, việc quan trọng nhất mà quý Ni sư phải nhớ là khi nghe danh hiệu của Phật Di Đà thì sanh lòng khát ngưỡng cao. Tín tâm của chúng ta rất quan trọng. Chúng ta tin lời Phật Thích Ca không hư vọng và tin Phật Di Đà tiếp độ chúng ta. Tin như vậy và sanh lòng mong muốn tuyệt đối, chỉ mong được sanh về thế giới Phật. Vì vậy, việc gì của thế gian, ta cũng không màng, bỏ hết, còn tiếc là không vãng sanh được. Tôi nhắc các Ni trưởng lớn tuổi, công tác của quý vị nên chuyển giao cho thế hệ kế tiếp và lo nhiếp tâm niệm Phật Di Đà, cũng như động viên người lớn tuổi niệm Phật và ta cùng niệm với họ, cùng trợ lực để đưa nhau về Tịnh độ. Có quyết tâm về Tịnh độ mạnh thì mới về được và quyết tâm cao đến mức tâm trí lắng yên như vào Thiền định. Tu Tịnh độ đạt đến tâm trí lắng yên khác với tâm trí lắng yên khi tu Thiền. Tu Thiền, tâm trí lắng yên thì như gương trong; nhưng tu Tịnh độ, tâm trí lắng yên thì Phật Di Đà hiện rõ trong tâm ta, gọi là niệm Phật Tam muội.
Theo tôi, quý cô nên nhắc nhở những người sắp chết chỉ nghĩ đến Phật Di Đà và quý cô niệm Phật Di Đà để trợ lực thì họ sẽ được Phật phóng quang tiếp độ nhẹ nhàng và vãng sanh rất đơn giản. Khi vãng sanh Tịnh độ, tùy theo phước đức của chúng ta thế nào mà việc tu hành ở đó có khác nhau. Người thượng căn không có dư nghiệp, dùng trí tuệ đốt sạch phiền não tham sân, nên họ vãng sanh Tịnh độ là chứng liền Vô sanh pháp nhẫn, nghĩa là họ liền được thanh tịnh giải thoát do hấp thụ nước tám công đức, hay nhờ Phật lực gia bị.
Hạng người thứ hai cũng còn ít nhiều phiền não vi tế. Chúng ta chắc chắn còn phiền não vi tế, cũng buồn giận, nhưng kiềm được, không để lộ ra bên ngoài. Và khi lâm chung, hạng người này đạt được nhứt tâm bất loạn cũng được Phật tiếp độ vãng sanh. Tuy nhiên, về Tịnh độ còn phải qua quá trình tu để thủ tiêu phiền não vi tế từ bảy ngày đến hai mươi mốt ngày thì sen nở, thấy Phật, nghe pháp, cũng chứng Vô sanh pháp nhẫn. Như vậy, thời gian tuy có khác, nhưng quả vị thì đồng nhau.
Và những người kém hơn, còn đầy đủ phiền não thô và vi tế. Họ nghiệp nặng, phiền não nhiều, chỉ sống vì quyền lợi vật chất, nên thường tranh giành, đụng độ, sát hại nhau thẳng tay. Người như vậy chắc chắn không thể tu các pháp khác được, thậm chí tụng kinh hộ niệm, họ cũng không nhận được. Họ chỉ còn cách niệm Phật để đới nghiệp vãng sanh. Tuy nghiệp nặng, nhưng họ khởi lòng tin và nhiếp tâm niệm Phật thì cũng được Phật Di Đà tiếp độ và Đại Thế Chí Bồ tát đưa tòa sen cho họ bước lên, sen liền búp lại và họ được vãng sanh. Họ đi về Tịnh độ một cách lén lút như vậy mới được, vì nghiệp chướng trần lao của họ quá nặng, sen phải búp lại để giấu kín hồn họ, nếu không, tất cả con nợ sẽ nắm giữ họ lại. Đó là trường hợp của những người làm nhiều việc ác như A Xà Thế, hay A Dục suốt đời đã đi chinh lược, chém giết quá nhiều người, nên các oan hồn uổng tử nhất định bám theo họ đòi nợ máu. Nói chung, đối với những người đã giết hại nhiều thì sen búp đưa về Tịnh độ; ở đó từ một kiếp đến mười kiếp cho nghiệp sạch, sen mới nở và họ cũng chứng được Vô sanh nhẫn.
