Sách
Lập hạnh xuất gia, chúng ta phải nghĩ ngay đến việc diệt tận khổ đau phiền não, nói chung là diệt sạch tất cả nghiệp. Chưa tròn hạnh Thanh văn mà tu Bồ tát đạo, gặp chướng duyên trở ngại thì cuối cùng hạnh Thanh văn không tròn mà việc làm của Bồ tát cũng không được. Thật vậy, khi làm việc lợi sanh, nhưng phiền não còn thì nhân đó phiền não sẽ phát triển mạnh, là tu sai pháp. Đối với người xuất gia, phải đoạn tận phiền não và mùa An cư là lúc tốt nhất để tu. Chúng ta tu thế nào để đoạn phiền não. Trước tiên, Đức Phật dạy chúng ta nên dứt tất cả duyên vụ bên ngoài. Tỳ kheo có hai hạng là thanh tịnh Tỳ kheo và duyên vụ Tỳ kheo. Duyên vụ Tỳ kheo chuyên lo công việc bên ngoài.
Chúng ta thường thấy các Thầy chọn người buôn bán giỏi để giao việc buôn bán của phòng phát hành kinh sách của chùa hoặc điều khiển cơ sở sản xuất của chùa. Họ giỏi buôn bán và ta giao việc buôn bán cho họ, làm họ giỏi thêm nghề này. Đối với người tu, cái giỏi này không cần thiết, mà còn khó coi, vì đó là việc làm thế tục ở trong sanh tử. Chúng ta phát huy cái giỏi này của họ không khéo chúng ta thế tục hóa người tu. Đây là điều cần cân nhắc, nếu không, bị lạc ra đường đời; vì mang hình thức tu nhưng tâm và nghiệp buôn bán là thương gia, không phải người tu.
Trước khi tu, chúng ta ở trong các thành phần xã hội. Bắt đầu tu Thanh văn, chúng ta cắt đứt các quan hệ cũ là dứt nghiệp. Nếu ở ngoài buôn bán, vô chùa tiếp tục buôn bán, nghĩa là đã tăng nghiệp buôn bán, mua rẻ bán mắc để có lời bằng cách ép người mua nói rằng ủng hộ chùa. Làm như vậy, tương lai đạo Phật sẽ trở thành đạo thương mại. Giỏi thế gian cộng với cái giỏi của chùa theo kiểu này, có khác gì lợi dụng tôn giáo.
Cần khẳng định rằng chúng ta xuất gia phải tập hạnh dứt duyên vụ, mới đi vào Thiền định, vào cửa Không được. Cửa chùa là Không môn, người vô chùa phải có tâm trống không, coi tất cả sự vật là vô thường, khổ, không. Quán pháp như vậy nên không sanh vọng tâm vì phát triển vọng tâm sẽ đi sâu vào sanh tử, bị đọa. Phạm sai lầm này, ta tưởng là tu nhưng cuối đời chưa rời được thế giới sanh diệt và chết không biết về đâu. Đối với người tu, ngày nào chưa thấy được con đường ra khỏi sanh tử thì còn phải nỗ lực tu.
Cửa Không mở ra cho ta thì cửa thế tục đóng lại. Chúng ta xuất gia không làm việc của người thế tục. Tôi nhắc quý Ni trong mùa An cư nên cắt bớt hay cắt hết tất cả duyên vụ và trụ pháp Không để thấy đạo. Không gia công tu, không thể thấy đạo. Duyên vụ là các việc, chúng ta cắt bỏ một lần hay cắt bỏ từng bước. Cắt bỏ một lần là bắt đầu kiết giới An cư, chúng ta từ bỏ mọi việc, không làm. Đức Phật đã huyền ký cho Phật tử và chư Thiên cúng dường người tu. Thực tế cho thấy Tăng Ni nỗ lực tu hành nghiêm túc, chắc chắn Phật tử thường đến cúng dường. Mùa tu mà Tăng Ni đi lang thang, chư Thiên không ủng hộ, Phật tử không cúng dường.
Tu dứt khoát một lần bỏ được tất cả việc thì chóng đắc La hán, tức quả Ưng cúng. Thiết nghĩ những người nhiều đời đã xuất gia thanh tịnh rồi nên tái sanh đời này xuất gia liền được quả Ưng cúng. Họ không làm, chỉ an trụ pháp Phật và đàn việt tự động tìm đến, cúng dường đầy đủ. Chúng ta thường thấy các Hòa thượng, Thượng tọa đạo cao đức lớn được nhiều người cung kính cúng dường; thực tu thực chứng thì thành quả của họ sẽ tồn tại lâu dài. Tu hành thanh tịnh, họ sẽ được cúng dường ngay trong cuộc sống này hoặc ảnh hưởng cho người tu theo cũng được quả Ưng cúng. Chúng ta thấy các tu viện của Hòa thượng Thanh Từ có hàng trăm Tăng Ni không làm gì, nhưng Phật tử cúng dường dư dả, vì họ chuyên tu. Phát tâm tu được quả Ưng cúng liền như vậy. Còn chúng ta không được vậy thì Đức Phật cho phép khất thực, đó là cách sống của người tu. Tuy nhiên, hiện nay vì tu sĩ giả quá nhiều, nên Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo rằng đặc biệt trung mùa An cư không được khất thực. Không khất thực, chúng ta lao động để có đủ sống. Tôi nhắc là chỉ cần đủ sống, đừng làm thêm cho có nhiều tiền của, vì người tu không cần những thứ này. Đức Phật dạy chúng ta tam thường bất túc, ăn mặc ngủ ít để còn thì giờ tu. Chỉ làm đủ, không làm dư. Làm dư là trái ý Phật dạy, Hộ pháp không ủng hộ. Kinh nghiệm riêng tôi, tuy không nhọc công kiếm tiền, nhưng tôi không thiếu bao giờ, còn có dư để giúp người. Có Thầy than rằng phụ bán ở phòng phát hành kinh sách, được trả lương hàng tháng vẫn không có dư. Tôi bảo họ siêng năng lạy Phật, tụng kinh, lo tu, họ cũng không thiếu. Thiết nghĩ trên bước đường tu, theo tôi, không ai bị đói. Còn nỗ lực làm, coi chừng thiếu trước hụt sau, kiếm được hàng triệu đồng mỗi tháng, nhưng vẫn không còn gì. Chỉ lo tu lại có dư để bố thí.
Mùa tu, quý Ni sư không nên bắt chúng làm nhiều. Có làm cũng chỉ làm vừa đủ, việc chính là học giáo lý và thể nghiệm pháp, thành tựu pháp. Vì mùa tu là thời gian dành cho việc thực hành pháp, quán pháp để thấy đúng sự vật và thấy bằng kinh nghiệm sống của mình. Chúng ta đọc giáo lý và rọi giáo lý vô thân tâm để tự điều chỉnh mình, thấy được việc nên làm, việc cần tránh. Chúng ta là đệ tử Phật cần nhìn tấm gương sáng của Đức Phật Thích Ca và theo đó tự sửa mình. Tôi thường lạy Phật, suy nghĩ về Đức Phật, về lời dạy và việc làm của Ngài nên trong lòng tôi có Phật. Đặt Phật ngự trị trong lòng để ác nghiệp không có điều kiện sanh khởi. Đem giáo lý để vào lòng thì bất cứ sanh khởi nào ác đều được pháp Phật rửa sạch. Không áp dụng pháp này khó tiến tu. Lấy pháp Phật rửa tâm nhơ bẩn của chúng ta. Tâm cấu uế phải được rửa sạch và chỉ có người tu mới thực hiện được việc này, người đời không làm được. Vì theo kinh nghiệm, tôi thấy rõ chúng ta không cần ăn, mặc, ở, nên không lệ thuộc gì. Người đời muốn tu cũng còn phải lo vợ con, lo đủ thứ, nên áp dụng pháp này không sống được. Chúng ta lấy pháp Phật rửa sạch lòng trần để tiến bước trên con đường Hiền Thánh. Không làm như vậy, chỉ tu hình thức, bị đọa.