Quá trình tu hành và vãng sanh có khác nhau, nhưng sen nở thì mọi người đều có hình dáng và tâm tưởng giống nhau, đều là Bồ tát Vô sanh nhẫn; từ đây bắt đầu đi giáo hóa chúng sanh mười phương, hành Bồ tát đạo để tích lũy công đức. Pháp môn Tịnh độ được coi thù thắng là vậy, ai cũng thực hành được, người hiền hay dữ, giỏi hay dở, tốt hay xấu, nam hay nữ, già hay trẻ, tại gia hay xuất gia, v.v… mà đến giây phút lìa đời, phát tâm hướng về Phật Di Đà và muốn vãng sanh về cảnh giới Tây phương Tịnh độ đều được Đức Di Đà và Thánh chúng tiếp độ.
(Bài giảng tại trường hạ tịnh xá Ngọc Phương, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, ngày 29-7-2002)
Đức Phật quán sát căn cơ, trình độ chúng sanh, Ngài thấy hàng thượng căn thượng trí rất hiếm và họ là đối tượng Phật dạy trong hội Hoa Nghiêm và hội Pháp Hoa. Ngài Hiền Thủ ví Đức Phật Thành đạo như mặt trời mới mọc chiếu sáng trên đỉnh núi. Và kinh Hoa Nghiêm tiêu biểu cho trí tuệ tuyệt vời của Phật, chỉ có Bồ tát mười phương nghe được, mà đại diện là Bồ tát Văn Thù và Phổ Hiền đóng vai trò chủ yếu để truyền lại cho các Bồ tát quyến thuộc. Nhưng sau thời Hoa Nghiêm, Phật nhận thấy ở nhân gian không ai tiếp thu được, Ngài tự nghĩ chư Phật ra đời không phải để thuyết giảng cho Bồ tát mười phương, nhưng chủ yếu là giảng dạy con người.
Vì vậy, Phật mới từ Bồ đề đạo tràng xuống Lộc Uyển triển khai Tứ Thánh đế để nói những gì gần gũi với con người thì họ mới hiểu và chấp nhận được. Đó là phương tiện huệ mà Phật sử dụng để triển khai giáo lý. Tư cách của Phật cao thượng tuyệt vời và hiểu biết của Ngài siêu tuyệt, nhưng phải giản dị hóa các pháp cho mọi người thông hiểu.
Trải qua mười hai năm, Phật giảng dạy Tứ Thánh đế, người nghe tin, chấp nhận được và cũng có một số người tu đắc đạo, nhờ nương theo Tứ Thánh đế được giải thoát, ra khỏi sanh tử, chứng quả vị A la hán. Tiếp theo, Phật nâng trình độ tu của các đối tượng đó lên bằng cách giảng kinh Bát Nhã, đưa họ đến quả chứng Vô sanh hiện tại; đó là thành quả tu của hàng Thánh chúng. Nhưng khi Phật đến thành Xá Vệ, mọi người thấy Hiền Thánh tu đắc đạo, được cung kính, nên rất nhiều người muốn được như vậy mới theo Phật tu. Nhưng họ không thể giống hàng Thánh chúng được, vì sự thật Thánh chúng không phải mới theo tu với Phật đời này, mà họ đã từng theo Phật tu từ thời quá khứ xa xưa là thời Phật Đại Thông Trí Thắng. Và trong quá trình hành Bồ tát đạo, Phật đã từng độ những người này. Như vậy, có thể nói một ngàn hai trăm năm mươi vị La hán đã tu nhiều đời trước, nên nay nghe theo lời Phật dạy và thực hành có kết quả liền. Trong khi đa số quần chúng cũng được xuất gia, mặc áo giải thoát, nhưng tâm không giải thoát, vì họ chỉ mới phát tâm. Tất nhiên họ thực hành pháp không nổi, đó là hàng hạ căn hạ trí được sống chung với Thánh chúng, được hưởng quyền lợi bình đẳng theo tinh thần Lục hòa của Phật. Tuy nhiên, đối với giáo pháp cao siêu của Phật thì chỉ có hàng thượng căn thượng trí lãnh hội được, còn họ thì khổ sở trong giáo pháp. Thật vậy, thực tế cho chúng ta thấy rõ điều này, ngồi chứng trai thì ai cũng giống nhau, nhưng ngồi Thiền thì khác, vì có người thâm nhập pháp được hỷ lạc, có người ngủ gật, hay mỏi mệt chờ đổ kiểng để được nghỉ. Hoặc có người đọc kinh không chán, nhưng cũng có người đọc kinh mà kinh một đường, họ một ngả. Tu như vậy, thì càng tu càng đi xuống, quý Ni cần cân nhắc.
Phật thuyết pháp giúp cho một số người thăng hoa, nhưng cũng có một số người bị đọa, vì thấy người khác tu, được cung kính, cúng dường; còn họ ở chùa lâu, không ai kính trọng họ, nên sanh tâm ganh tức. Đức Phật nói về tiền thân của đệ tử của Xá Lợi Phất để nhắc nhở chúng ta không nên phạm lỗi này. Trong một kiếp quá khứ, vị đệ tử này làm Trụ trì một ngôi chùa lớn. Về việc này, các Trụ trì thời nay cần lưu ý. Là Trụ trì chùa cần nhớ rằng chùa do Thầy Tổ xây dựng để lại, chúng ta kế thế. Phải thấy rõ là công đức của Thầy, của Tổ rất lớn, nhờ trải qua quá trình tu hành mới được cúng dường, xây dựng được chùa. Người sau chỉ kế thừa sự nghiệp vật chất, nghĩ chùa của ta mà hưởng thụ, nên tu lâu theo cách này sẽ bị đọa. Thầy, Tổ từ không làm nên có và chúng ta từ có làm tốt đẹp thêm, sao lại để xuống cấp và khởi ý niệm ganh tỵ với người khác.
Ai làm Trụ trì nên nhớ ý này, Trụ trì không được cúng dường, nhưng họ lại tìm Thầy không chức vụ ở chùa để cúng dường; nếu Trụ trì tức giận là phạm sai lầm lớn, về sau bị đọa. Đệ tử của Xá Lợi Phất làm Trụ trì mà không được cúng dường, trong khi một vị Thầy đã đắc quả La hán, nên có nội lực thu hút được quần chúng. Thu hút được quần chúng nhờ hai lực tác động, một là Phật lực và hai là ma lực. Phật lực gia bị thì thu hút được quần chúng thánh thiện đến với ta, ma lực tác động thì khiến người đến xúi ta làm việc ác. Có cô trì chú có người theo mà thấy họ mặt xanh nanh bạc, coi chừng đó là ác ma có thể giúp được một số việc, nhưng họ hại nhiều hơn và cuối cuộc đời thường trở thành thân tàn ma dại. Ngọn cờ của Đức Phật giương lên để mọi người được an vui, giải thoát; ngọn cờ của ma thì tác động cho người hơn thua, đấu tranh, giết chóc nhau.
Tiền thân của đệ tử Xá Lợi Phất làm thầy Trụ trì không được quần chúng thương kính, khởi tâm sân hận. Trên bước đường tu, các cô tham lam, sân hận là đã bị ác ma dựa. Vì vậy, tu hành phải cố đoạn tham sân, phiền não; nếu khởi lên ác niệm thì ác ma sẽ đến tác động, xúi giục làm chúng ta tăng trưởng tham sân, phiền não, hơn thua phải trái.
Khi Phật tử không thích vị Trụ trì này và thương kính Thầy tu thực sự thì ông Trụ trì càng bực tức, ghét vị Thầy nọ hơn nữa. Có người đến hỏi đạo vị Thánh, thì Trụ trì cho biết không có ở chùa, họ nhờ chuyển phẩm vật cúng dường đến vị Thánh thì thầy Trụ trì lại vứt đi. Một hôm có vị đại thí chủ thỉnh vị La hán chứng trai cũng phải mời Trụ trì, vì sợ mất lòng. Các cô phải suy nghĩ việc này, không phải người mời thỉnh ta vì quý trọng, nhưng vì sợ làm mất lòng ta mà mời. Đối với tôi, như vậy thì không nên đi, vì ta không cần miếng ăn.