Theo lời Phật dạy, trước nhất chúng ta quán pháp sanh diệt, nghĩa là coi pháp sanh diệt thế gian như giấc mộng. Thật vậy, mọi việc trên cuộc đời ta từng khổ công xây dựng, đến khi nhắm mắt lìa đời đều phải bỏ lại. Nhận thức sâu sắc ý này để tâm chúng ta tách biệt lần với vật chất, không gắn bó với vật chất nữa. Đừng gắn bó tâm với chùa, với người trần tục vì gắn bó với người thế gian thì còn bị tái sanh. Thanh văn nguyện vào Niết bàn, sợ tái sanh không nhớ được túc mạng sẽ quên việc tu hành đời trước. Vua Thuận Trị may mắn gặp Ngọc Lâm quốc sư khai ngộ mới tu được. Vua Trần Nhân Tông hạnh ngộ Phù Vân Thiền sư mới xuất gia được. Tái sanh vào đời độ sanh nhưng không được minh sư khai ngộ sẽ bị đọa. Nên nhớ rằng khi chưa chứng Vô sanh, chúng ta chưa dám nguyện tái sanh mà phải hướng về Niết bàn.
Tất cả pháp hữu vi sanh diệt, ta coi như tạm bợ, có rồi không. Tịnh xá này so với đền đài cung điện của thái tử Tất Đạt Đa hay của vua A Dục thì thấm vào đâu, sau cũng thành mây khói, đáng gì mà bận tâm. Quý Ni sư đừng để tâm kẹt bất cứ thứ gì, của cải vật chất như nhà cửa, ruộng vườn, chùa chiền, tiền bạc, v.v..., những thứ này dễ bỏ và bỏ được mới có thể xuất gia. Đức Phật cũng từ bỏ dễ dàng cung điện, vợ đẹp, con khôn.
Bước thứ nhất, từ bỏ được vật chất và kế đến là điều chỉnh tinh thần. Chúng ta thường nói thất tình lục dục, tức tình cảm con người có bảy thứ tiêu biểu như mừng giận, thương ghét, buồn vui, chiếm giữ. Đó là thế giới tinh thần ảm đạm đen tối phải vứt bỏ trước. Người đã nếm mùi khổ lụy thì họ tu hành dễ từ bỏ vật chất và tình cảm thế nhân. Trái lại, các cô chưa bị khổ lụy thường tưởng cuộc đời trải thảm hoa chào đón mình, nên muốn bước lên. Tôi thấy nhiều Thầy hoàn tục chưa ai nên thân, chỉ khổ chồng thêm khổ. Ta có kinh nghiệm hay thấy bạn rơi vào thảm cảnh ấy, nên tự sợ. Vì vậy trên bước đường tu, chúng ta cắt bỏ thất tình lục dục, nhưng cắt bỏ cái nào trước? Theo kinh nghiệm tôi, cái nào không thích, tôi dễ cắt trước. Nhất định bỏ cái mình không thích. Ai nói xấu, đụng chạm quyền lợi ta, ta không ưa. Không ưa thì sanh sân hận. Như vậy không ưa và sân hận là một. Chúng ta sân là biết mình còn giữ cái không ưa trong lòng. Cái không thích nó cứ đến thì ta tập mặc kệ, bỏ nó ngoài tai, ngoài tầm nhìn của mình; đối trị nó bằng cách thuần quán về Đức Phật. Những cái tôi không thích, tôi tránh mặt; lỡ thấy, coi như không thấy và phải tìm hình ảnh thân thương nhất để nghĩ đến. Người nói xấu, ta không nghe, nhưng ta nghe văng vẳng lời Phật, lời Thầy Tổ và tự thầm đọc bài kệ của Phật, của Tổ phải cảm thấy vui. Đó là pháp tu lấy thiện xóa ác, lấy tốt xóa xấu.
Trên bước đường hành đạo, cần phân biệt rõ là đi với thiện để được an lạc và dứt khoát tách rời ác vì nó làm ta buồn phiền. Lấy thiện đưa vào tâm bằng cách nghĩ đến Phật, Tổ. Dù sống ở trần tục, nhưng tâm ở cõi Thánh để không đau khổ. Chúng ta không nghe, không thấy, không nghĩ, thì dù kẻ ác nói gì, chúng ta cũng không biết, giống như nhập Diệt tận định vậy.
Phật dạy Tỳ kheo đối với việc chướng tai gai mắt thì chỉ nên thấy bằng mắt, nghe bằng tai, nhưng không thấy bằng ý, bằng tâm. Thấy bằng mắt là cái thấy chung chung, thoáng qua nên ta không biết. Thấy bằng ý là có để ý mới thấy biết. Người tu tập thấy bằng tâm, thí dụ khi nhìn vật hay người, nhưng ta không ý thức về họ vì tâm đang nghĩ đến Phật, đến thế giới Phật hay cảnh giới chư Thiên; vì vậy việc xấu không tác động tâm ta được.
Phật dạy chúng ta an trụ Lục niệm, tức nghĩ đến Phật, Pháp, Tăng thanh tịnh, đến giới luật cần giữ gìn, đến bản thể sự vật để sống đúng quy luật. Được như vậy dù còn sống trên đời nhưng lòng rất thanh thản, không phải trái hơn thua và mãn duyên, ta về với Phật. Như vậy, nghĩ đến thế giới Phật để tiêu trừ ác nghiệp, đoạn sân hận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đoạn được tâm sân hận coi chừng lại rơi vào tâm tham chấp Niết bàn, Cực Lạc, Thiền định. Đương nhiên, không còn tham ngũ dục, nhưng còn tham chấp vào pháp mà ta chứng được. Thật vậy, gặp việc không vừa ý, ta bực tức nên phải an trụ cái chúng ta vừa ý; từ đó sanh ra tham chấp cái mình vừa ý. Hoặc ta có người thân thương nên chấp vô họ là bạn.
Dù là kẹt Phật, Bồ tát hay Thánh nhân cũng không được giải thoát. Gặp việc vừa ý sanh tham, gặp bất mãn sanh giận, nên bước thứ hai là gặp điều vừa ý hay tất cả tốt lành trên cuộc đời, chúng ta cũng tập bỏ, vì biết rằng tốt hay xấu cũng hoàn Không. Thành tựu được pháp xả bỏ mọi việc tốt xấu, thuận nghịch đến với ta thì chứng được pháp Không, giải thoát; nghĩa là vào được cửa Không môn, giải thoát môn, mới là cửa đạo. Không qua cửa này, làm gì cũng tiếp tục bị đọa, tu suốt đời không giải thoát. Là đệ tử xuất gia, chúng ta nhất định phải đạt được giải thoát và cuối cùng là đạt sanh tử tự tại. Phật dạy rằng vị La hán sống chết tùy ý họ. Muốn chết, họ dùng lửa chánh định, tức tập trung đi vào chánh định, bỏ xác không hay.
Tóm lại, trên bước đường theo dấu chân Phật, người tu hành đúng pháp bước qua được cửa giải thoát thứ nhất, tâm sẽ ung dung tự tại, không lo buồn, tính toán hơn thua, nhưng không ai làm gì được họ. Chứng được pháp Không, tâm hoàn toàn bình thản trước mọi vui buồn vinh nhục. Tâm an lạc sẽ tác động cho thân cũng được an theo, tức thân không bệnh hoạn. Thân tâm người tu đều giải thoát tự tại thì dù chưa làm gì, người nhìn thấy cũng được an vui và phát tâm đi theo con đường Phật dạy. Thành quả nhất định ấy là tu chứng căn bản của người đệ tử xuất gia. Tôi mong rằng quý Ni sẽ thể nghiệm pháp Phật thành công ngay trong đời này.