Thí chủ dặn Trụ trì thỉnh Thánh Tăng chứng trai, nhưng Trụ trì không mời và họ lại nhờ Trụ trì mang thức ăn về cúng dường Thánh Tăng; nhưng ông này tức giận, nên nửa đường ném đồ cúng xuống sông. Khi thầy Trụ trì chết, bị đọa và tái sanh lại thì gặp Xá Lợi Phất mới theo ngài tu hành. Có điều lạ là khi người ta sớt bát cho chư Tăng, đến phiên ông thì họ lại bỏ quên, không sớt bát cho ông. Ông luôn luôn phải ăn cơm dư của Xá Lợi Phất. Xá Lợi Phất hỏi Phật tại sao ông này lại bị quả báo kỳ lạ như vậy, Phật mới nói nhân quả đó.
Chúng ta tu hành, khi tâm niệm ác sanh ra, phải cố gắng sám hối cho tận diệt ý ác. Theo tôi, tìm cái tốt của người mà nghĩ đến, vì ai cũng có điều tốt, chỉ tại chúng ta không thấy mà thôi. Người tu được cung kính cúng dường, tất nhiên phải có điểm tốt. Chúng ta tìm điều tốt đó bằng cách nào? Ta xem thí chủ cúng họ vì lý do gì. Thí chủ thương quý thì ta nghĩ người này với vị Thầy đó có nhân duyên, Thầy trò họ gặp nhau thì quý nhau là tự nhiên. Chúng ta còn nhớ câu chuyện những người dân trong một thành nọ kính trọng Mục Kiền Liên, coi Mục Kiền Liên là Thầy của họ, nhưng lại xem thường Phật thì sao. Không phải Mục Kiền Liên giỏi hơn Phật, nhưng Phật chỉ độ được người có duyên với Ngài mà thôi. Ta cũng vậy, không độ được vì không có nhân duyên với họ, thì để người khác độ họ.
Thấu hiểu lý nhân duyên Phật dạy, xóa được tánh ác trong lòng; còn nghĩ người xấu, dở hơn mình là không đúng. Nếu người có học vị được kính trọng, ta không học được bằng họ, nên họ hơn ta là đúng; khởi ý niệm tốt như vậy, ta cũng nỗ lực học mới có bằng cấp như họ. Hoặc có người không học mà vẫn có người theo. Ta tìm điểm tốt của người đó thấy họ tuy không học, nhưng hiền lành thì hiền cũng là tánh đáng quý. Người không kính trọng vì ta không hiền, vì ta học giỏi thường kiêu ngạo. Tôi thấy nhiều người học giỏi, nhưng cuộc đời lang bạt, vì hay xem thường người khác. Ngoài ra, tôi quan sát thấy có người không học giỏi cũng không hiền, nhưng cũng được quần chúng thương kính, vì họ chịu cực khổ lo lắng cho bổn đạo. Nửa đêm có người chết, gọi họ cũng đi. Ai cần thì họ sẵn lòng giúp bất cứ lúc nào, ở đâu. Như vậy, ta thấy mỗi người đều có mặt tốt riêng. Ta tập hợp những hạnh tốt của người mà tự rèn luyện mình thành vị Bồ tát đa năng.