(Bài giảng tại trường hạ tịnh xá Ngọc Phương, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, ngày 9-8-2001)
Chúng ta thường thấy các Thầy chọn người buôn bán giỏi để giao việc buôn bán của phòng phát hành kinh sách của chùa hoặc điều khiển cơ sở sản xuất của chùa. Họ giỏi buôn bán và ta giao việc buôn bán cho họ, làm họ giỏi thêm nghề này. Đối với người tu, cái giỏi này không cần thiết, mà còn khó coi, vì đó là việc làm thế tục ở trong sanh tử. Chúng ta phát huy cái giỏi này của họ không khéo chúng ta thế tục hóa người tu. Đây là điều cần cân nhắc, nếu không, bị lạc ra đường đời; vì mang hình thức tu nhưng tâm và nghiệp buôn bán là thương gia, không phải người tu.
Trước khi tu, chúng ta ở trong các thành phần xã hội. Bắt đầu tu Thanh văn, chúng ta cắt đứt các quan hệ cũ là dứt nghiệp. Nếu ở ngoài buôn bán, vô chùa tiếp tục buôn bán, nghĩa là đã tăng nghiệp buôn bán, mua rẻ bán mắc để có lời bằng cách ép người mua nói rằng ủng hộ chùa. Làm như vậy, tương lai đạo Phật sẽ trở thành đạo thương mại. Giỏi thế gian cộng với cái giỏi của chùa theo kiểu này, có khác gì lợi dụng tôn giáo.
Cần khẳng định rằng chúng ta xuất gia phải tập hạnh dứt duyên vụ, mới đi vào Thiền định, vào cửa Không được. Cửa chùa là Không môn, người vô chùa phải có tâm trống không, coi tất cả sự vật là vô thường, khổ, không. Quán pháp như vậy nên không sanh vọng tâm vì phát triển vọng tâm sẽ đi sâu vào sanh tử, bị đọa. Phạm sai lầm này, ta tưởng là tu nhưng cuối đời chưa rời được thế giới sanh diệt và chết không biết về đâu. Đối với người tu, ngày nào chưa thấy được con đường ra khỏi sanh tử thì còn phải nỗ lực tu.
Cửa Không mở ra cho ta thì cửa thế tục đóng lại. Chúng ta xuất gia không làm việc của người thế tục. Tôi nhắc quý Ni trong mùa An cư nên cắt bớt hay cắt hết tất cả duyên vụ và trụ pháp Không để thấy đạo. Không gia công tu, không thể thấy đạo. Duyên vụ là các việc, chúng ta cắt bỏ một lần hay cắt bỏ từng bước. Cắt bỏ một lần là bắt đầu kiết giới An cư, chúng ta từ bỏ mọi việc, không làm. Đức Phật đã huyền ký cho Phật tử và chư Thiên cúng dường người tu. Thực tế cho thấy Tăng Ni nỗ lực tu hành nghiêm túc, chắc chắn Phật tử thường đến cúng dường. Mùa tu mà Tăng Ni đi lang thang, chư Thiên không ủng hộ, Phật tử không cúng dường.