Trong kinh Pháp Hoa nêu lên hình ảnh của bốn vị Bồ tát Tùng địa dũng xuất là Thượng Hạnh, Tịnh Hạnh, Vô Biên Hạnh, An Lập Hạnh. Bốn vị này thân cận nhất với Phật ở hội Pháp Hoa và có bốn hạnh được người thương quý nhất. Chúng ta hành Bồ tát đạo bước theo dấu chân các ngài, nên lập những hạnh này. 1- Thượng Hạnh là hạnh khó làm. Sinh hoạt trong đại chúng, thấy việc nào người ngán sợ, ta hạ quyết tâm làm, chuyện dễ để người khác, việc có quyền lợi thì nên tránh. Các cô tu hành làm như vậy sẽ được người thương quý. Tất cả Bồ tát đều thích làm việc khó làm. 2- Vô Biên Hạnh là đa năng. Ta nhìn hạnh từng người được kính trọng và ta học tất cả hạnh ấy. Ra làm đạo, gặp việc nào ta cũng làm, không từ chối, không nhứt thiết phải làm việc nào. Đa số người thường nghĩ phải làm việc nào theo ý họ mới được. Chịu cực, hiền lành, học giỏi… được người thương, thấy vậy ta cũng làm việc đó. Cô nào bị xỉ vả mà không phản ứng lại, sẽ được đại chúng thương. Có người gây khó khăn, ta mới có điều kiện nhẫn nhục và được thương, đó là kinh nghiệm hành đạo của riêng tôi. 3- Tịnh Hạnh là lòng luôn trong sáng, đừng để mây phiền não nổi lên. Không buồn giận, nhứt tâm niệm Phật, thì họ không làm gì được ta, mà tâm trong sáng của ta vẫn tỏa sáng khiến người thương quý hạnh đó của ta. 4- An Lạc Hạnh, tức đứng đúng chỗ và làm đúng việc. Trong đại chúng, ta làm việc gì thích hợp mà ai cũng chấp nhận. Người lớn đứng trước, nhỏ đứng sau. Có vị lớn mà cứ nhường người nhỏ đứng trước, họ đứng sau thì người nhỏ khác cũng chẳng dám đứng chung hàng, gây ra sự lộn xộn. Cứ đứng đúng chỗ là an lạc, tâm chúng sẽ yên tịnh theo. Cô nhỏ lại lên đứng trước, đại chúng chướng mắt, tâm không thanh tịnh. Ngoài chỗ đứng đúng trong chánh điện, còn có chỗ đứng quan trọng hơn, đó là vị trí trong đạo, trong xã hội. Trong Giáo hội, có người ở chức vụ đó thì đại chúng thấy phải, nếu mọi người thấy không phải thì chúng ta làm việc khó vô cùng. Đứng đúng chỗ, làm đúng việc cũng có nghĩa là trách nhiệm phải đi đôi với chức vụ của ta. Lãnh chức mà không lãnh việc là hỏng, vì đứng không đúng chỗ, choán chỗ khiến người khác không làm được, mà ta cũng không làm được. Vì vậy, Giáo hội phải đề cử người đúng vị trí mới phát huy được khả năng họ và phát triển được sinh hoạt của đoàn thể Tăng chúng.
Sau khi giáo hóa một ngàn hai trăm năm mươi vị thành tựu tư cách Thánh chúng, Đức Phật hướng dẫn họ lên Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết bàn ngay trong cuộc đời này; nói cách khác, họ ra khỏi sự chi phối của sanh tử ngay khi còn sống. Đó là con đường của Phật đưa đại chúng từ vị trí thấp lên quả vị cao; nhưng ở khoảng giữa thời kỳ giáo hóa của Đức Phật, ngài Hiền Thủ ví như mặt trời lên cao, ánh sáng chiếu tận hang cùng ngõ hẻm. Lúc ấy, uy tín của Phật quá lớn, nên người xuất gia theo Ngài rất đông, nhưng tư cách và khả năng của số đông lại quá hạn hẹp, nên đã xảy ra những điều trái ngược. Thật vậy, ở Kỳ Hoàn tịnh xá, đại chúng được hưởng quyền lợi vật chất quá nhiều, nên họ bị mờ mắt, không thấy con đường tâm linh; vì bấy giờ, ông trưởng giả Cấp Cô Độc cúng dường Phật và chư Tăng rất nhiều, muốn gì cũng có. Về việc bảo hộ thì có vua Ba Tư Nặc hết lòng đến mức ai khoác áo nhà Sư dù phạm tội gì cũng được tha. Vì vậy, chúng Tăng bị lệch hướng tu, Đức Phật mới nói kinh Di Đà ở thành Xá Vệ, tịnh xá Kỳ Hoàn để nhắc nhở họ rằng dù vật chất có nhiều bao nhiêu, nhưng tu không đắc đạo, nhắm mắt lìa đời không biết về đâu. Người xuất gia bỏ tất cả, nhưng vô chùa kẹt vật chất thì bị đọa, uổng công.