Tu dứt khoát một lần bỏ được tất cả việc thì chóng đắc La hán, tức quả Ưng cúng. Thiết nghĩ những người nhiều đời đã xuất gia thanh tịnh rồi nên tái sanh đời này xuất gia liền được quả Ưng cúng. Họ không làm, chỉ an trụ pháp Phật và đàn việt tự động tìm đến, cúng dường đầy đủ. Chúng ta thường thấy các Hòa thượng, Thượng tọa đạo cao đức lớn được nhiều người cung kính cúng dường; thực tu thực chứng thì thành quả của họ sẽ tồn tại lâu dài. Tu hành thanh tịnh, họ sẽ được cúng dường ngay trong cuộc sống này hoặc ảnh hưởng cho người tu theo cũng được quả Ưng cúng. Chúng ta thấy các tu viện của Hòa thượng Thanh Từ có hàng trăm Tăng Ni không làm gì, nhưng Phật tử cúng dường dư dả, vì họ chuyên tu. Phát tâm tu được quả Ưng cúng liền như vậy. Còn chúng ta không được vậy thì Đức Phật cho phép khất thực, đó là cách sống của người tu. Tuy nhiên, hiện nay vì tu sĩ giả quá nhiều, nên Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo rằng đặc biệt trung mùa An cư không được khất thực. Không khất thực, chúng ta lao động để có đủ sống. Tôi nhắc là chỉ cần đủ sống, đừng làm thêm cho có nhiều tiền của, vì người tu không cần những thứ này. Đức Phật dạy chúng ta tam thường bất túc, ăn mặc ngủ ít để còn thì giờ tu. Chỉ làm đủ, không làm dư. Làm dư là trái ý Phật dạy, Hộ pháp không ủng hộ. Kinh nghiệm riêng tôi, tuy không nhọc công kiếm tiền, nhưng tôi không thiếu bao giờ, còn có dư để giúp người. Có Thầy than rằng phụ bán ở phòng phát hành kinh sách, được trả lương hàng tháng vẫn không có dư. Tôi bảo họ siêng năng lạy Phật, tụng kinh, lo tu, họ cũng không thiếu. Thiết nghĩ trên bước đường tu, theo tôi, không ai bị đói. Còn nỗ lực làm, coi chừng thiếu trước hụt sau, kiếm được hàng triệu đồng mỗi tháng, nhưng vẫn không còn gì. Chỉ lo tu lại có dư để bố thí.
Mùa tu, quý Ni sư không nên bắt chúng làm nhiều. Có làm cũng chỉ làm vừa đủ, việc chính là học giáo lý và thể nghiệm pháp, thành tựu pháp. Vì mùa tu là thời gian dành cho việc thực hành pháp, quán pháp để thấy đúng sự vật và thấy bằng kinh nghiệm sống của mình. Chúng ta đọc giáo lý và rọi giáo lý vô thân tâm để tự điều chỉnh mình, thấy được việc nên làm, việc cần tránh. Chúng ta là đệ tử Phật cần nhìn tấm gương sáng của Đức Phật Thích Ca và theo đó tự sửa mình. Tôi thường lạy Phật, suy nghĩ về Đức Phật, về lời dạy và việc làm của Ngài nên trong lòng tôi có Phật. Đặt Phật ngự trị trong lòng để ác nghiệp không có điều kiện sanh khởi. Đem giáo lý để vào lòng thì bất cứ sanh khởi nào ác đều được pháp Phật rửa sạch. Không áp dụng pháp này khó tiến tu. Lấy pháp Phật rửa tâm nhơ bẩn của chúng ta. Tâm cấu uế phải được rửa sạch và chỉ có người tu mới thực hiện được việc này, người đời không làm được. Vì theo kinh nghiệm, tôi thấy rõ chúng ta không cần ăn, mặc, ở, nên không lệ thuộc gì. Người đời muốn tu cũng còn phải lo vợ con, lo đủ thứ, nên áp dụng pháp này không sống được. Chúng ta lấy pháp Phật rửa sạch lòng trần để tiến bước trên con đường Hiền Thánh. Không làm như vậy, chỉ tu hình thức, bị đọa.