Trong quá trình tu hành, chúng ta phải có một hướng đi rõ rệt. Người tự lực được thì đã lên Niết bàn, đắc quả Thánh hiện tại; nhưng ta không thể tự lực thì phải nhờ tha lực gia bị. Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng ta tha lực của Phật Di Đà. Nương vào tha lực của Đức Di Đà, tức nương theo một vị Đạo sư có đủ ba tiêu chuẩn toàn hảo. Một là Ngài có hiểu biết sáng suốt hoàn toàn, nên còn có tôn danh là Vô lượng quang. Nương theo một vị Thầy sáng suốt như vậy thì mới bảo đảm tu hành không bị lạc lối. Hai là Phật Di Đà có tuổi thọ vô cùng, nên có tên là Vô lượng thọ. Trên bước đường tu, chúng ta theo học với vị Thầy sống lâu, khỏe mạnh, sáng suốt, chắc chắn chúng ta cũng thể nghiệm được pháp sống lâu và khỏe mạnh mà đầu óc vẫn minh mẫn như Ngài. Điển hình là trong mười kiếp, đệ tử được Đức Di Đà giáo hóa gồm Thanh văn đắc La hán và hàng Bồ tát đầy đủ công đức rất đông. Tiêu chuẩn thứ ba là Phật Di Đà có phước đức nhiều đến vô lượng, nên Ngài cũng có tên là Vô lượng công đức. Phước đức hiểu theo ngày nay là sức người và sức của. Ngài trải qua quá trình tu lâu dài, giáo hóa được nhiều người, tạo thành số quyến thuộc rất đông; đó là sức người có được do công đức giáo hóa. Trên bước đường hành đạo, tùy theo công đức lớn nhỏ mà chúng ta giáo hóa được một người, hay mười người, ngàn người, triệu người, cho đến vô số người. Căn cứ trên tiêu chuẩn này, một tu sĩ ở Nhật muốn được công nhận là Đại đức thì phải lãnh đạo được một trăm nóc gia, tức phải có quần chúng theo. Ở Việt Nam, tu sĩ lãnh đạo được quần chúng phải nói rất ít.
Căn cứ vào sức người của Phật Di Đà ở Tây phương quá đông và đặc biệt là người đông mà toàn là người tài giỏi xuất sắc và có đạo đức thì của cải quý báu từ đây sản sanh ra là điều tất yếu. Vì vậy, chúng ta thấy kinh diễn tả tất cả mọi thứ ở nước Cực Lạc của Phật Di Đà toàn xây dựng bằng bảy báu. Thực tế hội đoàn Phật giáo Rissho Kosei kai ở Nhật có hơn tám triệu tín đồ, nên từ sức người này sanh ra sức của dễ dàng, một năm, một hội viên dư sức đóng mười ngàn đồng là họ đã có một số tiền lớn. Họ xây được Phổ Môn quán có sức chứa đến năm ngàn người, là một trong những hội trường lớn nhất của cả nước Nhật.
Phật Di Đà đã xây dựng thế giới của Ngài như vậy. Và Phật Thích Ca vào Niết bàn, Ngài khuyên chúng ta nên tu pháp môn Tịnh độ để vãng sanh Tây phương Cực Lạc thì có điều kiện tu lên dễ hơn, không bị những chướng ngại như ở Ta bà, chắc chắn không bị đọa.
Thực hành pháp môn tu Tịnh độ, việc quan trọng nhất mà quý Ni sư phải nhớ là khi nghe danh hiệu của Phật Di Đà thì sanh lòng khát ngưỡng cao. Tín tâm của chúng ta rất quan trọng. Chúng ta tin lời Phật Thích Ca không hư vọng và tin Phật Di Đà tiếp độ chúng ta. Tin như vậy và sanh lòng mong muốn tuyệt đối, chỉ mong được sanh về thế giới Phật. Vì vậy, việc gì của thế gian, ta cũng không màng, bỏ hết, còn tiếc là không vãng sanh được. Tôi nhắc các Ni trưởng lớn tuổi, công tác của quý vị nên chuyển giao cho thế hệ kế tiếp và lo nhiếp tâm niệm Phật Di Đà, cũng như động viên người lớn tuổi niệm Phật và ta cùng niệm với họ, cùng trợ lực để đưa nhau về Tịnh độ. Có quyết tâm về Tịnh độ mạnh thì mới về được và quyết tâm cao đến mức tâm trí lắng yên như vào Thiền định. Tu Tịnh độ đạt đến tâm trí lắng yên khác với tâm trí lắng yên khi tu Thiền. Tu Thiền, tâm trí lắng yên thì như gương trong; nhưng tu Tịnh độ, tâm trí lắng yên thì Phật Di Đà hiện rõ trong tâm ta, gọi là niệm Phật Tam muội.