Theo lời Phật dạy, trước nhất chúng ta quán pháp sanh diệt, nghĩa là coi pháp sanh diệt thế gian như giấc mộng. Thật vậy, mọi việc trên cuộc đời ta từng khổ công xây dựng, đến khi nhắm mắt lìa đời đều phải bỏ lại. Nhận thức sâu sắc ý này để tâm chúng ta tách biệt lần với vật chất, không gắn bó với vật chất nữa. Đừng gắn bó tâm với chùa, với người trần tục vì gắn bó với người thế gian thì còn bị tái sanh. Thanh văn nguyện vào Niết bàn, sợ tái sanh không nhớ được túc mạng sẽ quên việc tu hành đời trước. Vua Thuận Trị may mắn gặp Ngọc Lâm quốc sư khai ngộ mới tu được. Vua Trần Nhân Tông hạnh ngộ Phù Vân Thiền sư mới xuất gia được. Tái sanh vào đời độ sanh nhưng không được minh sư khai ngộ sẽ bị đọa. Nên nhớ rằng khi chưa chứng Vô sanh, chúng ta chưa dám nguyện tái sanh mà phải hướng về Niết bàn.
Tất cả pháp hữu vi sanh diệt, ta coi như tạm bợ, có rồi không. Tịnh xá này so với đền đài cung điện của thái tử Tất Đạt Đa hay của vua A Dục thì thấm vào đâu, sau cũng thành mây khói, đáng gì mà bận tâm. Quý Ni sư đừng để tâm kẹt bất cứ thứ gì, của cải vật chất như nhà cửa, ruộng vườn, chùa chiền, tiền bạc, v.v..., những thứ này dễ bỏ và bỏ được mới có thể xuất gia. Đức Phật cũng từ bỏ dễ dàng cung điện, vợ đẹp, con khôn.
Bước thứ nhất, từ bỏ được vật chất và kế đến là điều chỉnh tinh thần. Chúng ta thường nói thất tình lục dục, tức tình cảm con người có bảy thứ tiêu biểu như mừng giận, thương ghét, buồn vui, chiếm giữ. Đó là thế giới tinh thần ảm đạm đen tối phải vứt bỏ trước. Người đã nếm mùi khổ lụy thì họ tu hành dễ từ bỏ vật chất và tình cảm thế nhân. Trái lại, các cô chưa bị khổ lụy thường tưởng cuộc đời trải thảm hoa chào đón mình, nên muốn bước lên. Tôi thấy nhiều Thầy hoàn tục chưa ai nên thân, chỉ khổ chồng thêm khổ. Ta có kinh nghiệm hay thấy bạn rơi vào thảm cảnh ấy, nên tự sợ. Vì vậy trên bước đường tu, chúng ta cắt bỏ thất tình lục dục, nhưng cắt bỏ cái nào trước? Theo kinh nghiệm tôi, cái nào không thích, tôi dễ cắt trước. Nhất định bỏ cái mình không thích. Ai nói xấu, đụng chạm quyền lợi ta, ta không ưa. Không ưa thì sanh sân hận. Như vậy không ưa và sân hận là một. Chúng ta sân là biết mình còn giữ cái không ưa trong lòng. Cái không thích nó cứ đến thì ta tập mặc kệ, bỏ nó ngoài tai, ngoài tầm nhìn của mình; đối trị nó bằng cách thuần quán về Đức Phật. Những cái tôi không thích, tôi tránh mặt; lỡ thấy, coi như không thấy và phải tìm hình ảnh thân thương nhất để nghĩ đến. Người nói xấu, ta không nghe, nhưng ta nghe văng vẳng lời Phật, lời Thầy Tổ và tự thầm đọc bài kệ của Phật, của Tổ phải cảm thấy vui. Đó là pháp tu lấy thiện xóa ác, lấy tốt xóa xấu.