Theo tôi, quý cô nên nhắc nhở những người sắp chết chỉ nghĩ đến Phật Di Đà và quý cô niệm Phật Di Đà để trợ lực thì họ sẽ được Phật phóng quang tiếp độ nhẹ nhàng và vãng sanh rất đơn giản. Khi vãng sanh Tịnh độ, tùy theo phước đức của chúng ta thế nào mà việc tu hành ở đó có khác nhau. Người thượng căn không có dư nghiệp, dùng trí tuệ đốt sạch phiền não tham sân, nên họ vãng sanh Tịnh độ là chứng liền Vô sanh pháp nhẫn, nghĩa là họ liền được thanh tịnh giải thoát do hấp thụ nước tám công đức, hay nhờ Phật lực gia bị.
Hạng người thứ hai cũng còn ít nhiều phiền não vi tế. Chúng ta chắc chắn còn phiền não vi tế, cũng buồn giận, nhưng kiềm được, không để lộ ra bên ngoài. Và khi lâm chung, hạng người này đạt được nhứt tâm bất loạn cũng được Phật tiếp độ vãng sanh. Tuy nhiên, về Tịnh độ còn phải qua quá trình tu để thủ tiêu phiền não vi tế từ bảy ngày đến hai mươi mốt ngày thì sen nở, thấy Phật, nghe pháp, cũng chứng Vô sanh pháp nhẫn. Như vậy, thời gian tuy có khác, nhưng quả vị thì đồng nhau.
Và những người kém hơn, còn đầy đủ phiền não thô và vi tế. Họ nghiệp nặng, phiền não nhiều, chỉ sống vì quyền lợi vật chất, nên thường tranh giành, đụng độ, sát hại nhau thẳng tay. Người như vậy chắc chắn không thể tu các pháp khác được, thậm chí tụng kinh hộ niệm, họ cũng không nhận được. Họ chỉ còn cách niệm Phật để đới nghiệp vãng sanh. Tuy nghiệp nặng, nhưng họ khởi lòng tin và nhiếp tâm niệm Phật thì cũng được Phật Di Đà tiếp độ và Đại Thế Chí Bồ tát đưa tòa sen cho họ bước lên, sen liền búp lại và họ được vãng sanh. Họ đi về Tịnh độ một cách lén lút như vậy mới được, vì nghiệp chướng trần lao của họ quá nặng, sen phải búp lại để giấu kín hồn họ, nếu không, tất cả con nợ sẽ nắm giữ họ lại. Đó là trường hợp của những người làm nhiều việc ác như A Xà Thế, hay A Dục suốt đời đã đi chinh lược, chém giết quá nhiều người, nên các oan hồn uổng tử nhất định bám theo họ đòi nợ máu. Nói chung, đối với những người đã giết hại nhiều thì sen búp đưa về Tịnh độ; ở đó từ một kiếp đến mười kiếp cho nghiệp sạch, sen mới nở và họ cũng chứng được Vô sanh nhẫn.
Quá trình tu hành và vãng sanh có khác nhau, nhưng sen nở thì mọi người đều có hình dáng và tâm tưởng giống nhau, đều là Bồ tát Vô sanh nhẫn; từ đây bắt đầu đi giáo hóa chúng sanh mười phương, hành Bồ tát đạo để tích lũy công đức. Pháp môn Tịnh độ được coi thù thắng là vậy, ai cũng thực hành được, người hiền hay dữ, giỏi hay dở, tốt hay xấu, nam hay nữ, già hay trẻ, tại gia hay xuất gia, v.v… mà đến giây phút lìa đời, phát tâm hướng về Phật Di Đà và muốn vãng sanh về cảnh giới Tây phương Tịnh độ đều được Đức Di Đà và Thánh chúng tiếp độ.
(Bài giảng tại trường hạ tịnh xá Ngọc Phương, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, ngày 29-7-2002)