Trên bước đường hành đạo, cần phân biệt rõ là đi với thiện để được an lạc và dứt khoát tách rời ác vì nó làm ta buồn phiền. Lấy thiện đưa vào tâm bằng cách nghĩ đến Phật, Tổ. Dù sống ở trần tục, nhưng tâm ở cõi Thánh để không đau khổ. Chúng ta không nghe, không thấy, không nghĩ, thì dù kẻ ác nói gì, chúng ta cũng không biết, giống như nhập Diệt tận định vậy.
Phật dạy Tỳ kheo đối với việc chướng tai gai mắt thì chỉ nên thấy bằng mắt, nghe bằng tai, nhưng không thấy bằng ý, bằng tâm. Thấy bằng mắt là cái thấy chung chung, thoáng qua nên ta không biết. Thấy bằng ý là có để ý mới thấy biết. Người tu tập thấy bằng tâm, thí dụ khi nhìn vật hay người, nhưng ta không ý thức về họ vì tâm đang nghĩ đến Phật, đến thế giới Phật hay cảnh giới chư Thiên; vì vậy việc xấu không tác động tâm ta được.
Phật dạy chúng ta an trụ Lục niệm, tức nghĩ đến Phật, Pháp, Tăng thanh tịnh, đến giới luật cần giữ gìn, đến bản thể sự vật để sống đúng quy luật. Được như vậy dù còn sống trên đời nhưng lòng rất thanh thản, không phải trái hơn thua và mãn duyên, ta về với Phật. Như vậy, nghĩ đến thế giới Phật để tiêu trừ ác nghiệp, đoạn sân hận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đoạn được tâm sân hận coi chừng lại rơi vào tâm tham chấp Niết bàn, Cực Lạc, Thiền định. Đương nhiên, không còn tham ngũ dục, nhưng còn tham chấp vào pháp mà ta chứng được. Thật vậy, gặp việc không vừa ý, ta bực tức nên phải an trụ cái chúng ta vừa ý; từ đó sanh ra tham chấp cái mình vừa ý. Hoặc ta có người thân thương nên chấp vô họ là bạn.
Dù là kẹt Phật, Bồ tát hay Thánh nhân cũng không được giải thoát. Gặp việc vừa ý sanh tham, gặp bất mãn sanh giận, nên bước thứ hai là gặp điều vừa ý hay tất cả tốt lành trên cuộc đời, chúng ta cũng tập bỏ, vì biết rằng tốt hay xấu cũng hoàn Không. Thành tựu được pháp xả bỏ mọi việc tốt xấu, thuận nghịch đến với ta thì chứng được pháp Không, giải thoát; nghĩa là vào được cửa Không môn, giải thoát môn, mới là cửa đạo. Không qua cửa này, làm gì cũng tiếp tục bị đọa, tu suốt đời không giải thoát. Là đệ tử xuất gia, chúng ta nhất định phải đạt được giải thoát và cuối cùng là đạt sanh tử tự tại. Phật dạy rằng vị La hán sống chết tùy ý họ. Muốn chết, họ dùng lửa chánh định, tức tập trung đi vào chánh định, bỏ xác không hay.
Tóm lại, trên bước đường theo dấu chân Phật, người tu hành đúng pháp bước qua được cửa giải thoát thứ nhất, tâm sẽ ung dung tự tại, không lo buồn, tính toán hơn thua, nhưng không ai làm gì được họ. Chứng được pháp Không, tâm hoàn toàn bình thản trước mọi vui buồn vinh nhục. Tâm an lạc sẽ tác động cho thân cũng được an theo, tức thân không bệnh hoạn. Thân tâm người tu đều giải thoát tự tại thì dù chưa làm gì, người nhìn thấy cũng được an vui và phát tâm đi theo con đường Phật dạy. Thành quả nhất định ấy là tu chứng căn bản của người đệ tử xuất gia. Tôi mong rằng quý Ni sẽ thể nghiệm pháp Phật thành công ngay trong đời này.
(Bài giảng tại trường hạ tịnh xá Ngọc Phương, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, ngày 9-8-2001)